Hôm nay World Cup 2010 sẽ khaimạc, sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh lần đầu tiên diễn ra tại châu Phi đangthu hút hàng tỉ người hâm mộ. Nhưng không chỉ là bóng đá, đây còn là cơ hội đểlục địa đen xóa đi những định kiến về chính mình.

Nếu được rảo bước trên đường phốCape Town những ngày này, đập vào mắt bạn sẽ là những sắc màu rực rỡ của WorldCup với cờ, hoa, băng rôn, áo đấu và cả những chiếc kèn vuvuzela. Lễ hội đangđến gần, rất gần. Với Nam Phi, đây không chỉ dịp để đội bóng của họ được góp mặttại sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh ngay trên sân nhà mà chính là lúc để họkhẳng định mình.

World Cup 2010 nơi khát vọng châu Phi lên tiếng

Ngày hội bóng đá tại Nam Phi đã sục sôi  

Cách đây 6 năm khi FIFA công bốnước chủ nhà của World Cup 2010 đã không ít lời bàn tán, hoài nghi. Nhưng giờđây tất cả những ai tuyên bố các SVĐ không thể được hoàn thành đúng hạn, rằngNam Phi không đủ tiền tổ chức, rằng sẽ không ai mua vé xem World Cup hẳn sẽ phảithấy thẹn thùng.  

Hơn 90% vé xem World Cup đã đượcbán và con số FIFA dự báo là 98%, hàng trăm nghìn bè bạn năm châu đang nô nứcđến với Nam Phi và được chào đón nồng hậu. Còn gì có thể tuyệt vời hơn với mảnhđất từng bị xem là thành trì của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, của đói nghèo vàbệnh tật.

World Cup 2010 nơi khát vọng châu Phi lên tiếng

Nam Phi - lá cờ đầu của châu Phi tại World Cup

16 năm năm về trước NelsonMandela đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủnghĩa apartheid. Ngay trong lời tuyên thệ ông tuyên bố Nam Phi không còn là “nơiđáng khinh của thế giới” mà sẽ là một “quốc gia cầu vồng”, nơi mọi người dân vớimọi màu da, sắc tộc chung sống hòa bình. 

Một năm sau ông kêu gọi mọi ngườidân, bất kể da trắng hay da màu cổ vũ cho ĐT bóng bầu dục, môn thể thao ưa thíchcủa những người Nam Phi gốc châu Âu. Kết quả là năm đó đội tuyển của họ lên ngôiVĐTG, một chiến thắng mà năm ngoái đã được dựng thành phim “Invictus”, biểutrưng cho chiến thắng của tinh thần đoàn kết dân tộc.  

Tại World Cup lần nay, người NamPhi cũng đang mong chờ một cơn địa chấn tương tự với bóng đá, môn thể thao sốmột của những người da màu. Có thể ít ai dám mong chờ vào ngôi vị cao nhất nhưnghọ tin rằng sự kiện này, diễn ra tại mảnh đất này đã là một chiến thắng lớn.  

Có nhiều điều giá trị hơn nhiềunhững con số trên bảng tỉ số. Đó là vị thế dân tộc, là cơ hội trình diễn với nămchâu những bản sắc văn hóa và tiến bộ xã hội sau thời gian dài chìm trong tămtối. Đó còn là khát vọng về một sự khẳng định mình thể hiện bằng những SVĐ hoànhtráng bậc nhất thế giới, cùng công tác tổ chức chu toàn. 

Các nhà sử học, chính trị gia vàcả cầu thủ đều khẳng định, ngay khi trái bóng World Cup bắt đầu lăn sẽ là cộtmốc trọng đại trong lịch sử Nam Phi, cũng như lịch sử bóng đá thế giới. Lần gầnđây nhất đất nước này được chú ý nhiều như hiện này là vào 1990 khi người anhhùng dân tộc, nhà lãnh đạo cuộc đấu tranh vì nhân quyền của người da màu NelsonMandela bước ra khỏi trại giam sau 27 năm tù đày. 

World Cup 2010 nơi khát vọng châu Phi lên tiếng

Những SVĐ hoành tráng biểu tượng cho một Nam Phi đang cất cánh

Khi đó chắc hẳn khó ai dám tinrằng đất nước này sẽ tránh được một cuộc nội chiến, chứ chưa nói gì đến pháttriển thịnh vượng và đăng cai World Cup chỉ 20 năm sau đó. Đây chính là minhchứng hùng hồn không chỉ cho sự phát triển của Nam Phi mà còn là sự chuyển mìnhcủa cả lục địa đen.  

Đúng như Tổng thống Nam Phi JacobZuma nói: “Đây chính là cơ hội lớn nhất và duy nhất chúng ta có để chứng minhsự đa dạng và tiềm lực của mình với thế giới. Chúng ta phải bước tới và kể chobè bạn nghe câu chuyện của một lục địa vẫn luôn trường tồn”.  

Vậy nên hãy cháy hết mình đi NamPhi! Hãy cho cả thế giới thấy những nét đặc sắc nhất của đất nước mình. Hãy kểcho bạn bè quốc tế nghe cậu chuyện cổ tích có thật của Nam Phi để tất cả đượcngưỡng mộ, được khâm phục. “Ke Nako!” - “Giờ G đến rồi!”. 

Theo Thanh Tùng
Dân Trí