Bộ Y tế phát cảnh báo bệnh dại

Theo Bộ Y tế, số người mắc bệnh dại trong 2 tháng đầu năm nay cao gấp đôi so với cùng kỳ 2023.

Bộ Y tế phát cảnh báo bệnh dại-1
Số người bị bệnh dại do chó cắn tăng đột biến trong 2 tháng đầu năm 2024. Ảnh minh họa: Animalbliss.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa phát thông tin cảnh báo tình hình dịch bệnh dại trên cả nước.

Cơ quan này cho biết năm nay, tình hình bệnh dại tiếp tục gia tăng đột biến, chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp).

Các tỉnh thành có số ca tử vong do dại nhiều gồm:

Bộ Y tế phát cảnh báo bệnh dại-2


Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong. Đặc biệt, gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh dại có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày. Nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.

Dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh, tỷ lệ tử vong rất cao, gần như 100%.

Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong là dại trên người là bị động vật nghi dại cắn, không tiêm phòng huyết thanh kháng dại và không tiêm vaccine phòng dại hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định.

Cục Y tế dự phòng nhận định công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo, tỷ tiêm vaccine phòng dại trên động vật còn thấp, chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo, có nơi chỉ đạt khoảng 10%.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông phòng, chống bệnh dại vẫn còn hạn chế dẫn đến tình trạng chủ quan lơ là trong việc tiêm vaccine, nhất là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới, bởi tỷ lệ tiêm vaccine phòng dại trên tổng đàn chó, mèo còn thấp, công tác quản lý đàn chó, mèo còn hạn chế.

Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo.

Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Sau đó, rửa vết thương bằng cồn 70% hoặc cồn iod, không băng kín vết thương. Đưa người bị cắn đến ngay cơ sở y tế.

Không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị bệnh dại.

Hướng dẫn cho trẻ em cách phòng tránh và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo cắn.

 

Theo Tạp chí tri thức

Xem link gốc Ẩn link gốc https://znews.vn/bo-y-te-phat-canh-bao-benh-dai-post1464860.html?fbclid=IwAR1Y8yB-OIwfll8RK5JEDujZoJdyA30oHi4zvx6vx2WpiWRUMsXC1sL1NOA

bệnh dại


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.