Cả đời còng lưng: Tiền ngàn đô mỗi tháng, đốt trong một giờ

Kiếm hàng chục triệu mỗi tháng, một số người trở nên giàu có nhưng không ít cửu vạn vùng biên lại trượt dài trong tệ nạn ma túy, cờ bạc...

Kiếm hàng chục triệu mỗi tháng, một số người trở nên giàu có nhưng không ít cửu vạn vùng biên lại trượt dài trong tệ nạn ma túy, cờ bạc...

Cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn) là “điểm nóng” tập trung nhiều lao động nghèo từ các tỉnh thành về mưu sinh. Họ làm đủ các nghề như bán hàng, xe ôm… nhưng phần đông là tham gia vào các đội cửu vạn.

Có thời điểm, đội cửu vạn này lên tới cả nghìn người. Họ tập hợp khoảng 8 - 10 người cùng thuê một phòng 15 m2 trong các xóm trọ xập xệ lấy chỗ ngả lưng.

Cả đời còng lưng: Tiền ngàn đô mỗi tháng, đốt trong một giờ-1

Một khu xóm trọ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).

Dù công việc vất vả, nguy hiểm nhưng họ vẫn bất chấp vì thu nhập từ công việc này không hề nhỏ. Nhiều cửu vạn khẳng định mỗi tháng họ có thể dắt túi 18 - 20 triệu đồng, thậm chí có thể lên đến 30 triệu đồng.

8 giờ sáng, tại khu vực một dãy trọ gần chùa Tân Thanh, đập vào mắt chúng tôi là khung cảnh nhếch nhác và mùi ẩm mốc.

Cánh cửu vạn dường như vừa trải qua một đêm trắng kiệt sức nên vẫn trùm chăn ngủ.

Nhiệt độ ngoài trời giảm xuống 10 độ C, lạnh thấu xương nhưng bên trong phòng trọ lụp xụp lợp mái tôn xi măng, họ chỉ trải tấm chiếu mỏng manh xuống nền đất nằm.

Cả đời còng lưng: Tiền ngàn đô mỗi tháng, đốt trong một giờ-2

Cận cảnh con đường mòn các cửu vạn thường cõng hàng qua biên giới.

Cửu vạn Nam (SN 1990) nhìn chúng tôi lạ lẫm rồi hỏi: “Mới xuống à? Trọ ở đâu?”. Khi chúng tôi giới thiệu lên đây tìm việc, anh bắt đầu cởi mở hơn.

Người đàn ông này cho biết đi làm cửu vạn còn sướng hơn ở nhà cày ruộng, quanh năm vất vả nhưng không đủ ăn.

Tham gia vào thị trường “bán” sức lao động ở vùng biên hơn 5 năm, Nam thừa nhận, kinh tế gia đình anh khấm khá, có thể xây nhà, mua xe máy cũng đều từ công việc này.

Mỗi tháng Nam làm được bao nhiêu đều gửi tài khoản ATM chi tiêu riêng, chỉ gửi về cho vợ, con khoảng 10 triệu đồng.

Anh chia sẻ có trường hợp cửu vạn lên đây làm, ăn uống kham khổ, tiết kiệm gửi tiền cho gia đình.

Sau vài năm, muốn “nghỉ hưu”, về nhà kinh doanh thì người này chết điếng khi thấy vợ ôm tiền chạy theo người tình mới.

Cả đời còng lưng: Tiền ngàn đô mỗi tháng, đốt trong một giờ-3

Công việc cõng hàng giúp nhiều số phận đổi đời nhưng phía sau đó, không ít người vướng vào tệ nạn.

Theo Nam, nhờ nghề này, không ít người giàu lên nhanh chóng nhưng cũng từ đây nhiều cửu vạn sa vào con đường nghiệp ngập sau những lần đi hàng.

“Em vào bãi có thể gặp đầy người nghiện. Giữa đường cõng hàng, lên cơn "vật thuốc", họ tạt vào một bụi cây tiêm cho nhau.

Ai không vững lòng, bị rủ rê, lôi kéo dùng thử, vài lần là dính. Nhìn những người đấy có thể nhận ra ngay vì mặt mũi họ xám xịt, tay đầy vết tiêm chích", Nam tiết lộ.

Cả đời còng lưng: Tiền ngàn đô mỗi tháng, đốt trong một giờ-4

Các cửu vạn chơi bài trong một phòng trọ

Vẫn theo lời anh Nam, nhìn qua tưởng vùng biên chỉ có mấy quán hàng sơ sài nhưng thực tế ở đây không hề thiếu các địa điểm karaoke trá hình.

“Anh em tôi xa nhà, buồn chán là rủ nhau đi nhậu nhẹt, làm vài cút rượu. Men say ngà ngà, tất cả kéo đến quán karaoke có đào hát, tay vịn. Mỗi lần khách bo vài trăm nghìn, đi “vui vẻ” chỉ khoảng vài trăm nghìn đến 1 triệu đồng. Số tiền tùy vào "tàu nhanh" hay chậm”, Nam nói.

Bên cạnh đó, chiếu bạc là địa điểm nhiều cửu vạn tìm đến để "nướng" những đồng tiền mình vất vả kiếm được.

“Ngồi chiếu bạc vài giờ là mấy chục triệu đi sạch, hết lại vay. Chỉ cần có nhu cầu là chủ sòng cho người mang tiền đến”, cửu vạn sinh năm 1990 kể tiếp.

Cả đời còng lưng: Tiền ngàn đô mỗi tháng, đốt trong một giờ-5

Một cửu vạn vào quán nước ven đường nghỉ ngơi sau giờ bốc hàng

Không tham gia vào các cuộc sát phạt đỏ đen nhưng cửu vạn tên Thành (SN 1974, quê ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa) cho biết, anh và “đồng nghiệp” thỉnh thoảng rủ nhau lên quán bar. Chi phí cho mỗi lần xả hơi đó đều được chia đều theo đầu người.

Anh cho biết không ít cửu vạn kiếm được đồng nào đốt sạch đồng đó, cuối tháng phải ngửa tay đi vay.

Trong quán nước nhỏ ven đường, Minh (SN 1982, chủ quán) khẳng định, cửu vạn nào cõng được cả trăm kg hàng đều dùng vài “bi” hàng trắng.

Thứ hàng cấm đó giúp họ khỏe hơn, chống lại cơn buồn ngủ ập đến giữa đêm và cái gió rét buốt trong rừng thẳm.

Ông Hoàng Văn Thảo - Phó chủ tịch UBND xã Tân Thanh cho biết:

Địa bàn biên giới Tân Thanh phức tạp, là nơi tập trung đông người đến kinh doanh buôn bán.

Bên cạnh số “tạm trú ổn định”, có đăng ký nơi ở, sinh sống bằng việc buôn bán nhỏ lẻ ở chợ cửa khẩu, bán hàng rong thì một lượng lớn người dân lên đây làm cửu vạn. Phần lớn họ không đăng ký tạm trú với các cơ quan chức năng.

*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.

Theo VietNamNet


vùng biên

cửu vạn

xe ôm


Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.