Khi nào sẽ kết thúc đợt nắng nóng gay gắt "như chảo lửa" ở Hà Nội và các tỉnh?

Theo đại diện Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự kiến từ đêm 23/6 khu vực Bắc Bộ, trong đó gồm Hà Nội có thể có mưa dông vào vào đêm và sáng sớm.

Theo đại diện Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự kiến từ đêm 23/6 khu vực Bắc Bộ, trong đó gồm Hà Nội có thể có mưa dông vào vào đêm và sáng sớm.

Trao đổi với PV vào sáng 22/6, đại diện Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho hay, trong ngày hôm qua 21/6, tại thủ đô Hà Nội, các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến trong khoảng từ 36-39 độ, có nơi trên 39 độ.

Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ, có nơi trên 41 độ. Nhiều người dân đi ngoài đường vào các giờ buổi trưa, chiều đã có cảm giác "nắng như chảo lửa".

Theo các chuyên gia của Trung tâm, dự báo, trong ngày hôm nay 22/6, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây mở rộng về phía Đông Nam với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng Phơn mạnh nên các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ, có nơi trên 40 độ.

Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ, có nơi trên 41 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-18 giờ.

Đối với khu vực Bắc Bộ, đến ngày 23/6 nhiệt độ giảm nhẹ nhưng vẫn đạt ngưỡng nắng nóng 35-37 độ, có nơi nắng nóng gay gắt trên 38 độ.

Khi nào sẽ kết thúc đợt nắng nóng gay gắt như chảo lửa ở Hà Nội và các tỉnh?-1

Từ ngày 26-28/6, mưa giảm, nắng nóng quay trở lại với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-37 độ.

Từ ngày 24-26/6, thời tiết chuyển nhiều mây hơn, nắng nóng chấm dứt, tuy nhiên trời oi nóng với nhiệt độ cao nhất khoảng 32-35 độ.

Bắc Bộ có mưa dông, vùng núi có mưa to đến rất to, trong cơn dông có khả năng kèm theo lốc, mưa đá và gió giật mạnh vào các đêm 23/6, 24/6 và 25/6.

Trong thời gian này trên các sông suối ở vùng núi phía Bắc có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 1m-3m; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi (đặc biệt là các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng), ngập lụt vùng trũng thấp ở khu vực trên.

Đối với khu vực Trung bộ, theo ông Trần Hồng Thái, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Khí tượng thủy văn, nắng nóng đã kéo dài suốt từ ngày 3/6 tới giờ và tiếp tục nắng nóng diện rộng đến hết tháng 6.

Trong đó, các ngày từ ngày 22-28/6, ở Bắc và Trung Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 37- 40 độ, có nơi trên 40 độ.

Tuy nhiên trong các ngày 24-25/6 nắng nóng có dịu hơn, chiều tối có mưa dông vài nơi; các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ có nắng nóng với nền nhiệt độ phổ biến 34-37 độ.

Với riêng khu vực Hà Nội, theo đại diện Trung tâm, trong ngày 22/6, Hà Nội có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-39 độ, có nơi trên 40 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-18 giờ.

Đến ngày 23/6 nhiệt độ giảm nhẹ nhưng vẫn đạt ngưỡng nắng nóng 35-37 độ, có nơi nắng nóng gay gắt trên 38 độ.

Từ ngày 24-26/6, thời tiết chuyển nhiều mây hơn, nắng nóng chấm dứt, tuy nhiên trời oi nóng với nhiệt độ cao nhất khoảng 32-35 độ. Mưa dông có khả năng xảy ra vào đêm và sáng sớm, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.

Từ ngày 26-28/6, mưa giảm, nắng nóng quay trở lại với nền nhiệt độ phổ biến 35-37 độ.

Ngày 23/6 nhiệt độ giảm nhẹ nhưng vẫn đạt ngưỡng nắng nóng 35-37 độ, có nơi nắng nóng gay gắt trên 38 độ.

Từ ngày 24-26/6, thời tiết chuyển nhiều mây hơn, nắng nóng chấm dứt, tuy nhiên trời oi nóng với nhiệt độ cao nhất khoảng 32-35 độ. Mưa dông có khả năng xảy ra vào đêm và sáng sớm, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.

Từ ngày 26-28/6, mưa giảm, nắng nóng quay trở lại với nền nhiệt độ phổ biến 35-37 độ.

Các chuyên gia của Tổng Cục Khí tượng thủy văn cảnh báo, do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt kéo dài trong những ngày tới kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ.

Ngoài ra, nắng nóng có tác động và gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Trong 2 ngày tới chỉ số tia UV ở thành phố Hà Nội, Đà Nẵng có giá trị từ 8-10 ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Theo Trí thức trẻ


nắng nóng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.