- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Kỷ vật cuối cùng của đại tá công an khiến người phụ nữ rơi nước mắt
Câu chuyện phía sau chiếc áo len cũ sờn của đại tá công an tặng sinh nhật mẹ khiến bà Hồng cảm động.
Câu chuyện phía sau chiếc áo len cũ sờn của đại tá công an tặng sinh nhật mẹ khiến bà Hồng cảm động. Bà dành 2 ngày cẩn thận sửa lại chiếc áo, đợi vị khách đó quay lại lấy nhưng...
Lớp trẻ ngày nay ít người biết về nghề sang sợi, mạng quần áo. Tuy nhiên với những thế hệ trước, nghề này không phải xa lạ. Nó tồn tại từ rất lâu, gần như một nét văn hóa đặc trưng ở Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Hồng (SN 1952 - ngõ Thanh Miến, Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, nghề sang sợi, mạng quần áo là vá những vết rách, hư hỏng trên trang phục gần như mới.
Tất cả các công đoạn hoàn toàn được làm thủ công bằng tay, không nhờ đến máy móc hỗ trợ. Đặc biệt, cái giỏi của người thợ là làm sao cho vết sửa đó không bị lộ. Đồ nghề cũng không quá cầu kì, chỉ một hộp kim đủ kích cỡ, các loại chỉ màu khác nhau và kim đan len là đủ kiếm sống.
Trung bình giá mạng, sang sợi từ 15.000 đến 20.000 đồng/cm2. Sửa một bộ veston bị hỏng, rách nhiều tiền công có khi lên đến hàng trăm nghìn đồng.
Mỗi ngày bà Hồng nhận sửa khoảng chục chiếc quần, áo, thu nhập cũng được vài trăm nghìn/ngày.
Bà Hồng đang mạng lại chiếc áo len cho khách hàng. Ảnh: Hải Phong
Đều đặn, 7 giờ 30 sáng hàng ngày, người phụ nữ trung tuổi, mái tóc điểm bạc, đeo kính ngồi trước cửa nhà, chăm chú sửa chữa lại những bộ quần áo cũ.
Đồ nghề của bà Hồng. Ảnh: Hải Phong
Bà kể, năm 1979 khi về làm dâu, bà được học nghề này từ mẹ chồng. Thời Pháp thuộc, mẹ chồng bà là cụ Tạ Huệ Diệp (một phụ nữ gốc Hà Nội) được bà sơ dạy cho nghề may vá.
Sau đó, cụ Diệp xin vào làm tại tiệm sửa quần áo của người Hoa. Nhờ sự khéo léo, thông minh, cụ sớm tiếp thu được sự tinh tế, tỉ mỉ trong việc sửa chữa quần áo. Khi tay nghề thành thục, cụ Diệp tự mở một cửa hàng riêng.
Khách hàng tìm đến phần lớn là người khá giả. Từ người Việt cho đến các ông tây, bà đầm cũng mang quần áo, váy vóc đến nhờ cụ Diệp sửa chữa giúp.
Thấy tôi thắc mắc, bà Hồng mỉm cười, giải thích: “Tôi nghe mẹ chồng kể, ngày xưa người nghèo quần áo rách thì tự khâu lại, chỉ nhà giàu hay mặc quần áo đẹp họ mới có điều kiện mang đến thợ sửa. Quần áo đẹp cũng thuộc hàng hiếm nên khi đồ bị rách, thủng họ đi sửa, chứ ít khi vứt đi".
Cuộc sống ngày nay khấm khá hơn, điều kiện vật chất đủ đầy, mọi người mua đồ hiệu, đồ đắt tiền mặc. Tuy nhiên bất kể thời kỳ nào, nghề này cũng mang lại khoản thu nhập đáng kể, giúp gia đình bà đủ duy trì, trang trải cuộc sống.
Việc sang sợi, mạng quần áo được làm hoàn toàn bằng tay. Ảnh: Hải Phong
Người phụ nữ sinh năm 1952 hóm hỉnh ví von: “Nghề của tôi ngoài sửa quần áo cũ, đôi khi còn giúp lưu lại cả ký ức cho mọi người. Bởi nhiều khách hàng đến đây sửa đồ không phải về mặc mà họ sửa những kỷ vật mà người thân quá cố của mình để lại. Như câu chuyện cụ bà 80 tuổi ở Khâm Thiên (Hà Nội) cách đây 2 tháng, khiến tôi vô cùng xúc động”.
Bà Hồng bồi hồi nhớ lại ngày hôm ấy, ngoài trời dù mưa khá to nhưng cụ bà vẫn đội áo mưa đến. Người đó đưa cho bà Hồng chiếc áo len màu nâu, đã sờn hết chỉ, bạc màu, nhiều chỗ đã bị gián cắn thủng. Nhìn chiếc áo cũ quá, bà Hồng khuyên khách đừng sửa vì tiền công cao, có khi bằng chiếc áo mới. Giọng run run, vị khách lớn tuổi bảo bà hết bao nhiêu tiền sửa cũng đồng ý.
Cụ bà tâm sự, đó là chiếc áo mà con trai bà tặng sinh nhật mẹ cách đây gần 20 năm. Con trai bà là đại tá công an, mới mất cách đây mấy tháng vì ung thư. Trong lúc dọn đồ, bà thấy chiếc áo được con trai gấp ngay ngắn trong tủ từ bao giờ. Tuy bị hỏng nhưng bà không muốn vứt đi vì dẫu sao đó cũng là kỷ vật của con trai để lại.
Nghe khách tâm sự, bà Hồng rưng rưng rơi nước mắt. Trong hai ngày, bà cố gắng sửa chiếc áo đó sao cho đẹp nhất có thể. Nhưng bà đợi mãi vẫn không thấy khách quay lại lấy. Bà đành gọi theo số điện thoại khách lưu lại. Người phía đầu dây cho biết, bà cụ đang ốm nằm liệt giường.
Người thợ sửa quần áo sinh năm 1952 quyết định mang chiếc áo đến bệnh viện cho bà cụ. Ôm chiếc áo trong tay, bà cụ mấp máy môi như muốn nói lời cảm ơn.
Cứ như vậy, gần 40 năm qua đôi bàn tay của bà thoăn thoắt đưa kim theo những vui buồn của cuộc sống, vá lại những ký ức đặc biệt cho mọi người bằng đường kim, mũi chỉ.
Cửa tiệm nhỏ của bà Hồng ngày nào cũng có khách qua lại, sửa chữa quần áo. Phần lớn là các vị khách lớn tuổi, sửa đồ ở chỗ bà từ thời bao cấp. Ảnh: Hải Phong
Vẫn theo lời bà Hồng, quần áo khách mang đến sửa có đủ loại từ kaki, jean cho đến len, lụa, gấm, veston và đầm dự tiệc. Trong đó, chất liệu sửa khó và kỳ công nhất có lẽ là vải lụa và tơ tằm - hai chất liệu mềm, mỏng. Chỉ cần sơ sẩy có thể làm hỏng nặng hơn.
Để sửa một chiếc áo bằng tơ tằm, bà phải dành cả ngày, cầu kỳ từng đường kim mới sửa hoàn thiện xong. Khi nhận được đồ sửa chữa ưng ý, đẹp mắt khách hàng thường rất hài lòng. Thỉnh thoảng, dịp lễ Tết họ thường mang tặng bà chiếc bánh chưng, cân giò lụa thay lời cảm ơn.
Bà chia sẻ thêm, nhiều năm về trước cửa tiệm của bà cũng từng được NSND Trung Đức và nhạc sĩ quá cố Thanh Tùng (tác giả của các ca khúc Lối cũ ta về, Con kênh xanh xanh) ghé qua sửa đồ.
Bên cạnh những niềm vui đó bà cũng không ít lần gặp phải chuyện bực mình khi gặp khách hàng "củ chuối".
“Làm dâu trăm họ, mỗi người một ý. Nhiều người nghĩ mang đồ đến chỗ tôi sẽ sửa được mọi vết rách trên áo hoàn hảo như mới. Nhưng điều đó phải phụ thuộc vào vết to hay nhỏ. Vết nhỏ có thể làm được nhưng vết to quá tôi sẽ cố gắng sửa sao cho vừa mắt, không bị lộ đường kim, mũi chỉ”, bà cho biết.
Tâm trạng bức xúc bà kể về một cô gái, cỡ tuổi con bà, đến sửa chiếc đầm đắt tiền. Chiếc đầm bị vết rách to bằng bàn tay.
Bà trao đổi, sẽ lấy miếng vải may viền vào sau đó đính cườm che đi đường chỉ. Cô gái đồng ý, bà bắt tay vào làm. Nhưng khi nhận đồ, cô gái cho rằng bà Hồng sửa không đúng ý rồi buông lời nặng nề, bắt bà sửa lại.
Sau khi tỏ thái độ khó chịu, cô gái ném tiền xuống rổ đựng kim chỉ của bà rồi bỏ đi. Bà liền chạy theo, trả lại cô gái số tiền đó. bà nói: "Tôi kiếm đồng tiền chân chính, chứ không đi ăn xin. Mấy đồng này trả lại cháu. Coi như tôi giúp".
Theo VietNamNet
-
Bão Yagi - Bão số 3Xã hội15 phút trướcBão số 3 đang trút xuống Hà Nội những cơn mưa lớn kèm theo gió giật mạnh. Trên khắp các con phố, người đi đường phải vật lộn với sức mạnh của gió, người dân chật vật từng bước di chuyển.
-
Bão Yagi - Bão số 3Xã hội23 phút trướcTheo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, tính đến 17h ngày 7/9, do ảnh hưởng của bão số 3 đã có 4 người chết (Quảng Ninh ghi nhận 3 người, Hải Dương có 1 người) và 78 người khác bị thương (Quảng Ninh có 58 người, Hải Phòng ghi nhận 20 người).
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự1 giờ trước16h chiều 7/9, bão số 3 Yagi đã ảnh hưởng rõ rệt ở Hà Nội, nhiều thời điểm có mưa lớn kèm theo gió giật mạnh khiến người đi xe máy không thể di chuyển, đành cố gắng đứng giữa đường giữ xe nhằm tránh ngã, đổ.
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự1 giờ trướcTrong khi bão số 3 Yagi vào tới Quảng Ninh, Hải Phòng thì nhiều cây xanh và nhà mái tôn trên đường phố Hà Nội cũng bị đổ, sập. Lực lượng chức năng có mặt kịp thời dọn dẹp để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự2 giờ trướcPhó Thủ tướng đánh giá bão số 3 là cơn bão rất mạnh, vì vậy các địa phương ven biển phải duy trì cấm đường, hạn chế tối đa người dân ra khỏi nhà đến sau 20h.
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự2 giờ trướcĐầu giờ chiều nay, bão số 3 đổ bộ vào đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng với sức gió mạnh nhất cấp 13, giật cấp 16. Gió bão đã quật đổ nhiều cây lớn tại TP Hạ Long.
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự2 giờ trướcTheo ghi nhận ban đầu sau khi bão số 3 đổ bộ, tại Quảng Ninh đã có nhiều ngôi nhà bị tốc mái, cây gãy đổ la liệt, tàu bị chìm, nhiều khu vực mất điện và sóng di động...
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự3 giờ trướcDo ảnh hưởng của bão số 3, hàng loạt cây ở khu du lịch tại Hạ Long (Quảng Ninh) gãy đổ. Cơ quan chức năng đã có lệnh cấm tất cả phương tiện di chuyển qua cầu Bãi Cháy.
-
Xã hội4 giờ trướcNgoài việc dùng bao cát để ngăn gió bão thổi tốc mái, người dân còn sáng tạo nhiều cách độc đáo khác để gia cố nhà cửa, bảo vệ tài sản trước khi bão số 3 đổ bộ.
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự4 giờ trướcDự báo, cơn bão số 3 (bão YAGI) sẽ đổ bộ vào miền Bắc trong vài giờ tới, Hà Nội và các tỉnh sẽ xảy ra mưa to và gió giật mạnh, đi kèm với hiện tượng sét đánh… Để đảm bảo an toàn Công an TP Hà Nội đưa ra khuyến cáo người dân nhằm đảm bảo an toàn, tránh xảy ra tai nạn khi đi ra đường.
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự4 giờ trướcBão số 3 đã vào đất liền nước ta theo một kịch bản ít mong đợi nhất, bão giữ cường độ mạnh tới cấp 13, giật cấp 16. Vùng đổ bộ dịch nhẹ về phía nam khiến đồng bằng Bắc Bộ, nơi đông dân và địa hình bằng phẳng sẽ chịu tác động nặng nề hơn.
-
Thời sự4 giờ trước"Nạn nhân tử vong do bị cây đổ đè trúng quê ở Thanh Hóa, ra Hà Nội để chuẩn bị đi xuất khẩu lao động", lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt thông tin.
-
Thời sự5 giờ trướcĐang ăn cơm thì nôn ói, cháu K. bị Nguyễn Ngọc Duyên (SN 2003, là trẻ khuyết tật, đang được nuôi dưỡng tại 57 Trần Nhật Duật) đạp nhiều lần vào vùng bụng, lưng.
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự5 giờ trướcMưa to kèm gió mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 khiến hàng chục xe máy đi trên đường Hà Nội bị quật ngã.