- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người phụ nữ vượt lên nghịch cảnh với đôi chân diệu kỳ
Đôi tay bị dị tật bẩm sinh, nhìn bà Quế thoăn thoắt dùng đôi bàn chân nhặt rau, vo gạo, nấu cơm… chúng tôi thấy được sự nỗ lực phi thường của người phụ nữ này.
Đôi tay bị dị tật bẩm sinh, nhìn bà Quế thoăn thoắt dùng đôi bàn chân nhặt rau, vo gạo, nấu cơm… chúng tôi thấy được sự nỗ lực phi thường của người phụ nữ này.
Với đôi chân của mình, bà Quế làm đủ mọi công việc. Ảnh: Huyền Chi
Tuổi thơ dữ dội
Cái tên Hồ Thị Quế đã không còn xa lạ với người dân thôn Đồng Hy (xã Ninh Hòa, huyện Ninh Giang, Hải Dương) từ nhiều năm nay. Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, qua rất nhiều con ngõ ngoằn ngoèo, chúng tôi tìm được căn nhà cấp 4 nơi bà Quế đang sinh sống.
Sau tiếng gọi cổng, giọng một phụ nữ đáp lại từ bên trong ngôi nhà, rồi bà Quế nhanh chóng ra mở cổng. Bà Quế dùng chân gỡ then cài cổng, mở cổng một cách thuần thục rồi mời khách vào chơi.
Trước mắt chúng tôi là người phụ nữ nhỏ nhắn với nước da ngăm đen, khuôn mặt khắc khổ, mái tóc được cắt ngắn nhưng luôn nở nụ cười tươi, còn đôi tay hơi còng về phía sau do dị tật từ nhỏ.
Chúng tôi bất ngờ bởi căn nhà nhỏ của bà Quế vô cùng sạch sẽ và ngăn nắp. Căn nhà chỉ rộng hơn chục mét vuông nhưng như bà Quế mô tả thì “tổ ấm” của mình đầy đủ mọi thứ của một ngôi nhà thôn quê. Trước mặt là mảnh sân trồng một vài cây ăn quả, dưới tán cây đàn gà đang bới đất tìm thức ăn. Ngay cạnh sân là cái ao nhỏ với vài ba cây dừa. Cạnh nhà là căn bếp nhỏ và sau nhà là mảnh vườn nhỏ trồng một số loại rau.
Ít ai biết rằng, đằng sau nụ cười lúc nào cũng nở trên môi bà Quế là cả một câu chuyện dài đầy nước mắt và khổ đau. Bà vốn là em út trong gia đình có 5 anh chị em. Tuy nhiên, bà không may mắn như các anh chị của mình. Từ khi sinh ra, bà Quế đã bị bại liệt. Căn bệnh quái ác ấy khiến hai tay bà “khoèo” theo cơ thể và chẳng thể hoạt động được một cách bình thường. “Trong khi chúng bạn cùng trang lứa được đi học, đi chơi thì tôi chỉ biết ngồi nhà, đợi mẹ và các chị bế bồng, bón cho ăn, tắm rửa vệ sinh, thay quần áo... Tôi không thể tự làm bất cứ việc gì của một người bình thường”, bà Quế nhớ lại.
Do không được đi học nên bà Quế không biết chữ, không biết đếm số nên mệnh giá đồng tiền trở thành một thứ gì đó rất cao siêu với bà. Bà bảo, nhờ nhìn vào màu sắc của tờ tiền mà bà biết giá trị của nó, hơn nữa mọi người thấy bà bị tật nguyền như vậy nên cũng không ai nỡ lừa dối bà.
Tuổi thơ bà luôn sống khép kín trước những câu dè bỉu, những lời trêu trọc của bạn bè nhắm vào mình. Nhiều lúc uất hận, bà chỉ biết chui vào góc nhà khóc một mình vì sợ người thân lại đau lòng. “Hồi nhỏ, tôi luôn tủi thân, rồi khóc mỗi khi nghe những lời nói đó. Tuy nhiên, tôi không dám khóc thành tiếng, chỉ biết giấu chặt trong lòng vì sợ mọi người nghe thấy. Khi lớn hơn, tôi cũng quen dần với những lời người ta nói và chẳng còn để tâm nữa. Người ta nói mãi rồi cũng chán, quan trọng là mình không để tâm là được”, bà Quế nói.
Đôi chân đặc biệt và nghị lực phi thường
Ngôi nhà nhỏ, nơi chứa đựng biết bao buồn vui trong cuộc đời đầy sóng gió của bà Quế.
Cuộc đời bà Quế có thể cứ mãi trôi qua như thế nếu như không có một biến cố xảy ra, khiến bà quyết tâm vượt lên chính mình. Bà Quế kể: “Cuộc đời tôi có lẽ sẽ mãi như vậy nếu như câu chuyện này không xảy ra. Lúc đó khoảng 16-17 tuổi nhưng tôi chưa biết đi, mọi sinh hoạt đều được các chị giúp mới làm được. Hôm đó chị gái đưa tôi đi tắm nhưng tôi không chịu nên cố bò đi, thấy thế chị gái tôi cũng mặc kệ. Lúc sau mẹ về, thấy người ngợm tôi bẩn thỉu nên mắng chị gái. Chị ấy bị một trận mắng oan, rồi uất ức bế tôi đi tắm”.
Sau vài phút trầm ngâm, bà Quế tiếp tục kể: “Sau lần đó, tôi bắt đầu quyết tâm tự lực. Tôi nghĩ rằng, người khác làm được, tại sao mình lại không? Người khác làm việc bằng tay, tay mình không lành thì mình làm bằng chân. Bố mẹ, anh chị có thể giúp mình bây giờ, nhưng sau này bố mẹ già yếu, anh chị cũng sẽ lập gia đình riêng, mình đâu thể dựa mãi vào họ”.
Nghĩ là làm, từ đó bà tập dần đôi chân của mình, ban đầu là tập đi, sau đó tập dùng chân cầm nắm, dùng chân tự ăn... Bây giờ mọi việc đều được bà làm bằng chân một cách thuần thục. Như để chứng minh cho lời nói của mình, bà ra bờ ao, dùng hai chân kẹp cây sào cạnh đó vớt từng cây bèo dưới ao lên trước sự ngỡ ngàng của chúng tôi. Thấy chúng tôi bất ngờ, bà tiếp lời: “Như này chưa là gì đâu, tôi còn có thể quét sân, nhặt rau, nấu cơm… nữa cơ. Tất cả tôi đều làm bằng chân. Nói mới nhớ, tôi còn nồi canh đang nấu trong bếp, để tôi làm cho các chú xem”.
Nói rồi, bà mang theo cái ghế đi xuống bếp để bắc nồi canh xuống. Bếp lửa rực hồng, nồi canh thì đang sôi, sợ bà bị bỏng, chúng tôi có ý giúp. Bà gạt đi và quả quyết: “Các chú cứ ngồi đấy để tôi làm. Tôi quen rồi, không sao đâu”. Động tác nhanh và dứt khoát, bà Quế dùng hai chân từ từ để cái nồi đang sôi sùng sục xuống đất một cách nhẹ nhàng.
Nhìn bà Quế dùng chân thực hiện mọi công việc hàng ngày như vậy, chúng tôi mới để ý thấy đôi bàn chân của bà cũng không giống chân của một người bình thường. Nó hơi bè ra, các ngón chân cong và dài hơn để cầm nắm đồ vật. Có lẽ mọi biến đổi này đều là kết quả của việc bà thường xuyên dùng chân thực hiện các công việc hàng ngày.
Thấy trong nhà có một bó que nho nhỏ, chúng tôi thắc mắc đó là vật dụng gì? Bà Quế đáp lời: “Đây là cái chổi để quét nhà, quét sân vườn của tôi đấy”. Nói rồi, bà dùng chân cặp lấy bó que ra ngoài sân quét. Quét xong, bà quay lại nói: “Giờ các chú đã tin chưa”.
Bà Quế không nhớ nổi mình đã sống độc thân bao lâu rồi. Bà nhớ lại: “Lần lượt các anh chị của tôi lập gia đình, còn mỗi tôi một mình. Bố mẹ thương nên ở cùng để tiện chăm sóc tôi. Sau khi bố qua đời, hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Mẹ cũng chẳng thể ở mãi bên tôi. Càng ngày sức khỏe mẹ càng yếu, tôi lại mang tật nguyền nên sau đó anh trai đón mẹ về bên đấy chăm sóc. Rồi sau đó mẹ cũng ra đi, tôi ở một mình từ lúc đó tới giờ”.
Nhiều người thân muốn đón bà về để tiện chăm sóc lúc ốm đau nhưng bà đều từ chối. Bà nói mình rất biết ơn mọi người, cũng từng nghĩ chấp nhận sự giúp đỡ của mọi người nhưng bà không muốn trở thành gánh nặng. “Anh chị cũng có cuộc sống riêng, có gia đình riêng nên tôi không muốn trở thành gánh nặng cho họ. Tôi ở một mình tự do tự tại, muốn làm gì thì làm, ăn gì thì nấu. Như thế thoải mái hơn nhiều. Nếu sau này già yếu không còn làm việc được nữa, tôi sẽ về nhà cháu mình để nó chăm sóc. Còn giờ tôi vẫn khỏe mạnh, không ốm đau gì nên tôi không muốn làm phiền chúng nó”, bà Quế tâm sự.
Nói về “tổ ấm” của mình, bà Quế nói: “Sau khi bố mẹ qua đời, vì không muốn làm phiền người thân nên tôi xin anh trai một mảnh đất nhỏ để ở. Ngay cả căn nhà này cũng là người khác xây tặng. Họ thương tôi sống một mình, lại khuyết tật, tuổi cao nên xây cho tôi, chứ tôi làm gì có tiền mà xây nhà”.
Khi chúng tôi chào bà và xin phép ra về, vẫn là dáng người nhỏ nhắn, vẫn nụ cười tươi đó, bà tiễn chúng tôi ra tận cổng và hẹn một dịp nào đó sẽ lại đến thăm bà.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Nguyễn Văn Tiến - Chủ tịch UBND xã Ninh Hòa cho biết, bà Hồ Thị Quế là một trong những đối tượng chính sách của địa phương. Bà trong diện hộ nghèo và diện người khuyết tật nặng, lại có tuổi và sống một mình nên địa phương đặc biệt lưu tâm. Câu chuyện về cuộc đời bà chính là tấm gương sáng về nghị lực sống, vượt lên số phận để mọi người học tập. |
Theo GiadinhNet
-
Pháp luật5 giờ trướcCần tiền tiêu, Mai Văn Quang mang theo dao nhọn, loanh quanh ở khu vực cầu đi bộ ở Hà Nội, tìm người dân sơ hở để cướp tài sản.
-
Pháp luật6 giờ trướcNghe tiếng kêu cứu, nhiều người dân ở Long An chạy đến kiểm tra phòng trọ thì phát hiện người phụ nữ nằm bất động, thương tích nặng do có vết dao đâm vào bụng.
-
Pháp luật6 giờ trướcThông tin từ Công an tỉnh Hà Giang, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vương Văn Thiêng, sinh năm 1987, trú tại thôn Nậm Than, xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì về hành vi giết người.
-
Pháp luật6 giờ trướcLợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.
-
Pháp luật6 giờ trướcCông an TP Thanh Hóa vừa đồng loạt ra quân triệt phá đường dây "tín dụng đen" cho vay với lãi suất "cắt cổ", bắt giữ 17 người liên quan
-
Pháp luật6 giờ trướcVận chuyển 30 bánh heroin, 18kg thuốc lắc, 21kg ketamin, 20kg ma túy tổng hợp dạng đá từ Lào qua Việt Nam, 2 đối tượng người Lào vừa lĩnh án tử.
-
Pháp luật6 giờ trướcCơ quan công an khám xét nhà và nơi làm việc của ông Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TPHCM để phục vụ công tác điều tra.
-
Pháp luật6 giờ trướcBà Nguyễn Thị L. chuyển tiền cho Ngọc và Long để chồng có thể ghép thận nhưng bị hai người này lừa đảo, chiếm đoạt trên 250 triệu đồng.
-
Xã hội7 giờ trướcNgười bị trừ hết điểm giấy phép lái xe hạng A1 sẽ tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?
-
Xã hội7 giờ trướcLãnh đạo phường Quang Trung (Q.Đống Đa, Hà Nội), cho biết, gần 150 bộ hài cốt phát hiện trên phố Tây Sơn là của người dân bình thường, được chôn cất cách đây từ 50-70 năm.
-
Xã hội7 giờ trướcNgoài lực lượng công an, một nhóm thiện nguyện ở Quảng Nam cũng đưa tàu lặn đến hỗ trợ gia đình tìm kiếm 2 nạn nhân rơi từ cầu treo mất tích.
-
Pháp luật7 giờ trướcBị giật điện thoại, nạn nhân đã kịp thời đuổi theo để xác định tên cướp và báo cơ quan công an.
-
Xã hội7 giờ trướcSau khi hình ảnh chiếc ô tô Matiz 'đậu' trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận mạng xã hội, chính quyền địa phương đã vận động gia đình chủ xe di dời chiếc xế hộp nhằm đảm bảo an toàn trong khu dân cư.
-
Xã hội8 giờ trướcĐối tượng Phạm Thị Trà My nổi tiếng với hình ảnh check-in nhiều địa điểm, nhà hàng sang trọng. Tận dụng sự nổi tiếng, đối tượng vào các hội nhóm kín để rao bán tinh dầu pha ma túy, giao hàng nhanh.