Rùng mình lời tường trình của bố ruột và mẹ kế khi dùng roi sắt đánh con trai 10 tuổi

Sống cùng bố ruột và mẹ kế, bé K. không được đi học, tiếp xúc với người thân và bị đánh vào đầu 1-2 lần/tuần bằng thìa canh.

Sống cùng bố ruột và mẹ kế, bé K. không được đi học, tiếp xúc với người thân và bị đánh vào đầu 1-2 lần/tuần bằng thìa canh.

Hai vợ chồng thống nhất trước khi bạo hành con

Sáng ngày 31/8, TAND quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Hoài Nam và Phạm Thị Tú Trinh về tội “cố ý gây thương tích”. Bị hại trong vụ án này là cháu Trần Nguyên K. (10 tuổi, con đẻ của Nam).

Theo cáo trạng của VKSND quận Cầu Giấy, do mâu thuẫn vợ chồng, Nam ly hôn với người vợ đầu và được quyền nuôi dưỡng cháu K.. Hai bố con Nam ở nhà bố mẹ đẻ tại quận Ba Đình (Hà Nội).

Hai năm sau, Nam kết hôn với Phạm Thị Tú Trinh và đưa cháu K. ra ở cùng. Trong khoảng thời gian này, Nam cùng Trinh đã cho cháu K. nghỉ học, đồng thời cách ly không cho gặp ông bà nội và mẹ đẻ.

Khi ở cùng Nam và Trinh, cháu K. thường xuyên bị bạo hành (trung bình 3 lần/1 tuần). Nam dùng muôi canh, roi sắt làm từ móc áo và dùng tay, chân đánh đập cháu K..

Trần Hoài Nam bị áp giải tòa án quận Cầu Giấy trong sáng 31/8

Do quá sợ hãi những trận đòn của bố và mẹ kế, ngày 5/12/2017 cháu K. đã lợi dụng sơ hở trốn ra ngoài, bắt xe buýt về nhà ông bà nội kể loại toàn bộ câu chuyện. Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã vào cuộc, Nam đã ra đầu thú và bị tạm giam cho đến ngày xét xử.

Sau khi đại diện VKSND quận Cầu Giấy đọc xong bản cáo trạng, HĐXX chuyển sang phần xét hỏi. Tại phần xét hỏi, bị cáo Phạm Thị Tú Trinh (mẹ kế của cháu K.) cho biết, sau khi lấy nhau một thời gian, Trinh và Nam có đưa cháu K. ra ngoài ở. 

Khi ra ngoài ở riêng, bị cáo Trinh thừa nhận có dùng tay, dùng roi và muôi múc canh bằng inox để đánh cháu cháu K. Trước khi đánh, Trinh và Nam đã bàn bạc và thống nhất cách để “dạy dỗ” cháu K..

Tuy nhiên, Trinh cho rằng mình không thường xuyên đánh cháu K., mà chỉ đánh một vài lần. Việc cho cháu ngủ dưới đất cũng không phải thường xuyên, chỉ khi nào cháu hư thì phạt.

Đồng thời, bị cáo Trinh cũng khai chủ yếu là bị cáo Nam đánh cháu K., nguyên nhân là do K. quá nghịch ngợm nên mới đánh để dăn đe, phạt không cho cắt tóc…

“Trong những lần Nam đánh cháu K., tôi đều chứng kiến và tôi đồng thuận với việc đánh cháu K.”, Trinh thừa nhận.

Bị cáo đứng trước vành móng ngựa tường trình lại toàn bộ sự việc

Khi hội đồng xét xử hỏi về việc trong quá trình chung sống cùng với cháu K., bị cáo Trinh đã chăm sóc cháu K. như thế nào? Lúc này, bị cáo Trinh cúi mặt và nhận lỗi vì mình chưa quan tâm, chưa chăm sóc cháu K. theo đúng trách nhiệm của mình. “Về vấn đề này tôi có lỗi, khi không chăm sóc cháu K. được đầy đủ”, Trinh nói.

Để bù đắp lại những tổn thất mà cháu K. phải chịu đựng trong thời gian dài, bị cáo Trinh cho biết, đã nhờ luật sư làm cầu nối để gửi một phần kinh phí hỗ trợ những tổn thất cho cháu K..

Gập nhiều móc để thành roi sắt đánh con

Sau hơn 1 tiếng xét hỏi, bị cáo Phạm Thị Tú Trinh được đưa ra ngoài phòng xét xử. Hội đồng xét xử tiếp tục phần xét hỏi với bị cáo Trần Hoài Nam.

Bị cáo Trần Hoài Nam thừa nhận trước HĐXX về hành vi bạo hành con của mình. Tại đây, Nam khai rành mạch về quá trình và việc sử dụng các vật dụng để đánh con.

Bị cáo Trinh đã cùng chồng bạo hành con riêng

“Tôi có dùng muôi inox, dùng móc sắt phơi quần áo, sau đó duỗi ra gập đôi lại dùng để đánh con, mục đích là để răn đe.

Khi đánh, tôi cũng không ý thức được là phải đánh vào đâu hay như thế nào, vì lúc đó tôi quá tức giận. Những vết thương trên người con là do tôi gây ra”, Nam khai.

Bị cáo Nam cũng thừa nhận việc mình dùng chân đạp vào người cháu K. khi cháu đi tiểu bậy trong nhà. Ngoài ra, có một lần phạt K. uống nước mắm khi cháu K. nghịch ngợm lúc bố mẹ không có nhà.

Cơ quan chức năng xác định Nam gây thương tích cho con với tỷ lệ là 22%. Người mẹ kế gây tổn thương 3%

Theo Khám phá


bạo hành trẻ em

đánh con

mẹ kế


Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.