Thượng úy Công an 'cắm' thẻ ngành vay hơn 300 triệu đồng rồi bỏ trốn

Một thượng úy Công an tỉnh Đắk Lắk sau khi dùng thẻ ngành để vay số tiền 330 triệu đồng đã bỏ trốn.

Một thượng úy Công an tỉnh Đắk Lắk sau khi dùng thẻ ngành để vay số tiền 330 triệu đồng đã bỏ trốn.

Sáng 28/6, một lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, cơ quan Công an đã chuyển toàn bộ hồ sơ của Thượng úy Lê Duy Tân (cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Lắk) lên Bộ Công an đề nghị tước Danh hiệu Công an nhân dân vì đã có hành vi lừa đảo hàng trăm triệu đồng của người dân rồi bỏ trốn.

Thượng úy Tân thế chấp cho bà Ngọc Giấy chứng minh Công an nhân dân để vay 330 triệu đồng

Trước đó, cơ quan Công an nhận được đơn của bà Ngô Thị Ngọc (trú tại thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) tố cáo Thượng úy Tân có vay của bà số tiền 330 triệu đồng nhưng khi đến hạn không trả.

Theo đơn tố cáo, vào ngày 11/4/2018, Thượng úy Tân có thế chấp cho bà Ngọc một Giấy chứng minh Công an nhân dân (thẻ ngành - PV) để vay bà Ngọc số tiền 330 triệu đồng nhằm đáo hạn ngân hàng và hẹn đến ngày 30/4/2018 sẽ trả. Tuy nhiên, khi đến ngày hẹn trả tiền bà Ngọc đã nhiều lần đòi lại  nhưng Thượng úy Tân không trả mà tìm mọi lý do để trốn tránh rồi bỏ trốn.

Sau đó, bà Ngọc đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Thượng úy Tân gửi lên Phòng Cảnh sát giao thông cùng Công an tỉnh Đắk Lắk .

Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo của bà Ngọc, Công an tỉnh đã hướng dẫn bà Ngọc làm đơn khởi kiện Thượng úy Tân ra tòa về mặt dân sự. Còn về mặt hình sự thì bà Ngọc nên làm đơn gửi lên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk.

Cũng theo vị lãnh đạo này, việc cán bộ, chiến sĩ để mất thẻ ngành, hay dùng các giấy tờ do ngành cấp để cầm cố là trái với quy định. Đối với cán bộ, chiến sĩ khi ra khỏi ngành Công an thì tất cả thẻ ngành, giấy tờ do ngành cấp, quân hàm đều phải thu hồi theo quy định.

Theo Công Lý


vay nợ

lừa đảo

bỏ trốn

thẻ ngành


Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.