- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vụ giá đỗ ủ hóa chất: Giật mình với việc kiểm tra, giám sát
Lợi dụng lỗ hổng trong kiểm tra, giám sát, các đối tượng đã sản xuất hàng ngàn tấn giá đỗ ủ hóa chất để tung ra thị trường
Ngày 30-12, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản yêu cầu xử lý vụ việc nhiều cơ sở sản xuất giá đỗ ủ chất cấm.
Phát lộ nhiều lỗ hổng
Theo đó, UBND tỉnh Đắk Lắk giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Y tế, Công an tỉnh, UBND TP Buôn Ma Thuột khẩn trương kiểm tra, xác minh nội dung báo chí phản ánh về giá đỗ ủ chất cấm và trách nhiệm của từng cơ quan.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng yêu cầu báo cáo trên địa bàn tỉnh đã cấp được bao nhiêu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) để sản xuất, kinh doanh giá đỗ. Giải pháp để quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh giá đỗ trong thời gian tới để kịp thời chấn chỉnh nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong quản lý ATTP, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo xử lý.
Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, cho biết Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP nhưng đây là chứng nhận đủ điều kiện ban đầu để sản xuất, còn hằng ngày, ai kiểm tra, giám sát thì không thực hiện được.
Ông Dương cho rằng Luật ATTP và văn bản hướng dẫn vẫn còn lỗ hổng, chưa chặt chẽ, chưa cụ thể, chưa sát với thực tế. Đặc biệt, là quy định trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quản lý, giám sát cơ sở chế biến thực phẩm. Ngoài ra, cần ban hành được quy chuẩn thực phẩm cho từng loại khi đưa ra thị trường.
Về các giải pháp quản lý, ông Dương cho biết cần sử dụng hệ thống camera giám sát, nhật ký điện tử. Từ đó, các cơ quan chức năng có thể theo dõi, quản lý. Bên cạnh đó, cần siết chặt các điều kiện cấp phép. "Ngay cả các cơ sở có thương hiệu, chứng nhận, truy xuất còn vi phạm huống chi thực phẩm bày bán tràn lan ngoài thị trường, rất nguy hiểm" - ông Dương nói.
Ngày 30-12, ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động tại một số cửa hàng Bách Hóa Xanh ở TP Buôn Ma Thuột không còn bán giá đỗ. Tuy nhiên, tại chợ đầu mối Tân Hòa (nơi 6 cơ sở cung cấp giá đỗ) những ngày gần đây, nhiều sạp vẫn bày bán giá đỗ nhưng tiêu thụ chậm. Tại một số cửa hàng ăn uống trên địa bàn, khách cũng yêu cầu không bỏ giá đỗ.
Cũng trong ngày, với lý do đang phối hợp với cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc giá đỗ ủ hóa chất bán trong cửa hàng Bách Hóa Xanh, hệ thống này từ chối cung cấp thêm thông tin.
Công an tỉnh Đắk Lắk bắt quả tang Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo dùng chất cấm ủ giá đỗ. Ảnh: CAO NGUYÊN
Siêu thị, hệ thống bán lẻ giám sát thế nào?
Ngay sau thông tin về việc giá đỗ xảy ra, nhiều siêu thị tăng tần suất kiểm tra hàng hóa, lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên sản phẩm bán tại siêu thị để rà soát, phòng ngừa rủi ro hàng hóa kém chất lượng bị nhà cung cấp cố tình đưa vào phân phối.
Cụ thể, hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra đã tăng cường tần suất kiểm tra hàng hóa kinh doanh tại hệ thống lên gấp 2-3 lần so với ngày thường. Nhóm hàng phục vụ Tết như bánh mứt kẹo, giò chả, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả, trái cây, bánh chưng bánh tét... trải qua 3 bước kiểm tra trước khi tới tay khách hàng, bao gồm: kiểm tra tại nơi sản xuất, tại trung tâm phân phối và test nhanh trước khi lên quầy kệ tại siêu thị.
Co.opmart, Co.opXtra đặc biệt chú trọng các mặt hàng giá đỗ, dưa hành… vì nhóm hàng này có thời gian sử dụng ngắn lại thường xuyên góp phần trong bữa ăn hằng ngày.
Hệ thống này còn kiểm soát chặt các hồ sơ pháp lý, chất lượng hàng hóa và chứng minh nguồn gốc xuất xứ; nâng cao khả năng xét nghiệm của phòng thí nghiệm gấp 5 - 10 lần so với ngày thường; tăng cường các chuyến xe kiểm nghiệm thực phẩm lưu động, kịp thời kiểm soát chất lượng thực phẩm ngay tại nguồn.
Tương tự, các hệ thống phân phối khác như MM Mega Market, Big C, GO!, Aeon, Lotte Mart… cũng siết lại quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ Tết.
Ông Nguyễn Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), cho biết đã triển khai lấy mẫu kiểm tra tất cả mặt hàng thực phẩm tươi sống bán tại hệ thống bán lẻ của Satra, bao gồm chợ đầu mối Bình Điền. Nếu phát hiện sản phẩm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật/thuốc kích thích tăng trưởng vượt ngưỡng cho phép hoặc chứa các chất gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng thì siêu thị/ban quản lý chợ lập tức lập biên bản, ngừng kinh doanh mặt hàng đó và xử lý theo quy định.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, nhìn nhận vụ việc xảy ra với sản phẩm giá kinh doanh tại Bách Hóa Xanh cho thấy cách thức vận hành hiện nay trong chuỗi cung ứng thực phẩm còn lỗ hổng. Vụ việc tại Bách Hóa Xanh hoàn toàn có khả năng xảy ra với các hệ thống phân phối khác nếu không thay đổi cách làm như hiện nay. Bách Hóa Xanh làm đúng quy trình khi nhận phân phối hàng hóa đã được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép, có đầy đủ giấy chứng nhận và có quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, khi nhà cung cấp cố tình qua mặt để trục lợi thì rất khó kiểm soát 100%" - ông Phương nhìn nhận.
Đó cũng là lý do Sở Công Thương đang phối hợp cùng 8 nhà phân phối lớn triển khai chương trình liên kết kiểm soát chất lượng hàng hóa (chương trình "Tick xanh trách nhiệm" nhằm giúp mở rộng đầu ra cho sản phẩm chất lượng, an toàn, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa.
Theo NLĐ
-
Xã hội1 phút trướcHành vi che dán biển số, biển số bị che lấp sẽ bị phạt tiền từ 20 - 26 triệu đồng, tăng gấp hơn 6 lần quy định cũ.
-
Xã hội8 phút trướcTừ năm 2025, cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông được hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
-
Xã hội1 giờ trướcCơ sở bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (11 Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội) đã bị cơ quan chức năng của Hà Nội tạm đình chỉ do phát hiện cơ sở sản xuất này có nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm…
-
Xã hội1 giờ trướcTrong quá trình giao đồ ăn cho khách, hai bên phát sinh mâu thuẫn, người đàn ông đã dùng hung khí truy đuổi và hành hung shipper.
-
Mạng xã hội2 giờ trướcĐoạn video về một nhóm người "đi bão" sau chiến thắng của Đội tuyển Việt Nam khiến nhiều người không khỏi thích thú.
-
Xã hội3 giờ trướcNgày 2/1, Công an quận Tân Bình (TP.HCM) đã bắt khẩn cấp Lê Sỹ Mạnh (cựu tuyển thủ, sinh năm 1984, ngụ tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”.
-
Xã hội4 giờ trướcUBND TP Buôn Ma Thuột yêu cầu sáu cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn tạm dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.
-
Xã hội4 giờ trướcClip quay lại cảnh người đàn ông cầm hung khí hành hung một thanh niên và sau đó truy đuổi theo một người khác.
-
Xã hội13 giờ trướcNgười điều khiển xe máy đi trên vỉa hè sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng, gấp 10 lần so với quy định cũ.
-
Pháp luật13 giờ trướcPhan Bá Kiểng chỉ đạo nhân viên sử dụng bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ giám sát giả trong hồ sơ dự thầu để tham gia và trúng thầu 3 dự án trị giá hơn 26 tỷ đồng.
-
Xã hội13 giờ trướcTại cơ quan công an, bước đầu Lê Văn Hiền khai làm công nhân tại một nhà máy sản xuất tôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Sau khi đánh người giữa đường, Hiền bỏ trốn về quê rồi đến công an đầu thú.
-
Pháp luật13 giờ trướcTrong quá trình khám xét căn biệt thự, cơ quan công an phát hiện tại nhiều vị trí có cất giấu ma túy, thu 487 viên ma túy tổng hợp và hơn 1 kg ma túy Ketamin.
-
Pháp luật14 giờ trướcCơ quan CSĐT Công an quận Tân Bình đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.