- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vụ Phạm Thoại rút hơn 16 tỉ đồng tiền từ thiện: Người ủng hộ có quyền yêu cầu công an vào cuộc
Cộng đồng mạng tranh cãi gay gắt về việc Tiktoker Phạm Thoại có cần sao kê hơn 16,7 tỉ đồng quyên góp cho bé Bắp.
Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát (Đoàn Luật sư TP HCM) để làm rõ khía cạnh pháp lý liên quan đến vụ việc.
Trước đó, ngày 4-11-2024, Tiktoker Phạm Thoại đăng bài viết "Thư ngỏ lời giúp đỡ", kêu gọi quyên góp vì bé Bắp nguy kịch, cần gấp 6-7 tỉ đồng chữa trị tại Trung Quốc. Anh cho biết đã sử dụng một ứng dụng công nghệ có tên Thiện nguyện để gây quỹ, cho phép mọi người kiểm tra giao dịch như sao kê online.
Bài đăng trên mạng xã hội
Đến trưa 24-2, tài khoản gây quỹ do Phạm Thoại đứng tên trên ứng dụng này ghi nhận số tiền tổng thu cho chiến dịch hỗ trợ bé Bắp là hơn 16,7 tỉ đồng, tuy nhiên, số tiền trong tài khoản hiện chỉ còn hơn 54,7 triệu đồng. Số còn lại đã được rút khỏi tài khoản.
Nhiều người dùng mạng xã hội, đặc biệt là những người đã góp tiền ủng hộ mẹ con Bắp mong muốn được biết số tiền của họ ra sao.
Ở một diễn biến khác, sau nhiều lần từ chối cập nhật tình hình bé Bắp, mẹ bé khiến dư luận hoài nghi. Khi được hỏi về sao kê số tiền quyên góp hàng tỉ đồng, bà cho rằng chỉ cần Phạm Thoại kiểm tra là đủ. Thậm chí, bà còn thách thức rằng đây là tiền quyên góp tự nguyện, không ai bị ép buộc, nên không cần giải trình.
Luật sư Lê Trung Phát - Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát (Đoàn Luật sư TP HCM) đã phân tích về trường hợp này như sau:
* Trách nhiệm của Tiktoker Phạm Thoại:
Hoạt động kêu gọi từ thiện có nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh, sự cố hoặc giúp đỡ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Theo Nghị định 93/2021, cá nhân kêu gọi quyên góp để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước phải tuân thủ nhiều yêu cầu hơn so với việc kêu gọi hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Dù kêu gọi từ thiện với mục đích gì, cá nhân đứng ra kêu gọi vẫn phải công khai, minh bạch số tiền nhận được. Đối với trường hợp kêu gọi ủng hộ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, khoản 2 điều 23 của Nghị định 93/2021 quy định "Cá nhân phải tổng hợp đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và công khai trên các phương tiện truyền thông".
Trong trường hợp này, vì kêu gọi quyên góp thông qua tài khoản ngân hàng của Phạm Thoại, anh ấy có nhiều cách để công khai thông tin người ủng hộ như tự lập danh sách gồm tên, số tiền, thời gian ủng hộ hoặc yêu cầu ngân hàng cung cấp sao kê tài khoản. Tuy nhiên, để bảo đảm tính minh bạch và khách quan, việc sao kê từ ngân hàng sẽ đáng tin cậy hơn so với danh sách do cá nhân tự lập.
Điều 5 của Nghị định 93 quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm báo cáo, cung cấp thông tin sai sự thật, chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích hoặc lợi dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi.
Bài đăng kêu gọi giúp đỡ trên trang cá nhân của Phạm Thoại (ảnh: Internet)
Do đó, để chứng minh sự minh bạch và bảo vệ bản thân, Phạm Thoại cần công khai đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật, đặc biệt là tổng số tiền đã nhận và tổng số tiền đã chuyển cho mẹ cháu Bắp. Với số tiền lớn, việc chứng minh cần thông qua chuyển khoản ngân hàng, vì ít ai giao dịch bằng tiền mặt trong trường hợp này. Lệnh hoặc giấy chuyển tiền là bằng chứng khách quan và minh bạch nhất.
Nếu Phạm Thoại không thực hiện các yêu cầu trên, chính anh ấy sẽ đặt mình vào tình thế khó. Nghĩa vụ công khai không chỉ để bảo vệ cá nhân anh mà còn là quyền lợi chính đáng của những người đã ủng hộ. Họ có quyền biết số tiền mình đóng góp có được sử dụng đúng mục đích hay không. Nếu Phạm Thoại không công khai, người ủng hộ có quyền nghi ngờ và gửi đơn yêu cầu cơ quan công an vào cuộc xác minh.
Trong trường hợp cơ quan điều tra phát hiện có dấu hiệu sai phạm thì hành vi sai phạm này có thể sẽ bị khởi tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo điều 174 Bộ Luật Hình sự với mức hình phạt có thể đối mặt là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến tù chung thân (tùy thuộc vào giá trị chiếm đoạt).
* Trách nhiệm của mẹ Bắp:Mẹ cháu Bắp có trách nhiệm minh bạch với những mạnh thường quân đã đóng góp để cứu giúp con mình. Số tiền nhận được được dùng cho việc điều trị cho Bắp và bà cần chứng minh rằng mình đang sử dụng số tiền đó đúng mục đích. Nếu bà chi trả cho các dịch vụ y tế cao cấp để bảo đảm điều trị tốt nhất cho con, người ủng hộ cũng không thể trách cứ. Hoặc nếu số tiền chưa sử dụng hết do phác đồ điều trị vẫn đang tiếp tục, bà cũng cần công khai rõ ràng.
Nếu không minh bạch, bà sẽ tạo ra sự nghi ngờ trong lòng những người đóng góp, khiến họ đặt câu hỏi về số tiền mình đã ủng hộ và mục đích sử dụng thực sự của nó.
* Người đóng góp có quyền gì:Điều 23 của Nghị định 93 quy định rõ trách nhiệm của người kêu gọi từ thiện là phải công khai thông tin về số tiền đã nhận. Điều này đồng nghĩa với việc người ủng hộ có quyền biết số tiền họ đóng góp có được ghi nhận và sử dụng đúng mục đích hay không.
Nếu người ủng hộ nghi ngờ người kêu gọi có dấu hiệu gian dối, lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt tiền từ thiện, họ có quyền gửi đơn tố giác tội phạm lên cơ quan công an để yêu cầu xác minh, điều tra và xử lý. Trong trường hợp này, do số tiền được công bố ban đầu khá lớn, đơn tố giác sẽ được gửi đến công an cấp tỉnh để thụ lý.
Việc xác định có vi phạm hay không sẽ do cơ quan công an tiến hành điều tra, xác minh. Khi nộp đơn tố giác, người tố giác cần thu thập các bằng chứng liên quan, bao gồm: chứng từ chuyển tiền, thông tin về tổng số tiền tiếp nhận do người kêu gọi công bố, cũng như bằng chứng về việc người tiếp nhận không công khai minh bạch tài khoản thông qua sao kê.
Nếu có sai phạm, người kêu gọi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Trong trường hợp người nhận tiền từ thiện (người được hỗ trợ) có hành vi thông đồng, họ cũng có thể bị xử lý với vai trò đồng phạm. Khi đó, người ủng hộ sẽ được xem là bị hại trong vụ án hình sự và có quyền yêu cầu giải quyết vấn đề dân sự, bao gồm việc buộc người vi phạm hoàn trả toàn bộ hoặc một phần số tiền sau khi trừ đi các khoản chi hợp pháp.
Theo NLĐ
-
Xã hội2 giờ trướcNhóm này đã giúp đường dây đánh bạc và lừa đảo trên không gian mạng hoạt động xuyên quốc gia rửa tiền, chuyển trên 2.000 tỉ đồng ra nước ngoài.
-
Xã hội3 giờ trướcNgày 24/2, Công an TP Hà Nội phát thông báo tìm kiếm Nguyễn Ngọc Thủy (17 tuổi, quê Cẩm Vinh, xã Hoằng Tân, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) mất tích.
-
Xã hội3 giờ trướcKhi người tình nói lời chia tay, Lương Quí Lộc đã bóp cổ nạn nhân đến chết và hành động tương tự với bé trai 8 tuổi để bịt đầu mối. Sau khi gây án, đối tượng dùng vật nhọn cứa vào cổ rồi đến bệnh viện cấp cứu và khai báo vết thương do bị cướp.
-
Xã hội4 giờ trướcSau khi xảy ra cãi vã, Đ. cầm dao đâm 2 nhát vào bụng mẹ rồi tự đâm vào bụng mình để tự tử. Phát hiện sự việc, người dân xung quanh đã đến đưa 2 nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu.
-
Xã hội4 giờ trướcMột bị hại ở Đắk Lắk trong vụ lừa đảo hơn 80 tỷ đồng vì tin vào những lời dụ dỗ 'mê tín dị đoan' phải bán 3 căn nhà và sang nhượng, dừng hoạt động 2 công ty ở Hà Nội.
-
Xã hội4 giờ trướcPhát hiện "tình địch" ở sân bóng, Đinh Quang Minh rủ theo 8 thanh niên khác, mang theo hung khí tới đe doạ, bắt đối thủ quỳ xin lỗi.
-
Xã hội4 giờ trướcTrên mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một nhóm thanh niên cầm kiếm lao vào sân bóng đe dọa một cầu thủ, bắt quỳ gối xin lỗi
-
Xã hội7 giờ trướcCơ quan điều tra phát hiện hai gói thầu mua sắm trang thiết bị tại Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận có chênh lệch rất lớn.
-
Xã hội7 giờ trướcĐể tạo thêm niềm tin tu tập đắc đạo, thành tiên, 2 vợ chồng ông Tuấn chôn đồ vật xuống đất rồi nói rằng được nhiều sư phụ trên thế giới làm phép.
-
Xã hội7 giờ trướcTiếp cận tiệm bánh kem ở quận 1 (TPHCM) đang bốc cháy, lực lượng chức năng đã đưa 8 người bị mắc kẹt bên trong ra ngoài và chuyển vào bệnh viện cấp cứu.
-
Xã hội8 giờ trướcHai vợ chồng ông Tuấn đã xây dựng một khu vực rộng lớn, dụ dẫn người dân về tu tập để 'đắc đạo', 'thành tiên' rồi chiếm đoạt gần 100 tỉ đồng.
-
Xã hội9 giờ trướcChiều 23/2, ông Đỗ Cao Thắng - Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải (TP. Quy Nhơn) xác nhận vụ tai nạn khiến 2 người dân trên địa bàn tử vong thương tâm.
-
Xã hội9 giờ trướcCơ quan khí tượng thủy văn dự báo, trong những ngày tới, tình trạng rét đậm, rét hại và mưa sẽ còn kéo dài ở nhiều địa phương thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
-
Xã hội9 giờ trướcMới đây, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ đoạn video ghi lại một tình huống giao thông nguy hiểm.