5 năm sau khi ly hôn gặp vợ cũ, hỏi cô ấy có sống tốt không, vợ cũ cười đáp: “Cảm ơn anh đã từ bỏ năm đó”

Tuấn là kiểu đàn ông yêu tự do, còn vợ cũ lại là kiểu quan tâm đến từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống. Đối mặt với vợ cũ "kỷ luật", Tuấn hơi nghẹt thở.

Tuấn và vợ cũ chỉ một năm sau kết hôn đã ly dị. Không có bên thứ 3 chen chân vào, chỉ là trong cuộc sống, những mâu thuẫn vụn vặt tích lũy lại, khiến cả hai cảm thấy không nên tiếp tục cuộc hôn nhân nữa. 

Tuấn là kiểu đàn ông yêu tự do, còn vợ cũ lại là kiểu quan tâm đến từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống. Ví lý do này, đối mặt với vợ cũ "kỷ luật", Tuấn hơi nghẹt thở, đến nỗi sẽ mang theo tâm lý “phản chính”, đặc biệt chống lại cô ấy. Họ thường xuyên cãi nhau, cuối cùng là dẫn đến ly hôn.

Vì chưa có con ràng buộc nên thủ tục ly hôn của vợ chồng Tuấn diễn ra nhanh chóng. 

Khi Tuấn và vợ cũ mới ly dị, anh vẫn cảm thấy đặc biệt thoải mái, nhưng, thời gian dài, bắt đầu có cảm giác mất mát. Nhiều lần, sau khi say rượu, Tuấn rất muốn gọi điện cho vợ cũ nhưng lại kiềm chế. Có 2 lý do: Một là ngay cả khi hai người tái hôn, chắc chắn họ sẽ lại cãi vã không ngừng; Hai là họ thực sự có tính cách quá khác biệt. 

5 năm sau ly hôn thì Tuấn gặp lại vợ cũ. Anh hỏi cô: “Bây giờ em ổn không?”, cô đáp: “Cảm ơn anh đã từ bỏ tôi năm đó!” 

Cô ấy nói lúc mới ly hôn, cô thực sự ghét anh nhưng sau khi gặp người chồng hiện tại, cô không còn ghét anh nữa. Cô nói có lẽ hai người thực sự không phù hợp với nhau, nếu kết hôn thì chỉ tra tấn lẫn nhau. 

Vợ cũ cũng hỏi Tuấn: “Bây giờ anh thế nào?”

5 năm sau khi ly hôn gặp vợ cũ, hỏi cô ấy có sống tốt không, vợ cũ cười đáp: Cảm ơn anh đã từ bỏ năm đó”-1

Tuấn chỉ có thể nói sự thật: “Có lẽ anh không thích hợp để kết hôn, bởi vì anh yêu tự do quá nhiều. Trong thời gian qua, anh cũng đã tiếp xúc với một số cô gái, và thấy rằng nhiều cô gái, giống như em, thích “kỷ luật” anh. Anh hơi chênh vênh với cảm giác này”.

Vợ cũ lại nói: “Anh phải hiểu một điều, chỉ người phụ nữ yêu anh mới quản lý anh, còn người phụ không yêu anh, cô ấy sẽ thờ ơ với anh!” 

Sau khi trở về nhà ngày hôm đó, Tuấn đã đánh giá lại bản thân một lượt, kết luận cuối cùng có lẽ là anh chỉ phù hợp để sống một mình!

Về sự hình thành tính cách cá nhân của Tuấn, đó là hệ quả của 3 điểm: 

1) Trong quá trình lớn lên, cha mẹ thích cãi nhau, đến nỗi anh hơi cô đơn;

2) Luôn khiến người có cảm giác bất cần nên trên thực tế, không có nhiều bạn bè. Chính xác là không muốn bất cứ ai bước vào thế giới nội tâm của mình.  

3) Luôn khao khát tình yêu nhưng lại không muốn người yêu dựa vào mình quá gần. Khi có thời gian thì thích tận hưởng sự cô đơn một mình hơn; nhưng khi độc thân lâu dài thì lại cảm thấy khó chịu.

Tuấn biết, trên thực tế, tính cách của anh có vấn đề.

***

Quả thật trong cuộc sống có một kiểu người như vậy, quá mức ích kỷ, quá mức yêu bản thân. Ở trước mặt người thân, hay là trước mặt người yêu, bạn bè, chỉ nhiệt tình được vài ba phút, lúc ở bên lâu lại hy vọng những người bên cạnh mình tất cả đều rời xa.

Đối với kiểu người này, trên thực tế, không thích hợp để kết hôn, bởi vì sống với bất cứ ai, cuối cùng, sẽ cảm thấy rằng người kia là gánh nặng của riêng mình.

Những người này, ở thời điểm cô độc đặc biệt muốn có người ở bên mình nhưng lại không muốn để đối phương chân chính dung nhập vào thế giới của mình.

Không thể chịu đựng được sự ràng buộc của hai người với nhau, làm thế nào có thể sống cuộc sống hôn nhân?

Theo V.A - Vietnamnet


vợ cũ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.