Ban ngày là vợ chồng, ban đêm là hàng xóm, cuộc hôn nhân như vậy có cần phải tiếp tục?

Thay vì là cặp tình nhân, họ giống như bạn bè sống chung với nhau hơn. Một cuộc hôn nhân như vậy, thực sự có cần phải tiếp tục?

Trước khi bước vào hôn nhân, không ít người đã tưởng tượng về một cuộc sống mật ngọt. Hai năm đầu kết hôn quả thật cũng tràn ngập ngọt ngào, thỉnh thoảng còn dành cho nhau những bất ngờ nho nhỏ. Nhưng vào những năm tiếp theo, đặc biệt là sau khi sinh con, dường như cuộc sống của hai vợ chồng chỉ toàn xoay quanh lũ trẻ. So với cuộc sống chỉ riêng 2 người trước đây, cuộc sống vợ chồng khi đó dường như mất đi sự đam mê, chỉ còn lại chuyện cơm - áo - gạo - tiền.

Hiện tại không ít cặp vợ chồng cơ bản trải qua kiểu cuộc sống "3 không": Không nói - Không yêu - Không tình dục. Một cuộc khảo sát cho thấy một số cặp vợ chồng sống một cuộc sống “ban ngày là vợ chồng nhưng ban đêm chỉ là hàng xóm”. Thay vì là cặp tình nhân, họ giống như bạn bè sống chung với nhau hơn. Một cuộc hôn nhân như vậy, thực sự có cần phải tiếp tục?

Lê đang ở trong hoang mang như vậy. Năm đó Lê và chồng là cặp đôi sinh viên khiến ai cũng ngưỡng mộ. Gia cảnh hai người tương đương, ngoại hình cũng dạng trai tài gái sắc. Lúc ấy, Lê thường nghĩ thầm người ấy chính là người đàn ông mình sẽ sống đến đầu bạc răng long.

Nhưng sau khi kết hôn, mọi thứ thay đổi quá đột ngột, làm cho Lê bắt đầu nghi ngờ: Phải chăng cuộc sống lãng mạn trước đó chỉ là giấc mơ thời sinh viên hay không?

Nguồn gốc của tất cả sự thay đổi là đứa con trong bụng Lê.

Thời gian đầu sau kết hôn, đời sống vợ chồng son rỗi ngọt như mật ong. Chưa đầy nửa năm thì Lê phát hiện có thai. Lúc đó hai vợ chồng cô rất mong chờ đứa con này, họ coi đó là kết tinh của tình yêu của hai người. Từ lúc có thai, bản năng người mẹ khiến tính tình Lê trở nên mềm mại, cô yêu thương đứa con đến tận đáy lòng. Thậm chí để dưỡng thai tốt hơn, Lê còn xin nghỉ việc, một lòng ở nhà chờ sinh.

Vốn tưởng đứa trẻ đến là món quà của thượng đế, chồng cũng sẽ vì đứa con này mà yêu thương Lê hơn. Nhưng tất cả mọi thứ lại đi ngược lại với sự tưởng tượng của cô.

Trong thời gian mang thai, Lê bị nghén nặng, xuất hiện nôn mửa nghiêm trọng, toàn thân còn có trạng thái phù nề ở các mức độ khác nhau. Khi đó thái độ của chồng đối với cô là cẩn thận chăm sóc. Nhưng khi con ra đời, người chồng lại giống như một người khác.

Ban ngày là vợ chồng, ban đêm là hàng xóm, cuộc hôn nhân như vậy có cần phải tiếp tục?-1

Trẻ con quấy khóc cả ngày lẫn đêm, theo thời gian, người chồng bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy không còn tinh thần để làm việc, dần dần bắt đầu không muốn sống ở nhà. Khi đó Lê còn đang ở cữ, nhưng cũng chỉ biết một mình chăm con.

Thật vất vả, đến khi con có thể chạy nhảy thì lại bước sang giai đoạn bận rộn đi học. Mà chồng Lê thì luôn luôn là bộ dáng không liên quan đến mình, điều này làm cho Lê vô cùng tức giận. Để chăm sóc tốt cho con, Lê vẫn chưa thể đi làm trở lại, tiếp tục làm bà mẹ toàn thời gian. Dần dần, Lê bắt đầu cảm thấy mình không còn là bà chủ của gia đình nữa mà chẳng khác nào ô-sin. Hàng ngày cô chăm con, đưa con đi học, chồng đi làm về thì hầu hạ chồng, bưng trà đưa nước. Buồn cười nhất chính là, những việc làm này của Lê trong mắt chồng là chuyện lẽ-dĩ-nhiên phải làm.

Có lẽ việc Lê không có thu nhập cũng là mộ phần nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của người chồng. Anh luôn làm thêm giờ, cũng không còn chuẩn bị bất cứ sự lãng mạn bất ngờ nào cho Lê nữa. Chồng đối với Lê bỏ bê quan tâm khiến cô ngày càng bất mãn. Mỗi lúc như vậy, anh sẽ nói: “Anh làm tất cả để em có cái ăn, cái mặc. Mà hàng ngày em chỉ cần trông con, nấu cơm, có gì mà không thỏa mãn?”

Thậm chí chồng bắt đầu ghét bỏ vóc dáng của Lê, ghét bỏ sự sồ sề và vết sẹo trên bụng cô, ít khi nguyện ý ở chung phòng với cô, luôn muốn ngủ phòng khác. Mà cho dù nằm chung trên một chiếc giường thì cũng là đồng sàng dị mộng, hai người cơ bản năm thẳng đơ như khúc gỗ, quay lưng về phía nhau, chẳng ai phản ứng với ai. Cứ nhau vây, “ban ngày là vợ chồng, ban đêm lại là “hàng xóm”.

Có người có thể cảm thấy cuộc sống của Lê không phải là quá tệ. Mặc dù tình cảm vợ chồng có nhạt nhòa nhưng ít nhất chồng vẫn cho tiền thoải mái tiêu mà anh ta cũng không ngoại tình thì có gì mà phải làm mình làm mẩy. Nhưng Lê thì cho rằng hôn nhân mà không còn tình yêu thì có nhất thiết phải tiếp tục không?

Khi họ còn trẻ, chồng Lê rõ ràng tận lực yêu cô, Lê có thể cảm nhận được nhưng anh của hiện tại, trong ánh mắt không còn tình yêu, chỉ còn cái gọi là “trách nhiệm”. Lê bắt đầu nghi ngờ chính bản thân mình. Phải chăng cô không có đủ mị lực để hấp dẫn người ấy? Phải chăng cô đã làm điều gì sai? Vì sao một cặp vợ chồng có thể từ ngọt ngào đến sâu răng, hiện giờ nhìn nhau chỉ thấy chán ghét?

Cuộc sống hôn nhân có quy luật riêng, cặp đôi nào cũng sẽ trải qua những giai đoạn thăng trầm, nhất là khi bước vào giai đoạn trung niên, có con, đôi khi lửa tình sẽ dịu đi. Tuy nhiên, điều quan trọng là người trong cuộc luôn giữ vững sơ tâm, lấy tình yêu làm gốc, lấy thực tế cuộc sống làm đòn bẩy để hôn nhân thêm gắn kết. Không thể lấy chuyện sinh con ra làm cái cớ để đổ lỗi cho hôn nhân nguội lạnh, quan trọng là người trong cuộc có biết thích nghi với hoàn cảnh hay không. Trong câu chuyện trên, người vợ cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho người chồng. Chị nên nhìn nhận lại bản thân xem đã thực sự quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của chồng chưa? Đàn ông ai cũng yêu cái đẹp, liệu sau khi sinh, chị có buông thả bản thân, đánh mất đi vẻ đẹp vốn có? Đôi khi dáng vẻ nhếch nhác, bận bịu của một bà nội trợ toàn thời gian khiến anh trở nên ngán ngẩm chị? Phụ nữ đẹp nhất khi làm mẹ nhưng cũng đừng vì làm mẹ mà quên yêu bản thân mình. Dù trong hoàn cảnh nào, cũng hãy thật chỉn chu và đẹp trong mắt người khác, có như vậy mới khiến chồng thêm yêu chiều.

Theo V.A - Vietnamnet


Hôn Nhân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.