Bố chồng sống ở nhà tôi 10 năm, không đưa một xu, ông vừa qua đời, tôi nhận được tin nhắn ngân hàng

Mẹ chồng Ly qua đời sớm, bố chồng sống chung với vợ chồng cô, đến nay được 10 năm. Trong 10 năm đó, Ly không đòi bố chồng 1 xu. Sau khi bố chồng qua đời thì chuyện bất ngờ đã xảy ra.

Một phụ nữ sau khi kết hôn với một người đàn ông, về bản chất không chỉ cần duy trì mối quan hệ với chồng mà là cả nhà chồng, bao gồm bố mẹ chồng, anh chị em chồng… Bất kể là trước khi về nhà chồng, được nâng niu trong vòng tay cha mẹ thế nào thì sau khi về làm vợ, làm dâu, trách nhiệm sẽ rất nhiều, gánh nặng không ít.

Emerson nói: “Một trăm người đàn ông có thể xây dựng một trại, nhưng để xây dựng một ngôi nhà phải có một người phụ nữ”. Những lời nói này đủ để chứng minh tầm quan trọng của một người phụ nữ đối với một gia đình.

Trước khi kết hôn, phụ nữ thường nghĩ về hôn nhân rất đơn giản, cho rằng hôn nhân chỉ là một vấn đề của hai người. Sau khi kết hôn thì rõ ràng phát hiện, hôn nhân lại là chuyện rất phức tạp và rườm rà. 

***

Mẹ chồng Ly qua đời sớm, bố chồng sống chung với vợ chồng cô, đến nay được 10 năm. Trong 10 năm đó, Ly không đòi bố chồng 1 xu. Sau khi bố chồng qua đời thì chuyện bất ngờ đã xảy ra.

Em chồng bội tín

Bố chồng sống ở nhà tôi 10 năm, không đưa một xu, ông vừa qua đời, tôi nhận được tin nhắn ngân hàng-1(Ảnh minh họa)

Khi Ly và chồng kết hôn, mẹ chồng đã qua đời. Trước khi tổ chức đám cưới, bố chồng nói với chồng Ly và em trai anh: "Bố có hai căn nhà, một căn 3 phòng ngủ, một căn 2 phòng ngủ. Sau này ai nuôi bố lúc già, bố sẽ để lại nhà 3 phòng ngủ cho”.

Ly chỉ muốn có nhà 2 phòng ngủ vì sống chung với bố chồng sẽ rất bất tiện. Chồng Ly thì nói: “Bố ơi, chú út nhỏ hơn con 2 tuổi thì nhường chú ấy chọn trước”.

Em trai chồng nói: “Bố, bố biết đấy, con đã quen ở nhà rộng nên muốn nhà 3 phòng ngủ, Sau này bố giá thì ở với con. Tuy hiện tại con còn chưa có đối tượng kết hôn nhưng bố yên tâm, tương lai dù có cưới ai, vợ con cũng sẽ hầu hạ bố”.

Sự lựa chọn của em trai chồng chính là tâm ý của Ly. Chồng tôi nói: “Anh thế nào cũng được. Chú muốn nhà 3 phòng ngủ thì anh chọn nhà 2 phòng”. Lúc hội nghị gia đình kết thúc, Ly nói với chồng: “Không phải em bất hiếu với bố chồng mà là cảm thấy hai đứa mình sống cùng nhau tốt hơn. Chú út chọn nhà 3 phòng, cũng thích bố chồng ở cùng, em không có ý kiến gì, chỉ cần chúng ta sống tốt là được”.

Sau đám cưới, Ly nhanh chóng có bầu. Chồng thương vợ đi làm quá xa nên để cô nghỉ việc ở nhà dưỡng thai. Khoảng thời gian đó người bố chồng không khỏe lắm, hai nhà lại cách nhau không quá xa nên Ly thường chủ động nấu cơm rồi mang sang cho ông, đôi khi chú út cũng ăn cùng luôn.

Em chồng còn khen Ly nấu ăn ngon: “Chị dâu, chị đúng là tay nghề cao, so với nhà hàng có khi còn ngon hơn”. Thấy bố chồng và em chồng ăn rất vui vẻ, Ly cũng thấy vui lây.

Thế nhưng sau khi em chồng có bạn gái, 1 tuần trước kết hôn, cậu ta đột nhiên đến nhà vợ chồng Ly, nói: “Anh trai, chị dâu, có một chuyện em vẫn chưa dám nói. Vợ em không muốn sống chung với bố. Anh chị có thể đón bố đến sống cùng không?”

Vợ chồng Ly nhìn nhau ngạc nhiên, Sau đó, chồng Ly nói: “Có thể, vậy chúng ta cũng sẽ đổi nhà chứ. Vợ chồng chú ở nhà 2 phòng ngủ, vợ chồng anh cùng bố ở nhà 3 phòng ngủ, như vậy mới hợp tình hợp lý”. 

Em chồng có vẻ có chút khó xử: "Anh, anh xem nhà 3 phòng ngủ trang trí xong, biết đổi thế nào. Hơn nữa, nếu bây giờ em với với vợ chỉ có nhà 2 phòng ngủ, cô ấy không kết hôn với em nữa thì sao?” 

Chồng Ly lại nói: "Chị dâu chú còn hai tháng nữa là sinh rồi. Bây giờ bố chuyển đến thì chính là một nhà bốn người, nếu chỉ có 2 phòng ngủ thì sao sống được?” 

Em trai chồng vô lý đáp: “Bố đã lớn tuổi như vậy, anh cứ kê cho bố một cái giường gấp hay võng ở phòng khách là được. Bố còn sống được bao năm nữa đâu”.

Ly nghe không nổi nữa, tát em chồng một cái: “Chú nói cái gì? Đó là cha ruột của chú, chú nói vậy chẳng hóa là nguyền rủa bố chết sớm sao?” 

Em chồng đột nhiên nổi giận đùng đùng, không nói một tiếng bỏ đi. Trước khi đi còn nói một câu: "Dù sao em cũng mặc kệ, ngày mai sẽ đem bố đến đây”.

Lòng tốt được báo đáp

Bố chồng sống ở nhà tôi 10 năm, không đưa một xu, ông vừa qua đời, tôi nhận được tin nhắn ngân hàng-2(Ảnh minh họa)

Sau khi em chồng rời đi, chồng trấn an Ly: “Đều do em trai không chịu thua kém của anh, cậu ấy cũng hơi quá”. Ly nói: “Thôi bỏ đi, một căn nhà đã giúp chúng ta nhìn rõ lòng người, như vậy cũng không thiệt thòi gì. Sáng sớm mai, vợ chồng mình sẽ đón bố về sống chung. Chúng ta chủ động 1 chút, bố cũng đỡ thấy tủi thân”.

Ngày hôm sau, vợ chồng Ly đón bố chồng tới sống cùng. Ly còn chủ động nhường phòng ngủ chính cho ông, cô nói bố chồng sức khỏe không tốt, phòng ngủ có ánh sáng mặt trời sẽ khỏe mạnh hơn.

Từ khi bố chồng dọn đến ở, ông vẫn luôn rất trầm mặc, không nói chuyện nhiều với con trai và con dâu. Mãi cho đến khi cáu trai được sinh ra, trông ông mới hạnh phúc hơn nhiều. 

Ly đôi khi nghĩ: "May mà trong nhà có bố chồng ở đây, nếu không ai hỗ trợ nuôi con chứ? Người ta nói ở nhà có một già thì như có bảo vật, lời này quả thật không sai”.

Nhưng Ly cũng chỉ là con người, đương nhiên cũng có lúc oán giận. Đôi khi cô nói với chồng: “Ông xã, cha chồng sống ở đây trong nhiều năm, một xu chi phí sinh hoạt cũng không góp. Chú út cũng vậy, bố chồng đi khám bệnh, thuốc thang, mua quần áo, ăn cơm… cậu ấy cũng không ý ới gì. Tiền lương của hai chúng ta lại không cao, nếu cứ tiếp tục như vậy, một năm có thể tiết kiệm được mấy đồng?”

Chồng Ly cũng biết tình huống trong nhà như thế nào, nhưng đều là máu mủ ruột già, anh có thể làm gì? Anh không thể chìa tay đòi tiền sinh hoạt của bố, cũng không thể tìm em trai để xin tiền. Một gia đình, đôi khi không thể được tính toán rõ ràng như vậy.

Ly cũng chỉ là than thở 1 chút,  còn trong cuộc sống hàng ngày, đối với cha chồng luôn rất chu toàn. Cứ như vậy, bố chồng sống ở nhà Ly 10 năm, không đưa một xu. 

10 năm sau, bố chồng qua đời vì bệnh tật, trong nhà không còn bóng dáng của bố chồng nữa, Ly ngược lại cảm thấy trống rỗng. Lúc này em trai chồng lại tìm đến nhà, nói: “Anh trai, chị dâu, bố để lại bao nhiêu tiền tiết kiệm thế? Mặc kệ như nào thì anh em mình cũng chia đôi”.

Ly nghĩ thầm, làm sao có thể có đứa con trai như vậy? Bố chồng vừa qua đời, vợ chồng Ly vẫn còn rất đau buồn, nhưng chú út lại đến tận nhà tranh giành tài sản. Đúng lúc này, Ly nhận được một tin nhắn ngân hàng thông báo số tiền 1,8 tỷ vừa được chuyển vào tài sản. Ly thấy bất ngờ sau đó là buồn bực, làm sao tự dưng lại có số tiền lớn như vậy chuyển nhầm vào tài khoản? 

Ly đột nhiên nhớ tới, một tuần trước khi bố chồng qua đời, ông đột nhiên mượn chứng minh thư và thẻ ngân hàng của cô, chắc hẳn là vì chuyện này. Ly cùng chồng sửa sang lại di vật của bố chồng thì phát hiện di chúc của ông: “Con trai lớn, con dâu, cảm ơn các con đã chăm sóc bố suốt 10 năm qua. 1,8 tỷ tiền gửi được coi là một lời cảm ơn cho các con. Về phần con trai út, bố quyết định không chia cho nó một xu”.

Em trai chồng nhìn thấy, một câu cũng không nói liền rời đi.

Theo Bảo Châu - Vietnamnet


bố chồng

em chồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.