Chồng nhập viện, tôi về nhà mẹ đẻ trộm tiền cứu anh, mở tủ tiền của mẹ, tôi nói với bác sĩ: “Đừng cứu vội!”

Lúc Hảo mở tủ tiền ra, nhìn thấy sổ tiết kiệm của mẹ mình, cô như người mất hồn, trở lại bệnh viện nói với bác sĩ: “Đừng phẫu thuật vội”.

Hảo và chồng kết hôn được 3 năm nhưng chưa có con vì còn bận kiếm tiền. Lúc sự nghiệp chưa ra đâu vào đâu thì chồng Hảo trên đường đi công tác gặp tai nạn giao thông, phải nhập viện khẩn cấp. Khi cần tiền gấp, Hảo mới hiểu trong nhà không có tiền dự trữ phòng khi cơ nhỡ thì khổ sở thế nào. Trong khi đó, chồng cô cần một khoản tiền không nhỏ để phẫu thuật gấp. 

Về hôn nhân của Hảo thì sau kết hôn, vợ chồng cô dọn ra ngoài ở riêng, không sống chung với bố mẹ chồng. Mối quan hệ của Hảo và mẹ chồng nhìn chung không được tốt, nhưng vào thời điểm này, cô đành gạt sang một bên sự hục hặc để gọi điện vay bà 30 triệu. Mẹ chồng lại nói bà không có tiền, còn nói nhà Hảo lúc cưới nhận được nhiều tiền quà của nhà trai, sao lại lại tìm bà? Hảo biết lúc đám cưới, nhà chồng đã cho nhà cô 80 triệu, nhưng mẹ cô cũng đã đưa 50 triệu trong số tiền đó để chồng cô đầu tư làm ăn. Hảo chưa nói xong, mẹ chồng đã cúp máy, không muốn nghe thêm.

Đối mặt với tình huống nan giải này, Hảo đành loại phải nghĩ đến nhà mẹ đẻ. Nhưng khi Hảo đến nơi thì bố mẹ cô không có ở nhà. Lúc bố mẹ Hảo đưa cho 50 triệu cho con rể đầu tư làm ăn, ông bà đã cảm thấy sự nghiệp của chồng không mấy khả quan. Quả thực cầm của bố mẹ mình 50 triệu nhưng vợ chồng Hảo vẫn chưa làm được gì ra hồn. Bây giờ nếu lại trực tiếp vay tiền bố mẹ cô thì vừa khó lại vừa ngại nên trong lúc cần kíp, Hảo nảy sinh ý định lấy trộm tiền từ tủ của bố mẹ mình để cứu chồng. 

Nhưng lúc Hảo mở tủ tiền ra, nhìn thấy sổ tiết kiệm của mẹ mình, cô như người mất hồn, trở lại bệnh viện nói với bác sĩ: “Đừng phẫu thuật vội”.

Chồng nhập viện, tôi về nhà mẹ đẻ trộm tiền cứu anh, mở tủ tiền của mẹ, tôi nói với bác sĩ: Đừng cứu vội!”-1(Ảnh minh họa)

Hảo và chồng đều là con một. Trước khi kết hôn, vợ chồng cô đã bàn bạc, sau này phải cho đều tiền cha mẹ cả hai bên. Sau kết hôn, tiền trong nhà đều do chồng Hảo quản lý, anh bảo mỗi tháng đều cho cha mẹ nội ngoại hai bên, mỗi bên 3 triệu. Thế nhưng Hảo nhìn trong sổ tiết kiệm của mẹ cô chỉ có đúng 500 nghìn. Khó hiểu, Hảo gọi điện cho mẹ hỏi mới biết chồng cô thực ra chưa từng gửi tiền cho bà, một xu cũng chưa từng.

Hảo rất tức giận, tại sao chồng lại chỉ cho mỗi mẹ chồng tiền, còn mẹ cô thì không? Một người đàn ông chỉ biết nghĩ cho bản thân mình như vậy, Hảo không muốn sống cùng anh ta. 

Trở lại bệnh viện, Hảo nói với bác sĩ đừng phẫu thuật vội, sau đó lắc đầu và rời đi. Cô cũng gửi tin nhắn cho mẹ chồng nói: “Muốn cứu mạng con trai thì mẹ đến bệnh viện càng nhanh càng tốt, nếu không con mặc kệ anh ta đấy”.

Hảo làm như vậy có đúng không?

***

Khi bước vào hôn nhân, người trong cuộc có những giao ước riêng thì cần phải cố gắng thực hiện tốt nhất có thể. Hơn nữa, sự sòng phẳng, công bằng trong đối nhân xử thế đối với hai bên nội ngoại cần được tôn trọng. Với cách làm của chồng Hảo, anh không những đánh mất niềm tin ở Hảo mà còn khiến cô cảm thấy bố mẹ mình bị đối xử bất công. 

Tuy nhiên nhiều dân mạng cho rằng dù thất vọng đến đâu thì Hảo cũng nên tập trung vào việc cứu chữa cho chồng cô trước. Sau đó, vợ chồng có khúc mắc gì thì nên giải quyết dần dần.

Theo V.A - Vietnamnet


Vợ Chồng


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.