Chuyện tình đặc biệt của cô nữ sinh Việt và thầy giáo người Trung Quốc

Mặc dù lấy chồng cách quê hương 4.000km, nhưng cô dâu Việt Lê Thị Thương (30 tuổi, quê ở Hải Dương) hoàn toàn mãn nguyện khi nhận được tình yêu tuyệt đối từ chồng và bố mẹ của anh.

Mối tình thầy trò đặc biệt

Năm 2013, Lê Thương sang Thượng Hải du học tại Trường Đại học Kỹ thuật Công trình Thượng Hải. Tại đây, cô đã có cơ hội gặp gỡ với thầy Hạ Dĩ Dương (40 tuổi) khi anh là giảng viên bộ môn của cô.

Ấn tượng bởi vẻ ngoài xinh đẹp của Thương, thầy Hạ đã chủ động kết bạn, thường xuyên nhắc cô gái bài vở và câu chuyện cuộc sống. Chính sự quan tâm ấm áp, tinh tế này mà Thương bắt đầu rung động.

Đến năm 2014, cả hai quyết định bước vào mối quan hệ yêu thương. Thế nhưng Thương đề nghị sẽ giấu thông tin này với tất cả mọi người cho đến khi tốt nghiệp bởi sợ sự định kiến về mối tình thầy trò.

Chuyện tình đặc biệt của cô nữ sinh Việt và thầy giáo người Trung Quốc-1Tổ ấm hạnh phúc của Lê Thương cùng chồng và cô con gái (Ảnh: NVCC).

Sau hơn 2 năm ở cạnh nhau, thầy Hạ đề nghị tiến tới hôn nhân với cô gái Việt Nam. Ban đầu, Lê Thương rất phân vân, bởi khi ấy việc lấy chồng ngoại quốc đồng nghĩa với chuyện cô sẽ sinh sống lâu dài tại một đất nước khác. Cô gái trẻ đã suy nghĩ rất lâu, nhưng cuối cùng vẫn quyết định đồng ý bởi tình thương, sự đồng hành của vị giảng viên.

"Mình cảm nhận anh là một người đàn ông đáng tin cậy để giao phó hạnh phúc cuộc đời còn lại. Tính mình khá bướng bỉnh, anh lại biết nhường nhịn, mình nóng tính, anh luôn tìm cách xoa dịu… Mình nghĩ nếu ngoài anh ra, sẽ khó tìm được người phù hợp với mình như thế", Lê Thương nói.

Chuyện tình đặc biệt của cô nữ sinh Việt và thầy giáo người Trung Quốc-2
Cặp đôi thường xuyên đi du lịch nhiều nơi trên thế giới (Ảnh: NVCC).

Năm 2017, cặp đôi chính thức trở thành vợ chồng. Cả hai còn tổ chức đám cưới linh đình tại Thượng Hải và Việt Nam trước sự chứng kiến của hai bên gia đình. Và đặc biệt, Thương chia sẻ, sau hôn nhân cuộc sống của cả hai đã bước lên một nấc thang mới. 

Thầy Hạ rất thích được ở cạnh vợ, vì vậy mỗi ngày đều chịu trách nhiệm đưa cô đi đây đó. Thậm chí, trong những chuyến công tác cá nhân, chồng Thương cũng xin được theo. Sự đồng hành này giúp cặp đôi dần từ "người thương" trở thành "người thân trong gia đình" hơn.

"Mình biết các cặp đôi khi mới cưới sẽ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi vụn vặt do chưa quen lối sống của nhau. May mắn vợ chồng mình không gặp vấn đề đó, hoặc có lẽ cả hai đã chuẩn bị trước tâm lý cho tình huống thế này", Lê Thương nói.

Ban đầu, vì điều kiện kinh tế chưa vững, toàn bộ công việc nhà đều do thầy Hạ đảm nhiệm vì có nhiều thời gian hơn. Đặc biệt, anh còn lo toan chuyện bếp núc, nấu ăn. Chỉ riêng cuối tuần, Thương mới phụ chồng tổng vệ sinh nhà cửa một lần.

Mặc dù hiện nay gia đình đã thuê giúp việc, nhưng để chăm sóc vợ chu đáo nên những công việc quan trọng, thầy Hạ vẫn đích thân làm. Điều đó khiến cô gái trẻ càng yêu và tin tưởng vào quyết định kết hôn của mình.

Chuyện tình đặc biệt của cô nữ sinh Việt và thầy giáo người Trung Quốc-3
Mặc dù lấy chồng ngoại quốc, Lê Thương hoàn toàn mãn nguyện vì được gia đình chồng thương yêu hết mực (Ảnh: NVCC).

Bố mẹ chồng tặng 2 tỷ đồng tiêu vặt

Ngoài có một người chồng hết mực cưng chiều, Lê Thương còn hạnh phúc khi nhận được sự yêu thương như con ruột trong gia đình của bố mẹ thầy Hạ.

Theo đó, năm 2016, sau 2 năm hẹn hò, thầy Hạ đã đưa Thương về ra mắt gia đình. Trước cuộc gặp gỡ, Thương từng nghe bạn bè nói nhiều rằng bố mẹ chồng Thượng Hải rất khó tính. Khi tiếp xúc với vẻ ngoài nghiêm nghị, sang trọng của bà Mao (73 tuổi, mẹ thầy Hạ) cô gái lại càng áp lực hơn.

Thế nhưng, đổi lại bà Mao lại là người vô cùng ấm áp. Bà đã ấn tượng về Thương ngay lần đầu tiên và khuyến khích con trai phải nghiêm túc, định hướng tiến tới hôn nhân với cô gái Việt Nam.

 "Sau này mình hay lui tới nhà anh, đi du lịch chung cùng mọi người. Mình cảm nhận mẹ thương và yêu mình, đôi khi còn hơn cả anh Hạ", Thương tủm tỉm cười chia sẻ.

Chuyện tình đặc biệt của cô nữ sinh Việt và thầy giáo người Trung Quốc-4
Bà Mao thương yêu và thường xuyên tặng tiền để Lê Thương tiêu vặt trong suốt thời gian mang thai (Ảnh: NVCC).

Chỉ sau 15 ngày kết hôn, bà Mao đã đề nghị vợ chồng Thương ra ngoài sống để tự do, thoải mái hơn. Đồng thời, 2 vợ chồng bà thường xuyên lui tới nhằm chăm sóc con, tạo điều kiện giúp đỡ Thương về mặt tinh thần và vật chất.

Theo đó, suốt thời gian mang thai, Thương vẫn chọn con đường theo đuổi việc học nên bắt buộc phải dừng công việc kinh doanh online. Thấy thế, bà Mao đã gửi con dâu từ 7 đến 10 triệu đồng tiền tiêu vặt rất nhiều lần trong tháng. Ngoài ra bà con tặng con các phần tiền hơn 100 triệu đồng nhằm lo lắng cho việc chăm cháu. Tính đến lúc con chào đời, Thương đã nhận từ mẹ chồng tổng cộng hơn 2 tỷ đồng.

Hiện tại, Thương đã tốt nghiệp thạc sĩ. Trong con đường học vấn của con dâu, bà Mao luôn ủng hộ. Đặc biệt, bà còn hay mang chuyện cô con dâu Việt Nam vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang của mình để khoe với tất cả bạn bè.

"Lấy chồng xa quê, việc nhớ nhà là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, mình chưa bao giờ hối hận. Công nghệ thông tin đã rất phát triển nên mình thường xuyên gọi video về cho bố mẹ ở Việt Nam. Vào các kỳ nghỉ dài, mình cũng tranh thủ đưa gia đình về thăm quê. Chồng và bố mẹ anh đều rất vui vẻ và hào hứng thăm thú Việt Nam", cô dâu trẻ nói.

Đối với Thương, để tạo dựng hạnh phúc gia đình thì điều quan trọng nhất là giữ nếp nhà và sự tin tưởng. Trong đó, cô gái trẻ luôn dành cho chồng những khoảng không gian nhất định, không bao giờ lo lắng, nghĩ ngợi lung tung.

"Nếu có khúc mắc gì thì chúng mình sẽ ngồi, nói rõ với nhau chứ không chiến tranh lạnh, gặp khó khăn thì cùng tìm ra hướng giải quyết. Cứ vậy, vợ chồng đồng lòng thì khó khăn nào cũng vượt qua", Lê Thương nói.

Theo Dân trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/doi-song/chuyen-tinh-dac-biet-cua-co-nu-sinh-viet-va-thay-giao-nguoi-trung-quoc-20231129141717775.htm

Hôn Nhân


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.