“Con trai, lương tháng của con hơn 100 triệu, sao không dám ly hôn?”, con trai đáp một câu, mẹ im bặt

Nghe xong, bà Thìn đột nhiên trong lòng rất rối rắm, còn thấy sợ hãi. May mà bà không nói điều vừa rồi trước mặt con dâu.

Từ xưa đến nay, mẹ chồng và con dâu gần như được coi như “thiên địch” của nhau. Đối với con dâu, không ít mẹ chồng đeo lăng kính “phân biệt” đối xử rõ ràng, gần như khó có khả năng đối đãi với vợ của con trai như con gái ruột. Hơn nữa, trong mắt luôn cảm thấy không hài lòng với đối phương, ví dụ như: “Nhìn từ đầu đến chân, tôi thực sự không hiểu cô ta có điểm gì mà khiến con trai mê mệt như vậy?”

Bà Thìn là mẹ chồng như vậy. 

Bà năm nay gần 60 tuổi, có một con trai và một con gái. Con gái đi làm ngay sau tốt nghiệp Trung học và đã kết hôn với một người bạn học cùng cấp 3 vài năm trước. Bây giờ cháu ngoại bà Thìn đã được 10 tuổi. Cuộc hôn nhân của cô con gái nói chung là rất suôn sẻ nên vợ chồng bà không có gì phải lo lắng.  

Tiếp theo là con trai. Mỗi khi nhắc đến cậu con trai này, Bà Thìn luôn tự hào vì được hàng xóm khen nức nở. Anh đã luôn đạt được thành tích tốt từ khi còn nhỏ, sau đó tốt nghiệp Đại học danh tiếng và vào làm tại một công ty tư nhân, lương cao ngất ngưởng. Thế nên phải nói trên “thị trường” hôn nhân, con trai bà Thìn thực sự có giá. Bà rất hạnh phúc, luôn nghĩ sẽ chọn một cô con dâu xứng đáng cho con trai. 

Nhưng bà Thìn giới thiệu nhiều cô gái mà con trai bà đều không thích. Dần dần họ ít nói về hôn nhân hơn nhưng trong lòng bà buồn bực lắm. Không lâu sau thì con trai đưa bạn gái về ra mắt. 

Vừa nhìn, bà Thìn đã không hài lòng với nàng dâu tương lai này. Cô không cao, trông lại rất bình thường, như vậy làm sao xứng với đứa con trai cao và đẹp trai của bà? Bề ngoài, bà Thìn tỏ ra tử tế, nhiệt tình nhưng bên trong lại khinh thường. 

Sau khi dò hỏi được, bà mới biết điều kiện gia đình của cô gái kia rất tốt. Cô là con gái duy nhất trong gia đình mà bố là Giám đốc điều hành một doanh nghiệp. Ông bố đã mua cho cô một căn nhà từ rất sớm. Nghe đến đó, mắt bà Thìn liền sáng lên. Bà biết ngay, con trai bà thực sự rất có giá. Nếu kết hôn với cô gái này thì anh sẽ rất nhanh có cả nhà và xe mà không cần mất nhiều thời gian, công sức. 

1 tuần sau khi con trai kết hôn, bà Thìn đã đứng ngồi không yên, liền tìm đến nhà hai vợ chồng trẻ để thiết lập quy tắc với con dâu. Khi đến nhà con trai, bà thấy anh đang đeo tạp dề nấu ăn trong bếp, trong khi con dâu thì ngồi sofa ăn trái cây, xem TV. Điều này khiến bà thấy rất tức trong lòng. Bà vất vả nuôi con trai khôn lớn không phải để phục vụ vợ như vậy!  

Con trai, lương tháng của con hơn 100 triệu, sao không dám ly hôn?”, con trai đáp một câu, mẹ im bặt-1

Thế nên bà lập tức bảo con dâu đi nấu cơm. Con dâu lại đáp: “Mẹ, con không biết nấu ăn. Nếu mẹ thương anh ấy thì để chúng con gọi đồ ăn sẵn mang đến”. Một câu nói của cô khiến bà uất nghẹn. Bà cho rằng phụ nữ đã kết hôn thì phải vào bếp nấu ăn, sao có thể gọi đồ ăn sẵn mỗi ngày? Lúc bà Thìn chuẩn bị “bùng nổ” thìn con trai gọi bà sang một bên nói chuyện, sau đó bà cũng dịu đi.

Vài ngày sau, bà Thìn đột nhiên nảy sinh ý định muốn sống chung với con trai. Bà muốn nhân cơ hội này thiết lập quy tắc với con dâu, khiến cô hiểu việc đàn ông không phải là vào bếp. Sau đó bà xách hành lý đến nhà con trai. Vợ chồng con trai vô cùng ngạc nhiên khi biết mục đích của bà đến nhà.

Cô con dâu nói thẳng: “Mẹ ơi, chúng con không phiền mẹ ở vài ngày, nhưng mẹ không thể can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của chúng con như vậy. Có một khoảng cách thế hệ giữa mẹ và chúng con. Nếu mẹ can thiệp vào cuộc sống của chúng con một lần nữa, mẹ nên trở về quê càng sớm càng tốt”.

Nghe con dâu nói xong, bà Thìn nói với con trai: “Con trai, con nghe vợ con nói chưa? Nếu con muốn đuổi mẹ đi, chỉ cần nói ra. Gì mà can thiệp vào cuộc sống của hai đứa này nọ?” Anh con trai nhanh chóng trấn an mẹ mình. Bà Thìn thì càng nhìn con dâu càng thấy mất hứng, rõ ràng không phải là con dâu tốt.

Bà Thìn vốn nghĩ sẽ cho cô con dâu một bài học, không ngờ lại bị cô hoàn toàn ngó lơ. Chỉ ít ngày sau bà không thể tiếp tục ở nhà con trai nữa khi mà con dâu luôn đi đường riêng, không để ý đến bà một chút nào. Sau khi đi làm về, cô sẽ xem TV, ăn vặt, đợi chồng về nấu cơm cho mình, cuối tuần thì đi mua sắm. 

Nhìn sự nhu nhược, hèn nhát của con trai, răm rắp nghe lời vợ, bà Thìn không chịu được nữa, nói: “Con ơi, mẹ nghĩ nàng dâu này không được rồi. Ngay từ đầu mẹ đã không đồng ý với cuộc hôn nhân này rồi”.

Anh con trai ngạc nhiên hỏi: “Mẹ có muốn tôi ly hôn với cô ấy?” Bà Thìn ngẩng đầu đáp: “Sao lại không? Mức lương hàng tháng của con hơn 100 triệu, để cô ta đi đi, mẹ sẽ tìm cho con người tốt hơn nhiều!”

Con trai bà Thin thốt lên: “Lạy trời, hãy dừng lại đi ạ! Ngôi nhà con đang sống là của bố vợ mua cho. Công việc của con suôn sẻ cũng là nhờ sự nâng đỡ của bố vợ. Nhờ quan hệ của bố vợ mà con mới thăng tiến được như vậy. Nếu không, con đã không có vị trí hay danh tiếng gì rồi mẹ. Cũng không biết liệu có thể đứng vững ở công ty hay không?”

Nghe xong, bà Thìn đột nhiên trong lòng rất rối rắm, còn thấy sợ hãi. May mà bà không nói điều vừa rồi trước mặt con dâu. Hóa ra đứa con trai xuất sắc này của bà, có được ngày hôm nay tất cả đều là nhờ gia đình vợ. Bà không thể đắc tội với con dâu được nên nhanh chóng rời giờ càng nhanh càng tốt. Nghĩ đến đó, bà liền nhanh chóng sắp xếp đồ đạc về quê, từ đó không đến nhà con trai gây phiền toái nữa.

Bà chợt nhận ra rằng lấy được người vợ như vậy đúng là may mắn của con trai bà. Cô con dâu vừa giỏi kiếm tiền, sinh ra trong gia đình có điều kiện tốt, lại còn giúp đỡ sự nghiệp của chồng. Nó cũng thể hiện một phần năng lực nhìn người của con trai bà. Vậy thì bà nên để cho vợ chồng trẻ này sống như cách họ muốn, miễn là cả hai luôn yêu nhau và cảm thấy hạnh phúc với cuộc hôn nhân của họ.

Theo V.A - Vietnamnet


mẹ chồng nàng dâu


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.