Đưa 2 con gái về nhà mẹ đẻ sau ly hôn, đọc được tin nhắn của bà và chị dâu, tôi khóc rời khỏi nhà

Vừa vào nhà, chị dâu đã hỏi: “Cô ly hôn thì được bao nhiêu tiền?” Hà ngay lập tức trở nên rất thất vọng. Cô vừa ly dị, đáng nhẽ họ nên an ủi cô trước tiên mới phải?

Có lẽ bởi vì Hà là nhân vật khá nổi tiếng ở trường, chủ tịch hội sinh viên, vì vậy chồng cũ rất coi trọng cô. Hai người bắt đầu yêu nhau từ thời Đại học. Dù là thế hệ thứ hai của một gia đình giàu có nhưng sau khi hẹn hò với Hà, chồng cô luôn giữ khoảng cách với các cô gái khác.

Sau tốt nghiệp thì vợ chồng Hà kết hôn. Lúc kết hôn, nhà chồng rất hào phóng cho nhà Hà khoản lễ vật không nhỏ, tiền tổ chức đám cưới cũng chủ yếu là bên nhà trai lo. 

Hiện nay vợ chồng Hà đã kết hôn được 4 năm và có 2 cô con gái. Sau kết hôn, Hà thường trợ cấp tiền cho nhà mẹ đẻ. Chồng và mẹ chồng đều không nói gì, vì cơ bản nhà họ không thiếu tiền. Tuy nhiên kể từ sau khi Hà sinh liền 2 cô con gái, thái độ của nhà chồng đối với cô đã thay đổi. Đơn giản là vì nhà chồng luôn mong có cháu đức tôn mà Hà thì khiến họ thất vọng.

Sau đó, chồng Hà gần như phớt lờ cô và hai con gái, giống như họ không tồn tại. Anh thường đi thâu đêm không về nhà, cuối cùng ngoại tình và Hà chọn ly dị. Tiếp đó, mẹ chồng đuổi 3 mẹ con Hà khỏi nhà. Từ đây, Hà mới thật sự nhìn thấu phẩm hạnh của gia đình chồng.

Đưa 2 con gái về nhà mẹ đẻ sau ly hôn, đọc được tin nhắn của bà và chị dâu, tôi khóc rời khỏi nhà-1

Hà gọi điện cho mẹ đẻ thông báo với bà cô đã ly dị và sẽ đưa 2 cháu gái về sống cùng một thời gian. Nhưng mẹ Hà nói phải thương lượng với chị dâu nên cô đành đợi bà gọi lại. Nghĩ lại thì ngôi nhà mà mẹ đẻ Hà cùng anh trai và chị dâu đang ở trong đó có khoản đóng góp là tiền lễ mà nhà chồng Hà đưa lúc trước nên chắc cũng không đến mức không nhận mẹ con Hà.

Hà phải chờ 1 ngày, mẹ đẻ cô mới gọi lại và đồng ý cho 3 mẹ con Hà đến ở. Lúc Hà về nhà mẹ đẻ đã là hơn 8 giờ tối. Khi ấy, mẹ cùng anh trai, chị dâu ngồi ở phòng khách chờ khiến Hà có cảm giác rất ấm áp. Nhưng vừa vào nhà, chị dâu đã hỏi: “Cô ly hôn thì được bao nhiêu tiền?”

Hà ngay lập tức trở nên rất thất vọng. Cô vừa ly dị, đáng nhẽ họ nên an ủi cô trước tiên mới phải? Hà nói: “Em chỉ cần các con, tiền của nhà họ, em không lấy 1 xu”. Mẹ Hà nghe xong liền mắng: “Sao mày ngốc thế? Nhà chồng mày giàu như vậy, mày lại không lấy 1 xu thì về nhà này làm gì?”

Chị dâu kéo mẹ Hà trở về phòng, anh trai nhìn Hà và hai cô cháu gái lắc đầu, rồi cũng bỏ đi nốt. Dù sao thì vẫn phải tiếp tục sống nên Hà vào bếp nấu ít đồ ăn cho hai con, sau đó dọn dẹp và đi ngủ.

Khi 3 mẹ con Hà thức dậy vào sáng hôm sau, tất cả các thành viên khác trong gia đình đều đã đi ra ngoài. Điện thoại di động mẹ chồng để quên trên bàn phòng khách đột nhiên vang lên vài tiếng. Hà nhìn lướt qua thì thấy tin nhắn từ chị dâu.

"Mẹ, cô Hà bây giờ cái gì cũng không có. Vợ chồng con cũng không thể để 3 mẹ con cô ấy ở nhà mình ăn không ngồi rồi. Từ tháng này, cô ấy phải đóng tiền phí sinh hoạt cho 3 người, nếu không mẹ phải nghĩ cách để cô ấy đến nơi khác sống. Mẹ nghĩ xem, một lúc phải chăm thêm 1 người lớn với 2 đứa nhỏ nữa, mẹ có mệt không?”

"Mẹ, nếu 3 mẹ con cô Hà chuyển đi, mẹ nói cho con biết một tiếng, con sẽ mua quà hậu tạ”.

Hà thật sự không thể tưởng tượng người nhà mẹ đẻ của mình lại cũng tuyệt tình như vậy, cho nên ngay lập tức thu dọn đồ đạc, mang theo 2 con gái tự mình đi thuê nhà bên ngoài ở. May mắn thay, Hà vẫn còn khoản tiết kiệm 200 triệu trong tài khoản còn chưa đưa cho nhà đẻ. Cô chắc chắn sẽ làm việc tốt và sống thật tốt, vì bản thân cô và vì hai con gái.

Nhiều phụ nữ sau khi hôn nhân đổ vỡ, chỉ cần có quyền nuôi con thì không cần tài sản từ chồng. Tuy nhiên, họ không hiểu là cảnh mẹ đơn thân nuôi con sẽ rất vất vả. Nếu không tích lũy được một số tiền trong tay, chỉ hồn nhiên về nhà mẹ đẻ sống thì sẽ trở thành gánh nặng cho mọi người. Nếu nhà đẻ thương, không tính toán nhiều và sẵn sàng bao bọc thì không có gì đáng lo nhưng nếu nhà đẻ ích kỷ hoặc kinh tế khó khăn thì cuộc sống sẽ rất vất vả. Vì vậy cho nên, phụ nữ trước khi đưa ra một quyết định lớn, bên cạnh một tâm thế vững vàng thì cũng phải chuẩn bị trước cho mình một nguồn lực kinh tế đáng kể, để khi dù có phải bơi một mình thì cũng không sợ chết đuối!

Theo V.A - Vietnamnet


mẹ đẻ

tâm sự gia đình

chị dâu em chồng


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.