Kết hôn hơn 20 năm, tôi chưa từng ăn Tết ở nhà chồng 1 ngày, cũng chưa từng nấu 1 bữa cơm nhưng vẫn là “lão đại” trong nhà

Nhà có 5 chị em gái nhưng cả 5 đều ăn Tết nhà ngoại mà mẹ chồng không nói 1 câu. Bí quyết của chị em họ là gì?

Mỗi dịp Tết đến, đa phần mẹ chồng sẽ yêu cầu con dâu phải ăn tết đằng nội. Việc nấu ăn 3 ngày Tết, hầu hạ cả nhà chồng đã trở thành nhiệm vụ tất yếu của các nàng dâu. Nhiều nơi còn có phong tục là con gái đã đi lấy chồng thì không được ăn Tết ở nhà đẻ vào ngày 30.

Thế nhưng mẹ chồng Huệ, năm nay đã hơn 50 tuổi, sống với mẹ chồng hơn 20 năm nhưng chưa từng phải ăn Tết ở nhà chồng, cũng không cần phải giúp mẹ chồng nấu 1 bữa cỗ Tết nhưng địa vị trong nhà chồng vẫn rất cao. Vì sao lại như vậy? 

1

Hơn 20 năm trước, bố chồng Huệ sau khi tốt nghiệp Đại học thì về quê. Có trình độ như ông thì ở quê rất dễ tìm được đối tượng để kết hôn. Lúc đó ông được mai mối cho một phụ nữ trong thôn nhưng sau khi gặp mẹ chồng Huệ, ông liền nhất kiến chung tình, đòi cưới bằng được.

Mẹ chồng Huệ là một phụ nữ đẹp. Bà cao lớn, tóc dài, dáng người tốt, vẻ ngoài nổi bật, nói chung là mẫu phụ nữ được nhiều đàn ông yêu thích. Tuy xuất thân nông thôn nhưng bà là con gái của một trưởng trạm nên cũng làm việc ở đây, có công việc tử tế, thu nhập tốt.

Lúc đó bố chồng chưa có sự nghiệp gì nên mẹ chồng không muốn đặt cược tương lai của mình vào người đàn ông như vậy nhưng bố chồng vẫn cố chấp, dù có phải bán đất, bán nhà cũng phải cưới bà cho bằng được. Nhà mẹ chồng muốn gây khó dễ nên yêu cầu phải có sính lễ cao cấp, còn đòi phải mua được nhà ở thị trấn.

Nhà bố chồng có 3 anh em thì anh cả đã kết hôn, dưới ông còn có 1 người em trai nữa. Gia cảnh nói chung không dư dả gì. Nhưng bố chồng mỗi ngày đều khóc nháo làm loạn nên bố mẹ ông cũng phải đồng ý. Sau khi nợ nần chồng chất, bố chồng mới rước được mẹ chồng về nhà.

Kết hôn hơn 20 năm, tôi chưa từng ăn Tết ở nhà chồng 1 ngày, cũng chưa từng nấu 1 bữa cơm nhưng vẫn là lão đại” trong nhà-1

2

Bởi nhà mua ở thị trấn chưa sửa xong, nội thất cũng trống rỗng nên thực chất mẹ chồng chưa từng sống ở đó mà sống ở nhà chồng. Những ngày sống ở nhà chồng, bà chưa từng phải vào bếp nấu cơm. Mỗi ngày tan tầm về đến nhà, cơm canh đều đã được mẹ chồng của bà nấu sẵn.

Bố chồng Huệ khi ấy được phân công một công việc nhà nước nhưng không hài lòng mà đi buôn, cũng kiếm được kha khá tiền. Lương của mẹ chồng Huệ khi đó cũng không ít nên về cơ bản điều kiện sống của ông bà là tốt nhất trong số các anh chị em.

Năm mới đầu tiên ở nhà chồng, mẹ chồng Huệ trực tiếp đề nghị sẽ về nhà ngoại ăn Tết. Bởi theo tiền lệ nhà bà thì cả 5 chị em gái bà đều về nhà đẻ đón Tết cùng bố mẹ, dù có gả ra ngoài bao nhiêu năm thì cũng đều như thế. Không đợi mẹ chồng mình đáp, bà liền đưa mấy triệu cho mẹ chồng, để mẹ chồng tự mua sắm Tết. Muốn ăn Tết thế nào, hay mời ai đến nhà ăn Tết cùng cũng được, nếu thiếu tiền thì cứ bảo bà đưa thêm. Lúc ấy vài triệu đồng là con số không nhỏ. 

Đúng ngày 30, bà xách đồ về ăn Tết ngoại cùng 4 chị em khác, cùng bố mẹ đẻ gói, luộc bánh chưng. Vì hai nhà không xa nhau lắm nên mùng 1 Tết bố chồng Huệ cũng sang nhà vợ chơi, cùng chị em nhà vợ chơi bài, ăn uống vô cùng náo nhiệt.

3

20 năm trước hẳn chuyện mẹ chồng - nàng dâu không được cởi mở như bây giờ, có rất nhiều quy củ. Nếu con dâu mà không ăn Tết ở nhà chồng là một lỗi rất lớn. Nhưng mẹ chồng của mẹ chồng Huệ lại nhận tiền sắm Tết từ con dâu, sau đó không nói gì nữa, đồng ý cho con dâu muốn ăn Tết ở đâu thì ăn.

Nhiều năm trôi qua, lúc mẹ chồng đã lớn tuổi, eo chân đều có bệnh, chỉ ngồi xe lăn, việc gì cũng không làm được. Theo lý thuyết mẹ chồng Huệ là con dâu thì phải gánh vác nghĩa vụ chăm sóc nhưng vì còn công việc nên bà tìm bác cả, người đã ly hôn về để chăm sóc mẹ chồng, trả tiền công đàng hoàng. Người anh chồng này trước kia là tài xế xe tải, sau khi gây tai nạn thì bị tước mất bằng lái, dẫn đến thất nghiệp.

Sau đó bố chồng vì giãn tĩnh mạch cũng ngồi xe lăn, người anh cả phụ trách chăm sóc luôn. Mọi việc từ nấu cơm, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa đều do bác đảm nhiệm.

Mẹ chồng Huệ sau đó còn chuyển khỏi khỏi nhà mẹ chồng, để bác cả và bố mẹ chồng của bà tùy ý xây thêm cho rộng rãi.

Kết hôn hơn 20 năm, tôi chưa từng ăn Tết ở nhà chồng 1 ngày, cũng chưa từng nấu 1 bữa cơm nhưng vẫn là lão đại” trong nhà-2

4

Tuy 20 năm ở nhà chồng, mẹ chồng Huệ là dâu mà chưa từng ở lại ăn Tết ngày nào nhưng không có Tết nào mà bà không lo chu toàn cho nhà chồng, nhất là về mặt tài chính.

Có người hỏi mẹ chồng Huệ: “Vì sao 5 chi em nhà cô đều có thể về nhà đẻ ăn Tết? Mẹ chồng của các cô không ý kiến gì sao?” Bà cười cười đáp: “Không phải cô đề cao sức mạnh của đồng tiền nhưng chuyện khó khăn gì, nếu có tiền thì cũng giải quyết được phần lớn rồi. Việc chi tiền cho ai cũng đều thể hiện thành ý và tấm lòng của mình dành cho họ. Về cơ bản, chị em cô đều dùng tiền để xử lý chuyện nhà chồng”. 

Dù sao không phải cô con dâu nào mỗi năm đều có thể gánh vác chi phí ăn Tết nhà chồng, còn trả tiền cho người trông bố mẹ chồng, không những thế còn không tiêu 1 xu nào của nhà chồng.

***

Kết hôn hơn 20 năm, mặc dù mẹ chồng Huệ không ở hai mươi năm, không một ngày ăn Tết ở nhà chồng nhưng cách làm của bà lại vượt qua đa số các nàng dâu khác.

Chính sự hào phóng của bà mẹ chồng, anh trai chồng, em chồng… không một câu oán hận, thậm chí là rất tôn trọng.

Theo V.A - Vietnamnet


mẹ chồng nàng dâu

Tết nội Tết ngoại


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.