Lần đầu đến nhà ra mắt, chỉ một ánh mắt của bố chồng tương lai khiến tôi quyết định không về làm dâu

Tất nhiên, Lê cũng có một chút toan tính nhỏ cho riêng mình. Trước kết hôn, cô muốn xem gia đình bạn trai như nào, bố mẹ chồng tương lai có hòa thuận hay không. Kết quả là cô bị ám ảnh bởi ảnh mắt đó của bố chồng.

Khi nói đến hôn nhân, một số người độc thân ghen tị, nhưng những người đã kết hôn lại phàn nàn nhiều hơn.

Chúng ta khao khát kết hôn, không gì khác hơn là mong tìm được một người hiểu mình trong thế giới rộng lớn, để sau này có thể sát cánh bên nhau, cùng nhau ngắm nhìn cảnh đẹp, tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Hoặc đơn giản là có thể cùng nhau ăn uống và nói chuyện.

Tuy nhiên, sau khi bước vào hôn nhân, nhiều người sẽ thấy hầu hết những mô tả trước đây về hôn nhân đều dựa trên sự tưởng tượng, sau khi thực sự trải nghiệm, chúng ta mới hiểu rằng hầu hết các cuộc hôn nhân lâu dài đều tuân theo một "công thức nhẫn nhịn".

Dù là vợ chồng mới cưới hay đã kết hôn được mười hay hai mươi năm, mô hình hôn nhân luôn giống nhau: Người phụ nữ phải đảm đương mọi công việc nhà, người chồng cảm thấy chỉ cần nhận lương hàng tháng là anh ta có thể không cần làm gì; thậm chí nghĩ mục đích của việc cưới một người vợ là để cô ấy sinh con và làm việc nhà.

Có nhiều người phụ nữ cả đời chịu đựng, dù cảm nhận cuộc hôn nhân của mình không hạnh phúc, cũng không dám kêu ca, thậm chí còn thấy hối hận. Nếu được quay ngược thời gian hoặc làm lại từ đầu, họ sẽ không bao giờ kết hôn và ở bên người đàn ông đó. 

Với kinh nghiệm của người đi trước, nhiều người nhận ra rằng bước đầu tiên để lựa chọn hôn nhân cẩn thận là đến nhà người đàn ông đó, xem bố mẹ anh ta có hợp nhau không, xem anh ta là người như thế nào trước mặt họ; môi trường gia đình anh ta như thế nào, cảm nhận không khí gia đình đó.

Xét cho cùng, gia đình ban đầu có ảnh hưởng rất lớn đến một người, tình yêu giữa hai người chỉ là giao tiếp ở mặt tình cảm, để có sự hiểu biết sâu sắc về một người đàn ông, phụ nữ phải xâm nhập vào cuộc sống gia đình của anh ấy. Lúc đó, họ mới có thể nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng. 

Cũng giống như Lê, cô yêu bạn trai được 3 năm, cuối cùng chỉ sau một chuyến đến ra mắt nhà chồng tương lai mà quyết định không kết hôn.

Lê và bạn trai là bạn học đại học, quen nhau từ năm cuối đến nay đã ba năm.

Vì cùng đi làm bên ngoài nên họ thuê nhà và ở chung để tiện chăm sóc nhau.

Sau khi mẹ của Lê biết con gái mình và bạn trai đã sống chung từ trước khi cưới, bà liên tục thúc giục hai người nhanh chóng kết hôn vì sợ con gái bị thiệt nếu ở bên nhau lâu dài.

Nhưng cả hai đều có kế hoạch riêng, muốn đi làm trong hai năm và tiết kiệm tiền trước khi cưới. Điều này kéo dài suốt 3 năm, Lê không có kế hoạch kết hôn nên chưa bao giờ đến thăm nhà bạn trai.

Cách đây không lâu, cả hai bắt đầu bàn chuyện cưới xin vào năm sau, muốn tới gia đình hai bên để thưa với bố mẹ nên bạn trai đã dẫn Lê về quê ăn Tết trước, sau năm mới sẽ tới nhà Lê.

Tất nhiên, Lê cũng có một chút toan tính nhỏ cho riêng mình. Trước kết hôn, cô muốn xem gia đình bạn trai như nào, bố mẹ chồng tương lai có hòa thuận hay không.

Bạn trai Lê là con trai út trong gia đình, trên còn có hai chị gái. Vì hai chị gái lấy chồng nhà không xa nên khi em trai đưa bạn gái về ra mắt, họ hứa sẽ có mặt, dùng chung bữa tối.

Nhưng vào ngày đầu tiên Lê đến nhà chồng, trên bàn ăn chỉ có 4 người, hai người chị đã không đến. Bạn trai Lê giải thích do hai chị bận ở nhà chồng vì Tết Nguyên Đán đang đến gần, nhưng bố chồng tương lai lại phàn nàn: "Đúng là lũ con gái nuôi chỉ tốn cơm gạo”, khiến Lê hơi bối rối.

Lần đầu đến nhà ra mắt, chỉ một ánh mắt của bố chồng tương lai khiến tôi quyết định không về làm dâu-1(Ảnh minh họa)

Bên nhà bạn trai Lê có một phong tục, đó là lần đầu tiên con trai đưa bạn gái về quê ra mắt, họ hàng thân thiết sẽ kéo đàn kéo đống đến, tiện thể dùng cơm rồi ngồi tám chuyện sôi nổi.

Ngày hôm sau, một đám người thân lũ lượt đến nhà bạn trai, bao gồm cả gia đình bạn trai, tổng cộng khoảng 12 người. 

Bố bạn trai mặt đỏ bừng nói: “Tôi sắp có con dâu, năm nay phấn khởi lắm nên Tất niên mời mọi người đến chung vui”.

Đến thời điểm này, Lê vẫn chưa thấy hai chị của bạn trai có mặt.

Trong khi họ hàng ngồi uống trà, trò chuyện và xem TV thì mẹ chồng nấu ăn một mình trong bếp. Lê muốn giúp đỡ nhưng lại bị mẹ chồng đuổi ra khỏi bếp. Mẹ chồng nói lần đầu Lê đến nhà, là khách thì không phải nấu nướng gì hết.

Sau đó một bàn lớn thức ăn cho 12 người được bày ra. Các món ăn lần lượt được mang lên. Khách khứa được bữa ăn uống no say, có người khen mẹ chồng: “Mấy món này chị dâu nấu ngon quá!”. Bố chồng thì cầm ly rượu lên nói: “Đàn bà chẳng phải đều nấu ăn thế sao? Có gì đâu mà khen”. 

Điều này khiến Lê rất khó chịu, từ lúc họ hàng đến nhà ăn cơm, mẹ chồng luôn chân luôn tay hết pha trà, rửa hoa quả, nấu nướng. Tất cả đều là một tay bà làm, chồng và con trai không ai nói một câu muốn giúp.

Lê nhìn cách mẹ chồng bưng bê đồ ăn qua lại, không chịu được nữa mới hỏi bạn trai: “Em giúp bác được không?”. Bố chồng nghe thấy, nói: "Con không cần giúp đâu, lần đầu tiên đến nhà là khách, khách thì cứ ngồi ăn thôi. Sau về làm dâu, tất cả những nhiệm vụ này là của con. Khỏi lo, con còn nhiều cơ hội để ‘biểu diễn’ lắm”.

Họ hàng nghe xong cười phá lên, bạn trai Lê không cảm thấy có gì sai mà còn cười, chỉ có Lê là rất khó chịu sau khi nghe bố vợ nói.

Khi món cuối cùng được dọn lên bàn, mẹ chồng vẫn chưa đến ăn. Lê chủ động mời mẹ chồng tương lai nhưng bà nói bây giờ không đói, cứ để mọi người ăn trước.

Lê lại ngồi vào bàn ăn, bố chồng thì cứ nhìn chằm chằm vào cô, ánh mắt của ông như muốn nói: “Con bé này thật cứng đầu và nực cười”. Một lúc sau ông nói: “Mẹ chồng con đã nấu cơm cả đời rồi. Đó chẳng phải công việc phụ nào cũng nên làm sao?”

Bạn trai vẫn không nói lời nào với mẹ anh mà còn hùa theo bố chồng: "Mẹ anh nấu ngon lắm. Sau em phải học thêm mẹ nhé".

Lê đã rất không vui trong bữa ăn đó, cô nghĩ đến việc đứng dậy và rời khỏi bàn nhiều lần nhưng vẫn cố kiềm chế.

Đã qua giờ ăn trưa, mẹ chồng đang ăn, trên bàn đầy đồ ăn thừa, bà ngồi đó một mình và ăn.

Lần đầu đến nhà ra mắt, chỉ một ánh mắt của bố chồng tương lai khiến tôi quyết định không về làm dâu-2(Ảnh minh họa)

Họ hàng đều đi hết, bạn trai Lê và bố chồng Lê đã no say, phè phỡn ngồi nói chuyện. Bạn trai than thở với bố: "Con đưa bạn gái về ra mắt mà cả hai chị đều không đến, làm con rất ngượng. Không nể mặt con gì cả”.

Bố chồng giận dữ mắng mỏ: "Bố mày đúng là nuôi hai con hồ ly không biết điều, nói bố thiên vị mày, không tôn trọng bọn nó nên hai đứa cùng không đến. Chúng là loại con gái gì thế? Không biết hiếu kính bố già gì cả!”

Trong bữa ăn, Lệ đã rất bực bội rồi. Giờ nghe bố chồng nói, cô liền khó chịu một mình bỏ về phòng dành cho khách.

Lê kể với mẹ chuyện xảy ra ở nhà bạn trai. Cô nói bản thân thấy rất hoài nghi về cuộc hôn nhân này và không muốn kết hôn nữa.

Mẹ cô đồng ý với con gái, nếu không muốn ở lại nữa thì xin về trước, đừng đón Tết nhà người ta.

Tối hôm đó, Lệ kiếm cớ, nói bà ngoại sức khỏe không tốt, nhắn cháu gái về nên vội vàng thu dọn đồ đạc về nhà.

Vừa về đến nhà, Lê chia tay bạn trai, nói không muốn kết hôn, cũng nhắn nhủ bạn trai qua Tết đừng tìm đến nhà mình. 

Bạn trai Lê bối rối hỏi chuyện gì đã xảy ra? Lê thành thật nói những gì cô cảm thấy trong suốt hai ngày ở nhà bạn trai nhưng anh ta chỉ nói một câu: “Đạo đức giả!”

Lần đầu đến nhà ra mắt, chỉ một ánh mắt của bố chồng tương lai khiến tôi quyết định không về làm dâu-3(Ảnh minh họa)

Gia đình nhà bạn trai quá tệ, quan hệ giữa hai cô con gái và bố mẹ không tốt, phụ nữ không có tư cách, phẩm giá ở nhà, nấu ăn là công việc lẽ dĩ nhiên phải làm, kể cả kiệt sức thì đàn ông trong nhà cũng không giúp. Tính gia trưởng bao trùm trong suy nghĩ của cả gia đình.

Có người sẽ hỏi, vậy 3 năm yêu bạn trai, Lê không cảm nhận được vấn đề nào ở anh ta sao?

Lê cẩn thận nhớ lại ba năm qua, cô luôn là người nấu cơm và giặt quần áo, lý do bạn trai đưa ra là anh ta không biết làm những việc này, nói không phải phụ nữ sẽ làm giỏi hơn sao? Chính điều này đã tạm thời đánh lừa Lê.

Tại nhà bạn trai, Lê nhìn thấy mẹ chồng như thấy chính hình ảnh mình sau kết hôn. Điều này khiến cô cảm thấy vô cùng kinh hãi và chỉ muốn bỏ trốn.

Về phần mẹ chồng, dường như bà đã quá quen với kiểu “chèn ép”, “bị chỉ tay 5 ngón” này, im lặng, không một lời phản kháng, điều này càng khiến Lê thấy ghê sợ hơn.

Trong số rất nhiều cặp vợ chồng tôi từng tiếp xúc, hầu hết những cặp vợ chồng kết hôn lâu năm đều hòa hợp theo cách này và không ai thấy bất thường về nó. Ngay cả những đứa con trong gia đình cũng được giáo dục theo cách này, coi sự đóng góp của mẹ là đương nhiên, bỏ qua sự đàn áp của cha đối với mẹ, thậm chí trở thành đồng phạm của cha.

Vì vậy, phụ nữ phải hiểu rằng khi đến nhà người đàn ông trước khi kết hôn, nhất định phải quan sát cách đối nhân xử thế của họ. Nếu phát hiện ra vấn đề, hãy ngăn chặn sự mất mát kịp thời, đừng đợi đến khi kết hôn rồi mới hối hận.

Cũng đừng vội nghĩ rằng bạn trai mình khác bố mẹ, bố mẹ anh ta thế này nhưng anh ấy thế khác, có thể có nhưng rất ít..

Ảnh hưởng của môi trường gia đình lên con người rất tinh vi, nhiều người con trai sẽ trở thành bản sao của người cha, lặp lại vai trò của người cha và đi theo con đường cũ của người cha.

Ngoài ra, xin muốn nhắn nhủ tới các bạn nữ:

Bạn phải dứt khoát khi gặp phải chuyện này và đừng ôm tâm lý rằng mình có thể thay đổi được bạn trai. Bạn không phải nữ chúa, bạn chỉ là một người bình thường, bạn không thể thay đổi một người đã nhận được sự giáo dục của gia đình hơn 20 năm, khiến anh ta hoài nghi rằng sự giáo dục mà anh ta nhận được là sai lầm, chứ đừng nói đến việc thay đổi nhân sinh quan của anh ta. Điều bạn cần làm là hành động đúng lúc, kết thúc khi còn chưa muộn!

Theo Bảo Châu - Vietnamnet


ra mắt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.