Lên MXH bóc phốt chồng cũ không nuôi con sau ly hôn, người vợ bị dân mạng ném đá ngược “Giữ lại chút liêm sỉ đi chị”

“Giữ lại chút liêm sỉ đi chị. Ly hôn xong là xong, dây dưa làm gì. Họ có tiền thì cũng là tiền của họ mà", một dân mạng nói.

Phân chia tài sản và giành quyền nuôi con luôn là vấn đề nhức nhối hậu ly hôn. Người vợ này sau khi hôn nhân đổ vỡ, không những giành được quyền nuôi con mà còn được chia tới 2/3 tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên chỉ 2 năm sau, chị đã lâm vào hoàn cảnh khó khăn và buộc phải tìm đến chồng cũ nhờ nuôi con hộ một thời gian.

Chị tâm sự:

“Tâm sự xíu ạ. Hai vợ chồng ly hôn gần 2 năm nay. Khi chia tài sản, em được 2/3 tài sản vì phải nuôi con và có 1 điều kiện là đối phương không phải chu cấp cho con. Hai đứa tự thỏa thuận với nhau thôi ạ.

Bây giờ em rất khó khăn vì hậu quả của mấy tháng dịch vừa qua. Tiền đóng học cho con cũng phải mượn ngoại, bên nội thì lâu lâu mới ghé qua nhà cho cháu ít tiền mua sữa thôi chứ không quan tâm nhiều.

Nay chồng cũ cũng khá giá, mua xe, xây nhà mới. Em có hẹn muốn gặp mặt nói chuyện để con qua đó sống một thời gian nhưng chồng cũ không chịu vì sắp phải cưới vợ. Ông nói nếu để ông nuôi phải phải ít nhất 1 hoặc 2 năm nữa mới được. Em không hiểu tại sao đàn ông vì gái mà ngay cả con mình cũng không cần nhỉ? Chạy xe 4 chỗ mà để con mình phải chịu khổ, tiền học cũng không có mà đóng, phải lên đứng cột cờ vì nộp tiền trễ”.

Lên MXH bóc phốt chồng cũ không nuôi con sau ly hôn, người vợ bị dân mạng ném đá ngược Giữ lại chút liêm sỉ đi chị”-1

Như vậy sau ly hôn, người vợ dù được chia tài sản gấp đôi chồng nhưng vì ảnh hưởng của mấy tháng dịch bệnh mà nhanh chóng gặp khó khăn, thậm chí còn không có tiền để đóng học cho con. Trong khi đó sau 2 năm, chồng cũ ăn nên làm ra, mua được nhà xe, kinh tế tốt. Bất đắc dĩ chị đành đưa con đến nhờ anh nuôi hộ một thời gian. Tuy nhiên vì sắp tái hôn nên người chồng từ chối lời đề nghị và nói 1, 2 năm nữa mới nuôi con được.

Thông thường người phụ nữ sau ly hôn, phải sống cảnh mẹ đơn thân nuôi con, chắc chắn sẽ nhận được sự đồng cảm và ủng hộ của mọi người. Tuy nhiên trong trường hợp này, nhiều dân mạng cho rằng người vợ không có gì là oan ức và người chồng cũng không hẳn đã làm sai.

- “2/3 tài sản còn khóc? Mình tay trắng phải nuôi 3 đứa con đây còn không dám khóc”.

- “Giữ lại chút liêm sỉ đi chị. Ly hôn xong là xong, dây dưa làm gì. Họ có tiền thì cũng là tiền của họ mà, bây giờ dịch dã vẫn đi làm được nghĩ thoáng lên, tự thân vận động tìm việc làm nuôi con. Con mình đẻ ra thì mình nuôi được, có rau ăn rau có cháo ăn cháo, có thịt ăn thịt. Nếu chồng cũ chị thương con thì đã tự đưa thêm tiền chu cấp cho con, cho dù có thoả thuận là không cần chu cấp thêm tiền. Họ có gia đình riêng của họ, đừng làm phiền đến gia đình người ta. Chị gửi con về đấy, vợ mới của chồng cũ đánh con chị thì sao, c không xót con à?"

- “Khó khăn thì tự tìm cách giải quyết, thiếu tiền thì đi làm kiếm tiền. Chứ kiếm chồng cũ chi cho ê chề vậy? Người ta có gia đình riêng làm vậy khác nào làm phiền người ta? Làm đàn bà phải như nào thì thằng chồng nó đi rồi ko dám nhìn lại vậy chứ? Tự thân vận động đi chị gái. Ngồi đó trách cứ tào lao chi mất thời gian vậy?”

- “Theo cá nhân mình thấy nếu người phụ nữ khi ly hôn mà giành được quyền nuôi con thì chả ai cần tài sản. Đằng này được tới 2/3 mà còn ghen tức thì… Bạn bè mình ly hôn chỉ cần có con cái làm động lực thì cũng tự giàu lên được. Để con đứng cột cờ, nghe thật bất lực quá”

Có thể thấy không ít dân mạng cho rằng người vợ dù được phân chia 2/3 số tài sản nhưng không biết làm ăn để tiền đẻ ra tiền nên dù có một khoản lớn trong tay thì “miệng ăn núi lở”, sớm muộn cũng hết. Lại có người cho rằng người vợ không nói rõ 2/3 tài sản ở đây là chỉ tiền bạc hay còn bao gồm nhà cửa, xe… Nếu người vợ nhận 2/3 tài sản nhưng đều là hiện vật thì tất nhiên chuyện thiếu thốn tiền tiêu có thể xảy ra. Trong khi người chồng là người rời đi, nếu trong tay là tiền thì hoàn toàn có thể dùng số tiền này để đầu tư kinh doanh buôn bán, chuyện phất lên cũng là dễ hiểu.

Một số dân mạng cho rằng người vợ đã không khéo léo khi làm giao kèo với chồng về việc chăm nuôi con hậu ly hôn. “Chuyện 1/2 và 2/3 không quan trọng. Quan trọng là chị không cam kết với chồng sao cho đúng. Ví dụ như con cái là do tôi nuôi, anh không phải cấp dưỡng. Tuy nhiên không thể hoàn toàn phủi tay như vậy, những lúc tôi gặp khó khăn thì anh cần chu cấp cho con tiền học phí. Như vậy, người chồng sẽ biết mình phải có trách nhiệm trong hoàn cảnh nào”.

Không cần biết mâu thuẫn giữa bố mẹ thế nào thì đứa con vẫn đang là người chịu thiệt thòi nhất. Một dân mạng ý kiến: “Tội cho đứa trẻ, mất đi sự yêu thương của người cha, chỉ thôi thì không đủ. Vẫn mong 2 bên suy nghĩ cho đứa trẻ nhiều hơn bản thân 1 chút”. Vậy cho nên, chốt lại là: “Nếu chị thực sự khó khăn, có thể bàn bạc thêm với chồng cũ chu cấp cho con thêm 1 ít để vượt qua khoảng thời gian khó khăn này. Nếu anh ấy đồng ý thì tốt, không thì phải tự cố gắng thôi. Còn cái kiểu lấy đứa trẻ ra làm lá chắn đưa đẩy cho bố nó thì thôi đi. Đã ly hôn rồi thì cũng phải để người ta tìm hạnh phúc chứ!”

 

Theo V.A - Vietnamnet


Chồng cũ


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.