Mẹ chồng cho ăn cơm cữ không canh, nàng dâu ra chiêu khiến bà tự giác chuẩn bị đồ tươm tất, đến chồng cũng khen

"Mình lo hết cho con kể cả giặt giũ nhưng không rảnh tay nấu cơm được đành nhờ bà hộ cơm cữ nửa tháng đợi mẹ mình ra", con dâu kể.

Có những vấn đề trong nhà nếu không kiên quyết thì có lẽ, hai bên sẽ phải chịu đựng nhau. Nhưng sự kiên quyết đó cũng phải dò xét kĩ càng, tránh để tình thế rơi vào cảnh bằng mặt không bằng lòng, ảnh hưởng về sau.

Cô con dâu không hòa hợp với mẹ chồng

Một người vợ chia sẻ câu chuyện cơm cữ sau sinh gây chú ý mạng xã hội. Theo như cô chia sẻ thì mình và chồng cưới nhau gần 3 năm mới có con.

Chồng cô đi xuất khẩu lao động, đi được hơn 1 tháng thì cô mới phát hiện mang thai 2 tháng. Hai vợ chồng sống với mẹ chồng, bố chồng đã mất từ lâu. Nhà chồng còn một cô em gái đi học ở thành phố lâu lâu mới về.

“Mẹ chồng ngày xưa cũng không ưa mình lắm. Bà bảo mình bé tí, èo uột thì làm vợ làm mẹ ra sao. Nói vậy nhưng chồng mình vẫn cưới, anh đi làm xa thì mình và mẹ ở nhà. Sau khi hai mẹ con sống với nhau, mình lo toan hết việc nhà cửa cơm nước dù vẫn đi làm công ty. Mẹ ở nhà, bán hàng tạp hóa ngay ở cửa nhưng lúc nào cũng đợi con dâu về nấu nướng dọn dẹp. Với mình mấy việc này đơn giản, mình làm vẫn ok thôi nên tình hình cũng chưa có gì ‘biến’ lắm.

Sau khi mang thai, mình nghén khá nặng nhưng vẫn phải cơm nước đủ đầy. Việc này mình cũng nói với mẹ rồi. Ai ngờ mình không nấu thì bữa đó bà cho hai mẹ con ăn cơm vừng lạc mua sẵn vì bận, thật sự nghẹn ngào”, người vợ kể.

Mẹ chồng cho ăn cơm cữ không canh, nàng dâu ra chiêu khiến bà tự giác chuẩn bị đồ tươm tất, đến chồng cũng khen-1

Không chỉ thế, điều khiến cô con dâu này bức xúc hơn là việc mẹ chồng cho rằng cô giả vờ nghén ngẩm. Việc phụ nữ mang thai mệt mỏi là bình thường nhưng bà luôn nghĩ con dâu làm nũng chồng dù chồng chẳng ở gần.

“Nhiều lúc mình cũng bực mình cách nói của mẹ chồng lắm. Tuy nhiên, bà cũng tốt, chưa có gì quá quắt nên thôi. Mình nhiều lần cũng kể với chồng ở nhà áp lực. Chồng mình cũng chỉ biết an ủi, phần vì anh ở xa quá, phần nữa anh cũng mong hai mẹ con hòa hợp. Chính anh cũng từng nói chuyện với mẹ chồng rồi. Sau này mình sợ anh lo nghĩ nhiều nên chẳng kể thêm nữa, để anh yên tâm làm việc”, cô chia sẻ.

Cơm cữ không có canh và cái kết đẹp
Tuy vậy, khi cô còn khỏe mạnh nấu nướng lo toan được thì chẳng sao. Đến lúc cô sinh em bé, nằm một chỗ thì cũng chẳng nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

“Mình cũng chẳng mong mẹ giúp đỡ gì nhiều vì biết bà cũng có chút bận. Mình lo hết cho con kể cả giặt giũ nhưng không rảnh tay nấu cơm được đành nhờ bà hộ cơm cữ nửa tháng đợi mẹ mình ra. Trước đó khi mình sắp sinh, chồng đã gửi về 20 triệu nhờ mẹ lo chuyện cơm nước hộ.

Ấy thế nhưng ngay từ hôm đầu tiên ở viện về, mình đã khó nuốt. Mẹ chồng kho nồi cá biển và vắt dưa muối cho ăn. Hoàn toàn không có chút canh nào cả.

Những ngày tiếp theo cũng ăn uống rất kỳ lạ. Thôi thì mình không dám chê đồ ăn nhưng vấn đề lớn là không có canh. Hỏi bà thì bà bảo bận rộn khách khứa thời gian đâu mà nấu nướng.

Dưa muối có sẵn, mắm tép có sẵn, cá kho nồi to… cứ như thế, suốt 5 ngày cơm cữ của mình không có lấy một giọt canh nào. Mẹ chồng dọn đi dọn lại ngần ấy món cho con”.

Điều này khiến nàng dâu cảm thấy vô cùng bức bối. Đêm hôm một mình cô chăm con khóc, ngày ngày cũng chẳng được ngủ đủ. Đến bữa ăn lại chứng kiến mâm cơm lèo tèo. Cô cũng nhắn tin cho chồng chia sẻ. Chồng cô an ủi vợ hết lời và nói rằng sẽ gọi cho mẹ để kiến nghị. Tuy nhiên, người vợ đã nghĩ ra kế sách khác.

Cô chia sẻ: “Đến hôm sau, sáng sớm mình vẫn ăn đĩa bánh cuốn mẹ chồng mua. Đến gần trưa, mình đặt hàng bên ngoài về. Từ gà hấp, gà kho đến thịt lợn, canh chân giò hầm hạt sen rồi gà ác nấu ngải cứu… Mình đặt hết rồi chờ ship đến. Mình đưa tờ 500 nghìn rồi nhờ mẹ chồng xuống lấy hàng hộ.

Cả tuần mẹ chồng cho ăn cơm cữ không canh, nàng dâu “ra chiêu” khiến bà tự giác chuẩn bị đồ tươm tất, đến chồng cũng khen ngợi! - Ảnh 2.
Ảnh minh họa.

Đồ ăn cầm lên, mình mời mẹ ăn cùng luôn. Bà tỏ ra bất ngờ vì tại sao mình mua lắm đồ thế. Bà bảo rằng ăn ngày cả nửa triệu thế thì chết tiền. Đến lúc này, mình bảo luôn:

‘Con đọc báo với hỏi bác sĩ người ta hướng dẫn sau sinh nên ăn những thứ đồ này cho có chất, con bú đủ sữa đủ chất. Con thấy mẹ bận rộn quá nên cũng không muốn làm phiền mẹ nhiều. 

ADVERTISING
iTVC from Admicro
Nhà con bảo rằng bình thường thì không sao chứ sau đẻ ăn được là ăn nên con mới gọi đồ. Con thì ăn sao cũng được chứ cháu bú mà ăn uống tằn tiện quá thì chẳng có chất. Chồng con còn bảo giờ ăn bữa nào chụp ảnh báo cáo cho anh chứ con toàn trốn ăn, anh không yên tâm’.

Nghe mình nói thế, có vẻ bà hiểu ý rằng mấy hôm qua cho dâu ăn cơm cữ khó nuốt. Vả lại, có thể bà cũng ngại với con trai. Sau đó bà nói luôn: ‘Thôi từ mai để mẹ nấu nướng cho. Thích ăn gì sáng sớm báo mẹ để mẹ làm, tầm khách khứa vãn thì mẹ hầm canh rồi vào bếp. Ngày nào cũng gọi đồ như thế này có mà chết tiền. Tiền hôm bữa thằng T. nó gửi về vẫn còn đây’.

Đúng là không ngờ được mấy vụ này giải quyết đơn giản đến thế. Mình gọi điện qua, chồng mình còn kêu giỏi, giải quyết êm thấm. Lúc đó mà anh nhắn nhủ bà thì có khi bà chẳng ưng đâu”.

Thế mới nói, chuyện nhà thì lúc nào cũng có cách giải quyết. Hi vọng rằng, nàng dâu nào cũng sẽ thật sự khéo léo để giúp cho cuộc sống của mình thêm phần thoải mái hơn nhé.

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ca-tuan-me-chong-cho-an-com-cu-khong-canh-nang-dau-ra-chieu-khien-ba-tu-giac-chuan-bi-do-tuom-tat-den-chong-cung-khen-ngoi-162211407123400399.htm

cuộc sống hôn nhân


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.