Sáng 28 mới về Tết ngoại thì bị mẹ chồng bóng gió: “nặng bên ngoại thì hỏng”, nàng dâu mỉm cười và lời nói tiếp đó mới có sức nặng

"Bà bắt đầu kêu ca về chuyện trước Tết bao nhiêu việc, có tí thời gian là muốn đi thẳng về bên ngoại để không phải động tay động chân", nàng dâu kể.

Đôi lúc, sự rụt rè, im lặng của những nàng dâu chính là điều khiến cho họ chịu thiệt thòi trong cuộc sống. Với hôn nhân, hai bên đều đến từ nền tảng công bằng. Những bà vợ cũng có quyền được về ngoại, thăm thú chăm nom cho bố mẹ mình. Nhất là những ngày lễ tết, câu chuyện đó lại càng cần được khẳng định nhiều hơn.

Chị V. một nàng dâu đã chia sẻ câu chuyện xảy đến với mình. Chuyện như sau:

“Nhiều lúc nghĩ mà bực mình, tôi làm dâu trong một gia đình không được tâm lý cho lắm. Cũng may hai vợ chồng làm việc trên thành phố, không ở chung chứ với tính cách khó khăn của mẹ chồng, thật sự tôi rất khó sống.

Ngày xưa khi mới về ra mắt chứ chưa cưới nhau, sự khó khăn của mẹ chồng đã thể hiện trong từng lời nhắc nhở, cái cau mày hay thậm chí chẳng cười lấy một lần với bạn gái con trai. Khi đó tôi cứ nghĩ sau này cưới nhau ở riêng thì đỡ hơn nên bỏ qua hết.

Sáng 28 mới về Tết ngoại thì bị mẹ chồng bóng gió: nặng bên ngoại thì hỏng”, nàng dâu mỉm cười và lời nói tiếp đó mới có sức nặng-1
Ảnh minh họa.

Thế nhưng suốt 5 năm làm dâu, nhiều lúc mẹ chồng nàng dâu vẫn xảy ra xích mích dù tôi làm trên thành phố thi thoảng mới về. Mẹ chồng để ý từng chút một, xét nét, không thích con dâu về ngoại. Đành rằng gia cảnh nhà tôi không so được với nhà chồng nhưng chưa bao giờ tôi có ý định mang cái gì về làm của riêng ở nhà mình. Vậy mà lần nào cũng thế, cái cách mẹ chồng thể hiện khiến cho tôi thi thoảng bị tủi thân, buồn bã.

Bà nhiều lần bóng gió chuyện cô A. cô B. nào đó con dâu nhà khác mang của nả về cho bố mẹ mình. Những câu chuyện nhạy cảm này mẹ chồng vẫn nói nhiều. Chồng tôi nghe thấy thì đều gạt đi nhưng khổ nỗi khi có mặt anh bà lại tỏ ra vui vẻ, chẳng quá khó tính”.

Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn là một vấn đề lớn trong cuộc sống gia đình. Có những người gặp được mẹ chồng tốt, thoải mái với cuộc sống nhưng rõ ràng cũng có những trường hợp “điên đầu” chỉ vì giải quyết vấn đề giữa cả hai.

“Thời gian này chuẩn bị cho Tết nhất vô cùng tất bật. Hai vợ chồng năm nay vì nhiều lý do nên thu nhập không tốt lắm. Cuối năm thưởng Tết không được bao nhiêu. Tuy vậy, tôi vẫn như mọi năm, biếu mẹ chồng 5 triệu từ sớm để bà sắm sửa. Ngoài ra ở thành phố, mua được gì tôi mua hết. Lại thêm vài triệu tiền bánh kẹo, quà cáp nữa.

Năm nay, gia đình chồng làm lễ mừng Thọ cho bà ngoại chồng vào mùng 4 Tết. Bình thường, mùng 3 tôi và chồng cùng con gái sẽ sang nhà tôi để chúc Tết bố mẹ, mừng tuổi các cháu. Tuy vậy, vì năm nay vướng chuyện của bà ngoại nên mẹ chồng ngay từ đầu đã rào rằng năm nay hai vợ chồng phải ở nhà lo dựng rạp rồi chuẩn bị mừng thọ 90 tuổi cho bà từ mùng 2.

Mùng 1 thì họ hàng rồi mâm cúng, mùng 2 đã lo cỗ bàn đến mùng 4 thì đi lên ngoại vào giờ nào. Bởi vậy nên tôi mới bàn với chồng 28 Tết nghỉ ở trên Hà Nội thì ghé qua nhà chồng cất đồ rồi đi thẳng sang nhà bố mẹ đẻ. Dù sao Tết nhất cũng phải biếu bố mẹ một chút quà rồi còn dâng lễ thắp hương.

Thế nhưng sau khi về nhà, chuẩn bị đồ đạc để đi thì mẹ chồng ngăn lại. Bà bắt đầu kêu ca về chuyện trước Tết bao nhiêu việc, ‘hở ra’ là muốn đi thẳng về bên ngoại để không phải động tay động chân. Chỉ nghe thôi mà tôi đã thấy uất. Tôi đã chủ động trình bày rằng hôm nay đi để tối nay về luôn, mai dành cả ngày dọn dẹp nhà cửa nhưng mẹ chồng vẫn gạt đi.

‘Gái có chồng nhưng nặng về bên ngoại lắm, thế này thì hỏng bét’, bà nói như thế.

Sáng 28 mới về Tết ngoại thì bị mẹ chồng bóng gió: nặng bên ngoại thì hỏng”, nàng dâu mỉm cười và lời nói tiếp đó mới có sức nặng-2
Ảnh minh họa.

Đến nước này, tôi tức mà bật cười luôn. Tôi quay sang trình bày thẳng: ‘Mẹ ơi, Tết nhất con cháu về đi Tết bố mẹ là cái lẽ thường tình. Bọn con bận rộn đến hôm nay 28 Tết mới về quê, từ mùng 2 lại lo chuyện bên cụ nên con mới định hôm nay sang mừng Tết luôn bố mẹ bên nhà. 

Dù đi làm dâu rồi nhưng con cái thì vẫn phải đủ lễ nghĩa. Như mẹ lo chuyện bên cụ tươm tất đó là cái trách nhiệm của mẹ, con cũng phải có trách nhiệm như thế với nhà mình đúng không mẹ. Mẹ thử nghĩ mà xem có ai lấy chồng xong bỏ được luôn nhà đẻ không, kể cả những người xung quanh mẹ?’.

Có lẽ bực quá nên tôi trình bày gắt gao luôn. Lúc ấy bố chồng và chồng tôi cũng nói luôn vào rằng chuyện đi bên ngoại là đúng. Nội ngoại hai bên bình đẳng. Bố chồng tôi còn nói luôn: ‘Nó mà bỏ bê bên ngoại, sống vô trách nhiệm thế thì mới đáng lo đấy’.

Nghe nói vậy nên mẹ chồng cũng xuôi xuôi, bà giục vợ chồng tôi đi sớm về sớm. Cuối năm rồi không muốn buồn bực nhưng mọi chuyện cứ đến vậy đấy".

Nhiều lúc, xích mích giữa mẹ chồng và con dâu lại đến từ những chuyện nho nhỏ như vậy đấy. Thế nhưng sau hành động của con dâu, chúng ta cũng rút ra được bài học cho mình. Phụ nữ muốn là phải tự tay hành động, tự nắm lấy và kiên quyết nói lên ý kiến của bản thân. Đừng bao giờ ngập ngừng, rụt rè rồi lại uất ức với những gì xảy đến.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/sang-28-moi-ve-tet-ngoai-thi-bi-me-chong-bong-gio-nang-ben-ngoai-thi-hong-nang-dau-mim-cuoi-va-loi-noi-tiep-do-moi-co-suc-nang-162210902100217135.htm

mẹ chồng nàng dâu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.