Sau tái hôn con trai đến nhà tôi ở, nhưng hôm sau đã ầm ĩ đòi đi, buổi tối nói chuyện với vợ cũ, tôi khóc

Con chung - con riêng thực sự là vấn đề nhức nhối trong các gia đình tái hôn. Nếu không được giải quyết hợp lý thì có thể gây tổn thương cho cả 2 đứa trẻ.

Quang, năm nay 32 tuổi, kết hôn lần đầu năm 23 tuổi. Cuộc hôn nhân đầu tiên này kéo dài được 6 năm. Khi vợ chồng Quang chia tay, con trai anh mới 5 tuổi. Lúc đó cậu bé được tòa chấp thuận sống cùng mẹ. Mỗi tuần bố con Quang sẽ gặp nhau 1 lần. Tuy không còn được nhìn thấy con mỗi ngày như trước đây nhưng tình cảm cha con vẫn rất gần gũi. Cậu con trai cũng không phàn nàn chuyện bố mẹ ly hôn. Dù còn nhỏ nhưng nó rất hiểu chuyện.

1 năm sau khi ly hôn, dưới sự thúc giục của gia đình, Quang tái hôn. Người vợ 2 này tỏ ra rất hiểu chuyện. Cô ấy không bao giờ phản đối chuyện chồng cho con riêng tiền hay đưa nó đi hơi. Đôi khi cô ấy còn đi chung với bố con họ, cũng đặc biệt quan tâm chăm sóc con riêng của chồng, đối xử với thằng bé như một người mẹ. Chính bởi điều này mà Quang thấy rất biết ơn. Hiện tại người vợ thứ 2 đang mai thai, Quang luôn tự hứa với bản thân rằng sẽ đối xử với cô ấy thật tốt.

Thời gian này là lúc cậu con trai riêng được nghỉ hè, Quang liền đón con về nhà chơi mấy ngày. Người vợ hiện tại không phản đối, còn rất tán thành, nói con trai riêng của chồng cũng là con trai mình. Hôm đó, 2 bố con Quang cùng ngủ với nhau. Con trai nói muốn ở lại nhà Quang thêm vài ngày. Thằng bé mong muốn như vậy, là người làm bố, tất nhiên Quang rất hạnh phúc, nói con trai muốn ở lại bao lâu cũng được, muốn ăn gì thì cứ nói bố hoặc mẹ hai mua cho, tất cả đều mua.

Sáng hôm sau, Quang đi làm vào sáng sớm. Buổi chiều bất ngờ nhận thông báo phải làm tăng ca nên buổi tối không về nhà ăn cơm. Quang gọi điện về nhà, nói vài câu động viên để con trai ăn nhiều hơn. Cậu con trai tỏ ra nghe lời. Nhưng, lúc Quang trên đường về nhà, vợ hai lại gọi điện nói con trai anh nằng nặc đòi về nhà mẹ đẻ, cản thế nào cũng không được nên cô ấy đã gọi mẹ nó đến đón.

Về nhà, Quang hỏi vợ hai tại sao con trai đột nhiên muốn đi, cô ấy chỉ nói rằng cậu bé lạ nhà, sống ở đây không quen, có lẽ vẫn cảm thấy ở nhà mẹ thoải mái hơn. Quang cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, nhưng ngay khi anh chuẩn bị đi ngủ, vợ cũ gọi tới, nói: “Nếu anh cảm thấy con trai ảnh hưởng đến gia đình anh, sau này đừng gặp nó nữa. Thằng bé chỉ là một đứa trẻ, vậy mà anh lại nhẫn tâm với nó như vậy. Anh biết rõ con trai không thể ăn đậu phộng nhưng lại đưa sữa đậu phộng cho nó uống. Bây giờ thằng bé đang bị dị ứng, phải nằm bệnh viện. Thằng bé nói sẽ không bao giờ đến nhà anh một lần nào nữa. Cô vợ hiện tại của anh không hề là một phụ nữ đơn giản!”

Sau tái hôn con trai đến nhà tôi ở, nhưng hôm sau đã ầm ĩ đòi đi, buổi tối nói chuyện với vợ cũ, tôi khóc-1

Nghe vợ cũ nói, Quang rơi nước mắt khi biết tình hình của con trai. Về việc thằng bé bị dị ứng với đậu phộng, vợ hai của anh cũng biết. Thì ra bộ dạng thiện lương bấy lâu nay của cô ấy đều là giả vờ! Quang đem sự tình hỏi vợ hai, cô ấy bình tĩnh đáp: “Bây giờ em cũng đang mang thai rồi, sau này anh không thể dành quá nhiều thời gian cho con trai riêng của anh. Em cố tình làm như vậy để thằng bé ghi nhớ rằng em sẽ không chào đón nó đến ngôi nhà này, sau này cũng không muốn dây dưa với nó nữa. Chúng ta không có nhiều tâm sức để chăm nó như vậy!”

Nghe những lời vợ hai nói, Quang rất bối rối. Đó là đứa con trai ruột rà, máu mủ của anh, làm sao anh có thể không chi tiêu mọi thứ cho nó. Chỉ là hiện tại vợ hai đang có bầu nên anh cũng không muốn đôi co với cô ấy. Nhưng sau này thực sự anh sẽ không được gặp con trai mình nữa hay sao?

Con chung - con riêng thực sự là vấn đề nhức nhối trong các gia đình tái hôn. Ở đây, Quang là người kết hôn lần 2 thì anh cần phải giải quyết tốt vấn đề này, sao cho cả con chung và con riêng đều không phải chịu thiệt thòi. Tuy rằng hành động của vợ hai hoàn toàn không đúng khi khiến một đứa trẻ phải đi cấp cứu nhưng cô ấy cũng có lý lẽ của riêng mình, lý lẽ này có phần đúng khi đứng trên lập trường của một người mẹ đòi quyền lợi cho đứa con chưa ra đời. Là một người cha, Quang nên phân bố thời gian và sự quan tâm hợp lý cho hai đứa con. Tất nhiên, anh không thể bỏ rơi hoàn toàn đứa con trai riêng như mong muốn của người vợ hai. Quang nên nói chuyện thẳng thắn với vợ, đưa ra một bảng phân bố thời gian hợp lý, bao gồm việc gặp gỡ con riêng để vợ có thể chấp nhận. Nếu cô ấy vẫn không đồng ý, Quang nên thể hiện lập trường rõ ràng, cứng rắn của một người cha, dù đã ly hôn nhưng anh vẫn muốn con trai có một cuộc sống tốt, trong điều kiện cho phép của mình.  

Theo V.A - Vietnamnet


Tái hôn

con riêng

vợ hai


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.