Tôi mua đồ lót cho vợ sắp cưới nhưng nhỏ hơn 2 size, bẽ bàng vì bị hủy hôn ngay trong ngày cưới

Có một tình huống tréo ngoe thế này. Tại 1 đám cưới nọ, chỉ vì chú rể mua cho cô dâu quần lót nhỏ hơn 2 size mà khiến cô dâu tức giận đến mức không chịu cưới.

Chắc bạn thấy kỳ lạ lắm. Tiệc cưới sang trọng, mất bao nhiêu công chuẩn bị như vậy lại giống như một trò đùa, nói bỏ thì bỏ. Có người mắng cô dâu chỉ giỏi lý lẽ hão, có người lại  mắng chú rể thiếu tinh tế, qua loa, gia trưởng. Một số người minh mẫn thì nhận ra cả đôi bên đều có lỗi về mặt cảm xúc, khi không điều hòa được thì cả hai đều là kẻ thua cuộc.

Có phải chỉ vì chiếc quần lót nhầm size mà phá hỏng cả đám cưới? Câu trả lời hiển nhiên là “không”, đó là vấn đề về mâu thuẫn nội tại giữa cô dâu - chú rể và thông gia 2 bên từ trước đó!

Cô dâu nghĩ: “Ở bên nhau lâu như vậy, anh ta cũng biết size của mình! Có phải anh ta cố tình mua size nhỏ như một cách thị uy, để sau này ở nhà anh ta muốn mình làm gì thì mình phải làm nấy không?”

Loại tâm lý này trong tâm lý học gọi là “hiệu ứng ngưỡng cửa”. Nói nôm na là nếu tôi chấp nhận một yêu cầu nhỏ của anh, vô tình tôi sẽ trở nên bị động và dần chấp nhận nhiều yêu cầu thái quá hơn.

Giống như rất nhiều người khi vay tiền cũng dùng phương pháp này, lúc đầu chỉ mượn 100.000, đối phương cho rằng 100.000 không phải là số tiền lớn nên cho vay. Thế là, lần sau lại tiếp tục hỏi mượn tiền, người cho vay nghĩ dù sao cũng từng cho mượn nên ngại từ chối, lại cho mượn tiếp. Dần dần người cho vay khi nhận ra thực tế thì số tiền đã tăng lên rất nhiều.

Như vậy, người vợ cho rằng một khi cô chấp nhận sai lầm của chồng, anh ta sẽ cho rằng cô dễ “trị”, sau này khi ở chung sẽ còn bị chồng đưa ra những yêu cầu vô lý hơn mà bản thân sẽ phải chấp nhận.

Trong khi đó, chú rể lại nghĩ: “Cô chỉ thấy đồ lót nhỏ size mà không nghĩ chuyện tôi nửa đêm phải ra ngoài mua. Chẳng qua là vì thời gian eo hẹp, không thể làm gì được. Cô không coi trọng sự hợp tác tích cực của tôi, cũng không cho tôi được lời tốt đẹp nào”.

Loại tâm lý này trong tâm lý học gọi là “Hiệu ứng ngược”. Nghĩa là mình đã trả giá quá đắt, hy sinh rất nhiều trong một mối quan hệ nhưng khi chia tay thì rất thê thảm, hay còn gọi là sự phản tác dụng của yêu, càng yêu lại càng không được trân trọng.

Thế mới nói, tình yêu đã đi đến bước tiến đến hôn nhân thì khi xảy ra chuyện, đừng vội phân rõ ai đúng ai sai, dẫn đến đổ vỡ. Chẳng phải đã yêu nhau thì nên vững vàng với lựa chọn của mình sao? Còn nếu nhanh chóng từ bỏ thì đó chỉ là biểu hiện của một tình yêu yếu ớt.

Tôi mua đồ lót cho vợ sắp cưới nhưng nhỏ hơn 2 size, bẽ bàng vì bị hủy hôn ngay trong ngày cưới-1

(Ảnh minh họa)

Câu chuyện này giúp chúng ta nhận ra 1 điều: Yêu nhau thì dễ, nhưng để bước vào hôn nhân thì không dễ chút nào.

Thực ra, toàn bộ “sự cố quần lót” không có gì to tát, cũng giống như chuyện cãi vã thường ngày của các cặp vợ chồng trẻ, nếu khi nhận được người phụ nữ nói: “Sao cái quần lót nhỏ quá, giờ không kịp mua cái mới rồi. Sao chuyện lớn như vậy mà anh không cẩn thận gì cả. Em giận lắm đấy!”, người đàn ông trả lời: “Em yêu, anh thực sự xin lỗi. Tình huống khẩn cấp, em mặc tạm đi. Lúc nào hết bận, anh đưa em đi mua sắm, em thích gì anh đều mua”. Đơn giản như vậy, chẳng phải chuyện đã được giải quyết rồi không?

Thế thì tại sao cô dâu chú rể trong câu chuyện trên cứ nhất quyết lao vào tình thế căng thẳng? Đáp án chỉ có một: đây là cọng rơm cuối cùng nhưng bén lửa, làm bùng lên cả ngọn đuốc lớn đốt cháy mối quan hệ thành tàn tro, vì thực ra giữa họ đã tồn tại vô số mâu thuẫn!

Nếu trước khi kết hôn, chúng ta cảm thấy nội tâm có điều không thoải mái, cảm nhận tương lai hôn nhân không mấy tốt đẹp thì đừng chần chừ dừng lại một bước để nhìn nhận lại một lần nữa quyết định của mình. Nếu cảm thấy có thể sửa được thì sửa, còn nếu không thể thì đừng miễn cưỡng bước vào một cuộc hôn nhân không nhìn thấy ánh sáng!

Theo V.A - Vietnamnet


hủy hôn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.