Tôi phàn nàn chồng không công ăn việc làm trong 7 năm, câu đáp của anh khiến tôi á khẩu

Nếu bạn có một khoản tiền gửi lên tới 9 chữ số (tiền tỷ) thì bạn có đi làm không?

Nếu bạn có một khoản tiền gửi lên tới 9 chữ số (tiền tỷ) thì bạn có đi làm không?

Đối với câu hỏi này, mỗi người sẽ có 1 câu trả lời khác nhau. Một cặp vợ chồng cũng vì chuyện này mà xảy ra mâu thuẫn.

Người vợ không hài lòng với người chồng từ chối tìm việc làm trong 7 năm

Thực tế chứng minh “tiền bạc” là một trong những nguyên nhân thường gây ra mâu thuẫn vợ chồng nhất, 

Phong, năm nay 35 tuổi, mặc dù còn trẻ nhưng không có việc làm trong 7 năm. Vợ Phong là Yến, rất không hài lòng với điều này.

Yến kể cô và chồng có 2 con nhỏ, 1 đứa 4 tuổi, 1 đứa 7 tuổi, chủ yếu được nuôi dưỡng từ đồng lương làm nhân viên siêu thị của mẹ. Chồng cô thì không muốn ra ngoài làm việc, cũng không thích giao tiếp với mọi người. Thật lòng mà nói, Yến cảm giác mình có chồng mà như “góa bụa”. 

Là cha của hai đứa trẻ và là người đứng đầu một gia đình, nếu đặt trong một gia đình bình thường, người chồng là trụ cột của gia đình thì không thể không có công ăn việc làm. Nhưng hoàn cảnh của Phong lại khác. Anh có lý lẽ của riêng mình.

Theo Phong, thời gian trước gia đình anh nhận được 1 khoản tiền lớn từ việc giải phóng mặt bằng lên tới 9 chữ số (tiền tỷ) nên bản thân anh cảm thấy mình không cần phải đi làm nữa. Dựa theo cách nói của Phong thì anh là kiểu người không vì lấy lòng bất cứ ai mà phải đi làm, mà dù sao đi làm vất vả cũng chỉ kiếm được vài đồng, vậy thì sao phải cố?

Tôi phàn nàn chồng không công ăn việc làm trong 7 năm, câu đáp của anh khiến tôi á khẩu-1

Cuộc sống đòi hỏi tiếp xúc và giao tiếp

Ngoài ra, Phong cũng cho rằng mâu thuẫn của vợ chồng anh không liên quan đến chuyện anh có đi làm hay không.

Thì ra vợ chồng Phong thông qua người quen giới thiệu mà thành đôi. Lúc đó Phong là sinh viên đại học y khoa, còn Yến trình độ học vấn không cao, làm việc trong nhà máy. Thời gian đầu tiếp xúc, đôi bên đều tương đối hài lòng với đối phương. Cứ như vậy, dưới tình huống hai bên còn chưa hiểu biết về nhau nhiều, đã vội đăng ký kết hôn. Điều này chính là mối họa ngầm cho cuộc hôn nhân của họ về sau.

Sau kết hôn, Yến phát hiện chồng mình vô cùng trầm mặc ít nói, cũng rất ngại giao tiếp với người khác, có đôi khi đối mặt với sự hỏi han của người nhà, còn thờ ơ không muốn trả lời. Hơn nữa Phong không muốn ra ngoài làm việc, mâu thuẫn vợ chồng càng thêm nhiều.

Đối với suy nghĩ của vợ, Phong thì không nghĩ vậy. Anh cho rằng mâu thuẫn giữa hai người không phải là về vấn đề việc làm của anh mà gốc rễ chủ yếu là vì suy nghĩ không ở cùng một cấp độ.

Phong cho biết, mỗi ngày vợ đi làm ở siêu thị, tưởng như đang cố gắng vì gia đình nhưng thực ra là không làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Mỗi ngày đi làm về đối với việc lớn nhỏ trong nhà, cô đều mặc kệ không hỏi, thỉnh thoảng làm chút việc cũng theo thói quen kêu mệt. Đã thế còn thuận miệng oán hận chồng không công ăn việc làm.

Đối với việc này Phong cực kỳ không vừa mắt. Trong cuộc sống hàng ngày, việc nhà cùng chăm sóc, dạy dỗ 2 con đều do Phong chịu trách nhiệm. Anh hy vọng có thể cung cấp cho các con một sự đồng hành và giáo dục tốt, mà vợ anh lại dường như hoàn toàn không chú ý đến điều này nên đó mới là gốc rễ mâu thuẫn giữa hai vợ chồng.

Như vậy, sự bất mãn của người vợ chủ yếu nằm ở việc chồng không đi làm, cảm thấy rất không vừa mắt. Còn người chồng lại không muốn thay đổi và giao tiếp, cảm thấy có công việc hay không không quan trọng, trong khi vợ và người thân lại muốn cuộc sống của anh mở rộng hơn, thay vì bị giới hạn trong một ngôi nhà nhỏ.

Về vấn đề giáo dục con cái, người chồng là trí thức, có học thức tương đối cao nên chắc chắn sẽ chú ý nhiều hơn. Anh muốn giao tiếp với vợ nhiều hơn về vấn đề này chứ không phải chuyện công việc, vì theo anh đã có 1 số tiền tương đối trong tay thì việc đi làm có thực sự quan trọng không khi vì để kiếm vài đồng tiền mà lãng quên việc nuôi dạy con?

Trong đời sống vợ chồng, có muôn vàn mâu thuẫn có thể nảy sinh. Vấn đề là vợ chồng có thấu hiểu và cởi mở chia sẻ suy nghĩ với nhau không. Còn nếu vẫn ông nói gà bà nói vịt thì sẽ không bao giờ đạt được sự thỏa thuận và đồng thuận, cuộc hôn nhân dễ dẫn đến ngõ cụt và kết thúc không mong muốn.

Theo V.A - Vietnamnet


mâu thuẫn gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.