Về quê nghỉ lễ bị hàng xóm vô duyên nhắc chuyện lấy chồng, cô gái cay cú xả giận nhưng lại bị cộng đồng mạng “tuýt còi”

Những câu chuyện “gái ế” khủng hoảng vì bị dồn hỏi chuyện chồng con không còn xa lạ trên mạng xã hội, thậm chí nhiều chị em còn mách nhau vô vàn cách khác nhau để đối phó hiệu quả trong những tình huống tương tự.

Cô gái trong câu chuyện dưới đây cũng đã phải trải qua chuyện này dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 vừa qua, nhưng cách cư xử có phần quá thẳng thắn và gay gắt của cô đã gây ra những ý kiến trái chiều trong cộng đồng mạng.

Về quê nghỉ lễ bị hàng xóm vô duyên nhắc chuyện lấy chồng, cô gái cay cú xả giận nhưng lại bị cộng đồng mạng tuýt còi”-1

Toàn văn câu chuyện như sau:

"Chuyện là lễ rồi mình về quê các bạn ạ. Làm xa nhà cả năm trời mới về, về chỉ muốn thăm mẹ với anh chị ấy vậy mà gặp bà hàng xóm hãm.

Mình tức bà ấy rất nhiều lần rồi, nhưng mình bỏ qua vì tính mình ít nói thêm nữa bà lớn tuổi rồi mình không muốn nói lại mang tiếng hơn. 

Ấy vậy mà hôm trước bà qua nhà mình, xong bà hỏi.

- Thế lần này về không, không dắt ai về ah?

- Dạ, ai gì bác. Cháu chưa muốn cưới đâu, nào duyên tới thì tới. Thà muộn còn hơn lấy nhầm.

- Ối giời, già chát rồi còn chưa chịu lấy đi. Còn không lấy đi rồi ma nó lấy nữa.

Thề với các bạn là mặt mình nó đỏ gấu luôn, tầm này mình không còn nể nang, phải trái gì nữa. Bao nhiêu ức chế dồn nén mình tống ra hết. Làm 1 lèo.

Về quê nghỉ lễ bị hàng xóm vô duyên nhắc chuyện lấy chồng, cô gái cay cú xả giận nhưng lại bị cộng đồng mạng tuýt còi”-2

Ảnh minh họa

- Thưa bác, cháu có ăn học tới nơi tới chốn mà sao phải ế? Có công việc văn phòng đàng hoàng mà sao không ai thèm lấy? Có phải đi làm công nhân ngày 12 tiếng hay nai lưng ra đồng làm đâu mà phải ế? Cháu cũng đi ra ngoài biết đây biết đó chứ có phải ngồi xó không ra khỏi lũy tre làng đâu mà phải ế? Cháu cũng đầy đủ tay chân, mặt mũi cũng đâu phải xấu xí ma chê quỷ hờn đâu mà ế nhỉ? (Mình không phải khoe hay chê gì những nghề kia nhưng trường hợp này mình phải nói vậy thôi). Sao bác coi thường cháu quá vậy? Cháu về thăm nhà, thăm mẹ với các anh em mà sao bác nói còn về làm gì? (Kiểu quê mình con gái lớn rồi lấy chồng đi luôn, nhà bố mẹ sẽ là của con trai).

Cháu có vào nhà bác ăn cái gì của bác hả? Đây là nhà cháu, là mẹ, là anh của cháu, là quê hương về là chuyện bình thường. Sao bác buồn cười vậy? Ủa mà đây là chuyện gia đình người khác mà sao bác bao đồng vậy. Mà cháu lấy chồng muộn thì sao? Mỗi người một hoàn cảnh. Một suy nghĩ. Chứ không phải ai cũng như con bác không muốn cưới, xin đi học cũng tống cổ về nhà chồng bằng được. Rồi con bác có hạnh phúc hay không bác rõ hơn ai hết. Đời người sống có một lần thôi mà sao phải khổ vậy. Mà bác ơi, bác già rồi. Ở cái tuổi của bác người ta nói năng cho con cháu nó thương, nó mến. Chứ bác nói ra câu nào, xỉa xói, xói mói câu đó. Bác sống có phúc tí đi để lại cho con cho cháu. 

Bà ấy chửi mình:

- Mày mất dạy, hỗn láo. Mày ế cả đời nhé.

- Bác chửi thế là chửi bố mẹ cháu rồi đấy, chửi bao nhiêu thầy cô dạy cháu từ cấp 1 tới đại học rồi đấy. Mà cháu chỉ có dạy với người đáng để tôn trọng thôi. Cháu có ế cũng không đến lượt bác nói, bác lo.

Về quê nghỉ lễ bị hàng xóm vô duyên nhắc chuyện lấy chồng, cô gái cay cú xả giận nhưng lại bị cộng đồng mạng tuýt còi”-3

Ảnh minh họa

Gia đình mình từ xưa đã luôn bị người khác chén ép, tính mẹ mình quá hiền lành, ngại va chạm nên luôn bị hàng xóm đè đầu cưỡi cổ vậy.

Sau khi bà ấy về, mẹ mình nói mình không được nói năng như thế với người lớn, gái chưa chồng nữa sau này mang tiếng con ơi. Một điều nhịn chín điều lành.

Mình không sợ, mình thì thấy mình nói vậy còn nhẹ lắm luôn. Nếu là các bạn, các bạn sẽ làm như thế nào?"

Cô gái bức xúc không sai nhưng cách xả giận bị cư dân mạng “tuýt còi”

Rõ ràng bác hàng xóm trong câu chuyện ăn nói có phần vô duyên khi nhắc đến chuyện chồng con của cô gái. Chủ top ức chế, bức xúc rồi “phản đòn” lại để bảo vệ bản thân là tâm lý dễ hiểu, thậm chí được nhiều người tán thành. Tuy nhiên nội dung xả giận của cô gái lại không được cư dân mạng đồng tình, thậm chí nhắc nhở nghiêm khắc vì phiến diện và quá đáng. 

Thứ nhất, bác hàng xóm là người lớn tuổi, việc cô gái đáp trả quá gay gắt thiếu lễ phép, hơn nữa còn có phần xúc phạm, dạy đời là không nên. 

Thứ hai, cô gái nâng mình lên để dẫn chứng việc không có lý do phải ế nhưng lại đưa ra so sánh khập khiễng và thiếu thuyết phục với những người làm công nhân, nông dân gây bức xúc.

Về quê nghỉ lễ bị hàng xóm vô duyên nhắc chuyện lấy chồng, cô gái cay cú xả giận nhưng lại bị cộng đồng mạng tuýt còi”-4

Về quê nghỉ lễ bị hàng xóm vô duyên nhắc chuyện lấy chồng, cô gái cay cú xả giận nhưng lại bị cộng đồng mạng tuýt còi”-5

- Làm văn phòng nghe sang và "ngon" thật đấy nhưng lương chưa bằng 1/2 lương công nhân làm 12 tiếng đâu. Công việc nào cũng đáng được trân trọng, dù trường hợp nào cũng không nên so sánh, mượn công việc của người khác làm bàn đạp để nâng giá trị mình lên. Suy nghĩ như chị, ế là đúng  

- Đi cãi nhau tay đôi với bà hàng xóm làm gì chời, cứ nhường bà ấy vài câu mình chả thiệt gì, đây cãi lại thành ra tự mình hạ thấp trình độ của mình xuống xong còn mang tiếng không tôn trọng người lớn

- Nói chung em bực em xả ra nhưng hậu quả em không gánh mà mẹ em, gia đình em gánh em ạ. Thiếu gì cách nói lịch sự tế nhị mà em cứ phải nói điều nó sỗ sàng quá lên làm gì.

- Mình không ế sao phải sợ nhở. Nói với người lớn vậy là hơi quá rồi. Sau bà ấy đi kể với cả làng là con nhà bà này bố láo cho xem. Bà ấy nói ế thì cứ vầng cháu ế đấy rồi cười nhạt cái thì sao đâu...

Theo V.K - Vietnamnet


gái ế


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.