3 lần hợp tan mới đến được với nhau thế nhưng vợ cặm cụi chăm con nhỏ, chồng thản nhiên "chén" hết đồ ăn, nhìn bát cơm trắng mà lòng chị lạnh ngắt

“Tôi lo cho bé ăn. Đến lúc bé ăn xong thường đồ ăn trên bàn đã hết, chỉ còn mỗi cơm. Tôi hỏi chồng, anh đáp lại một cách vô lý: "Tại sao em không đi nấu thêm?". Tôi tức đến mức lạnh sống lưng”.

Ở tuổi 40, chị đứng giữa lưng chừng của việc cố gắng chịu đựng một cuộc hôn nhân với người chồng vô tâm, dù anh rất chung thủy, hay ly hôn để sống cuộc sống mà chị muốn.

Tâm sự của chị Loan (Hà Giang):

“Khi lần đầu gặp chồng hiện tại, tôi mới 18 tuổi. Chúng tôi đi hát karaoke cùng nhóm bạn chung. Là hai người hát hay nhất nên chúng tôi đã nhanh chóng cảm mến nhau. Bấy giờ chồng tôi để râu, nhìn phong độ lắm. Anh mời tôi ăn cơm, tôi nghĩ anh có vẻ lương thiện nên đồng ý đi.

Cô gái 18 tuổi khi ấy chưa biết gì, được một người đàn ông hơn mình 9 tuổi mời đi ăn tối. Cảm thấy mình cũng rất có giá trị nên tôi đã yêu anh một cách say đắm. Tất nhiên, đó là kiểu tình yêu rất trong sáng. Nói chuyện hơn nửa năm, anh bắt đầu đề cập đến chuyện kết hôn, dù sao anh đã 27 tuổi, nhưng tôi thì bao nhiêu tuổi cơ chứ? Cuộc sống hôn nhân là quá xa vời với tôi nên tôi đã chủ động chia tay.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi có bạn trai mới. Mọi thứ suôn sẻ cho đến một ngày, tôi gặp lại anh trên đường. Lúc đó tôi và anh đã xa nhau hơn hai năm, hai người ngồi uống trà, cả hai cảm thấy phía bên kia khá chín chắn. Tôi cảm nhận được sức hút của anh. Anh thẳng thắn nói rằng mình chưa có bạn gái. Vì vậy, tôi đã "đá" bạn trai của mình và đến với anh một lần nữa.

Sau chia tay, tôi vẫn nghĩ anh là người tuyệt vời

3 lần hợp tan mới đến được với nhau thế nhưng vợ cặm cụi chăm con nhỏ, chồng thản nhiên chén hết đồ ăn, nhìn bát cơm trắng mà lòng chị lạnh ngắt-1(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, anh vẫn muốn kết hôn. Năm đó anh 29 tuổi, nhưng tôi chỉ mới 20. Giống như tất cả các cô gái ở độ tuổi đó, tôi mới bắt đầu đi làm và muốn chơi trong hai năm, tôi cũng muốn học lại. Phải chịu rất nhiều áp lực để hòa hợp với anh, vì vậy không lâu sau tôi lại chia tay anh.

Lần này chúng tôi lại chia tay gần hai năm nữa. Tôi cũng đã có bạn trai nhưng luôn giữ liên lạc với anh. Anh lúc nào cũng độc thân. Năm 22 tuổi, tôi bắt đầu cảm thấy anh là người rất tốt, trung thực và đáng tin cậy, có thể là một người chồng tuyệt vời. Vì vậy, tôi đã chuẩn bị tâm lý và đến với anh một lần nữa.

Lời cầu hôn đơn giản nhất trên thế giới

Hẹn hò thêm một năm rưỡi, một lần đang ăn cơm cùng nhau, anh xúc một miếng đậu hũ giòn cho vào miệng tôi, anh chợt nhìn tôi và nói: “Tương lai anh muốn có nhiều con với em". Tôi đã không cắn xuống, và suýt bị nghẹn khi nghe thấy điều đó. Bình tĩnh nghĩ lại thì đó là một lời cầu hôn, và tôi đã đồng ý.

Sau cầu hôn được 1 ngày, chúng tôi đã đi làm giấy chứng nhận kết hôn. Khi đó, anh vẫn chỉ là một trí thức không có gì, thậm chí là nhà cửa. Sau kết hôn, vợ chồng tôi sống ở nhà ngoại. Cha mẹ tôi đối xử rất tốt với anh, nhưng tôi có thể thấy chồng tôi không thoải mái lắm. Một người đàn ông đã 30 tuổi vẫn ở nhờ nhà vợ, thỉnh thoảng bị mẹ vợ chửi vài 3 câu, thực sự chán nản. Tôi có thai sớm nên anh quyết định phải xông pha kiếm tiền nên nhận thầu một số dự án.

Cuộc sống thắt lưng buộc bụng

Tôi hiểu rất rõ quyết định của anh, vì vậy tôi đã theo anh không chút do dự và cùng nhau di chuyển đến công trường. Sáng nào, tôi cũng vác bụng to vượt mặt đạp xe ra chợ mua thức ăn, nấu cơm trưa cho công nhân trước rồi nấu cơm trưa cho chúng tôi, dọn dẹp xong thì gần hai ba giờ chiều. Sau đó lại vác bụng đạp xe đi chợ mua đồ ăn và lặp lại quá trình nấu nướng cho bữa tối. Khi tôi ngả lưng xuống giường cũng là lúc toàn cơ thể đã rã rời.

Tuy nhiên, đó là khoảng thời gian hạnh phúc và viên mãn nhất kể từ khi tôi kết hôn với anh. Mặc dù chúng tôi sống trong một lán gỗ tạm bợ trên công trường, mùa hè chúng tôi thậm chí không có quạt điện muỗi ở khắp nơi, nhưng cả hai chúng tôi đều chiến đấu hết mình. Chồng tôi bị áp lực rất lớn, một số dự án không suôn sẻ, lại phải vay mượn cha mẹ tôi nhiều tiền, tôi thấy tội nghiệp anh. Sau đó, đứa con của chúng tôi cuối ra đời. Kể cũng lạ, từ lúc đó, anh bất ngờ gặp may và kiếm được những khoản tiền lớn đầu tiên trong đời.

Đứa trẻ được sinh ra nhưng không có niềm vui

3 lần hợp tan mới đến được với nhau thế nhưng vợ cặm cụi chăm con nhỏ, chồng thản nhiên chén hết đồ ăn, nhìn bát cơm trắng mà lòng chị lạnh ngắt-2

(Ảnh minh họa)

Sự không hài lòng ban đầu của tôi với chồng cũng xảy ra trong thời kỳ đó. Vào thời điểm đó, ngày dự sinh của tôi đã đến nhưng không phải là ngày nghỉ, vì vậy khi chồng chở tôi đến bệnh viện, tôi nghĩ rằng anh sẽ theo tôi xuống xe, nhưng anh lại để tôi ở lại một mình và rời đi. Dù biết anh rất bận rộn với công việc nhưng anh không thể ở đó 5 phút rồi đi? Một người phụ nữ đi đi khám phụ khoa để chuẩn bị đẻ, nếu bác sĩ hỏi người nhà đâu, tôi biết trả lời thế nào? Còn tiền đặt cọc thì sao? Tôi không trả lời được.

Bởi vì không có điện thoại di động và cũng không mang theo ví, vì vậy tôi phải một mình đi bộ về nhà bố mẹ đẻ (gần bệnh viện hơn một chút), lấy 10 triệu, sau đó đi bộ trở lại bệnh viện để làm thủ tục nhập viện. Nhưng điều đáng buồn là chồng không hề liên lạc với tôi cả ngày. Lúc đó tôi chỉ nghĩ chắc vì anh quá bận, tôi nên hiểu cho anh.

Vì vậy, tôi đã gọi cho anh ấy vào ngày hôm sau và liên tục nói: “Em không sao, không có gì phải lo lắng cả". Đến tối, tôi rất đau. Nhìn đồng hồ đã 10 giờ đêm, không muốn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của chồng nên tôi đành nín nhịn không gọi cho anh. Mãi đến sáng hôm sau, mẹ tôi đến, nhìn thấy tình hình đã nhanh chóng gọi anh đến.

Sau đó, khi đứa trẻ được sinh ra, khi y tá đẩy tôi và đứa bé ra, với tư cách là một người cha, không nhìn thấy niềm vui trên khuôn mặt của anh. Nghiêm túc mà nói, tôi cảm thấy khá lạc lõng. 

Bởi vì khi mang thai quá vất vả nên tôi không có sữa, các con lớn lên nhờ ăn sữa ngoài. Trời mùa đông lạnh, đêm đứa trẻ vẫn phải cho ăn sữa bột 4 lần.

Nếu tôi muốn chồng giúp pha sữa, anh sẽ pha rất nóng, khi bị nói, lại làm cho nguội quá, vậy nên cuối cùng vẫn là tôi phải đứng dậy. Chồng tôi là người đặc biệt không thích làm việc nhà. Sau bao nhiêu năm kết hôn, anh chưa bao giờ giặt một đôi tất hay nấu một bữa ăn. Khi tôi nói mệt, anh nói: "Tại sao em không bỏ tiền ra thuê một bà dì giúp việc cho?". 

Thậm chí rót cho tôi một cốc nước nóng, anh cũng khó chịu

Từ khi con chúng tôi ra đời, sự nghiệp của chồng tôi ngày càng phát triển. Chúng tôi đã mua được một căn hộ có 3 phòng ngủ và 2 phòng khách, cũng có phòng riêng cho con. Nhưng chồng tôi bắt đầu trở nên ngang ngược hơn, thường về khuya, thậm chí là không về nhà, không bao giờ gọi điện cho báo vợ, lúc nào cũng phải để tôi chủ động gọi và hỏi đi hỏi lại cùng một câu nhiều lần, anh mới miễn cưỡng trả lời.

Khi chồng ốm, tôi không ngại thức dậy lúc nửa đêm để chăm sóc, cho anh uống thuốc và cùng anh đi khám bệnh. Khi tôi ốm, anh vẫn như mọi ngày, ngủ nướng và làm thêm giờ. Yêu cầu rót cho tôi một cốc nước nóng cũng là điều khó chịu đối với anh.

Khó chịu nhất là khi con còn nhỏ, tôi luôn là người đi chợ, vào bếp, nấu những món mà chồng và con yêu thích. Nhưng anh chỉ chăm chăm ngồi ăn một mình, còn tôi mải lo cho con ăn. Đến lúc con ăn xong, thường thức ăn trên đĩa đã hết, chỉ còn lại cơm trắng. Tôi hỏi anh, anh đáp lại một cách vô lý: "Tại sao em không đi nấu thêm?". Tôi tức đến mức lạnh sống lưng.

Tôi biết nhiều người ghen tị với tôi khi tìm được một người chồng giàu có, nhưng thực tế, tôi luôn độc lập về tài chính với chồng. Tôi không bao giờ xin tiền anh, anh cũng không bao giờ chủ động đưa tiền cho tôi. Tất nhiên, anh chịu trách nhiệm về cả chi phí gia đình và việc học của con cái. Nhưng nếu tôi đi mua sắm mà chưa có tiền mua thứ mình thích, tôi sẽ vay tiền anh để mua và trả lại cho anh sau đó. Chồng tôi luôn thích những người phụ nữ độc lập, luôn nói rằng không muốn vợ hình thành thói quen dựa dẫm.

4 năm trước, tôi đệ đơn ly hôn

3 lần hợp tan mới đến được với nhau thế nhưng vợ cặm cụi chăm con nhỏ, chồng thản nhiên chén hết đồ ăn, nhìn bát cơm trắng mà lòng chị lạnh ngắt-3(Ảnh minh họa)

Lần đầu tiên tôi đệ đơn ly hôn chồng là cách đây 4 năm. Lúc đầu, tôi cũng nghĩ đến việc nói chuyện thẳng thắn với anh, tôi hỏi anh có điều gì tôi làm chưa tốt không? Sau đó, anh trả lời: "Không, anh nghĩ em khá tốt". “Vậy thì tại sao anh không thể tốt với em và quan tâm một chút?” Tôi hỏi anh. Anh có một biểu hiện không thể giải thích được. Vì vậy, tôi đã viết một bức thư dài 5 trang và đặt nó dưới gối của anh ấy. Tôi nói với anh rằng cuộc hôn nhân hiện tại của chúng tôi luôn khiến tôi không hài lòng, và tôi hy vọng anh có thể thay đổi. Rồi tôi thức trắng, đợi anh về, đợi anh đi ngủ, rồi tìm thư, đọc thư ... Nhưng đến ngày thứ 2, thứ 3, anh không phản ứng hay thay đổi gì. Vì vậy, cuối cùng tôi không thể không chính thức cho anh thấy tôi không muốn tiếp tục cuộc hôn nhân này nữa.

Rõ ràng, chồng tôi đã rất sốc khi tôi đệ đơn ly hôn. Trong nhiều năm như vậy, tôi đã không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào. Anh ấy cũng cảm thấy giữa chúng tôi không có vấn đề gì lớn, anh ấy không có phụ nữ bên ngoài, tôi cũng không có đàn ông bên ngoài. Toàn là việc nhỏ mà ly hôn thì có đáng không? Tôi nói hãy nghĩ về nó trong 3 ngày, và sau đó trả lời cho tôi. Thực lòng mà nói, tôi và chồng kết hôn nhiều năm như vậy chưa bao giờ cãi vã, có lẽ mọi thứ đều bình bình nên tôi cảm thấy thiếu thiếu một thứ gì đó.

Nộp đơn ly hôn lần thứ hai

Có lẽ do nhận ra sự nghiêm trọng của sự việc nên hai ngày sau, chồng nhắn tin cho tôi, nói rằng những năm qua anh đã làm sai và sẵn sàng làm việc chăm chỉ để thay đổi. Đây cũng là lần đầu tiên anh hạ thấp bản thân để nhận lỗi về mình trong suốt bao năm chung sống. Khi tôi trở về nhà, anh thực sự giống như một con người khác, rất nhiệt tình với tôi. 

Tôi thường phải dậy sớm và chở con đến trường mẫu giáo mỗi buổi sáng trước khi đi làm. Mặc dù chồng tôi không phải đi làm hành chính nhưng đưa con đi học luôn là việc của tôi.

Nhưng sáng hôm đó, chồng tôi đột nhiên dậy rất sớm và nói với tôi: “Hôm nay anh sẽ đưa con đi học”. Tôi rất vui vì nhận ra rằng không phải anh ấy sẽ không đối tốt với người khác, mà là anh chưa từng nghĩ đến việc đó trước đây. Thế nhưng thật không may, chỉ sau một tuần, chồng tôi dần dần thay đổi trở lại như trước. Điều này khiến tôi càng thất vọng hơn.

Trong nháy mắt, 4 năm sau, đứa con của chúng tôi lớn hơn và đi du học. Tôi thì đang già đi và nghĩ về tương lai. Tôi vốn nghĩ con người ai cũng trải qua sinh - lão - bệnh - tử, nếu chồng không thay lòng, tôi nhất định sẽ bằng lòng hầu hạ, chăm sóc anh đến chết. Còn tôi, khi ốm đau, đến mức không động đậy được, chỉ mong có người yêu bên cạnh, xin một chút hơi ấm, cuối cùng chết trong vòng tay anh, tôi cũng thấy đáng.

Nhưng chồng tôi lại không như tôi. Vì vậy, sau khi suy nghĩ thấu đáo, tôi một lần đưa tờ ly hôn cho anh. Tôi nói với anh rằng chúng ta đều đang ở lứa tuổi 40, vẫn còn thời gian để tìm một người thực sự phù hợp với bản thân. Tôi không muốn ngôi nhà này giống như một khách sạn, tôi khao khát một gia đình hạnh phúc.

Lần này, chồng không nói gì trực tiếp với tôi, mà nhờ cha mẹ và bạn bè thuyết phục tôi. Ai cũng nói anh ấy không làm gì sai, một số thứ có thể là tính cách của anh và nò không phải là vì anh không còn yêu tôi nữa. Hơn nữa con tôi mới chỉ vừa đi du học, nếu ly hôn, thằng bé có thể mất chỗ dựa về tài chính cho tương lai. 

Nhưng thành thật mà nói, tôi không muốn thay đổi suy nghĩ của mình. Gia đình đằng ngoại của tôi không tệ, tôi có một công việc tốt và tôi cũng không tệ về tiền bạc. Tôi chỉ muốn tìm thấy cuộc sống mà tôi muốn”.

Tôi đã đọc được ở đâu đó rằng: một cuộc hôn nhân tan vỡ chưa chắc đã là vì một trong hai người phản bội mà đó là sự lạnh nhạt của người kia. Những năm sống bên chồng chị đã sống rất vẹn toàn. Và rõ ràng chị đã nhiều lần cho chồng cơ hội để sửa đổi nhưng anh không biết tận dụng, dù có thay đổi nhưng chỉ được dăm ba ngày. “Giang sơn khó đổi, bản tính khó rời”, tôi tin rằng chị không muốn sống cô đơn trong chính ngôi nhà của mình với người chồng thiếu chu đáo như vậy.

Tôi mong chị có những quyết định đúng đắn.

Theo Hoàng Lan - Vietnamnet.vn


Ly hôn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.