Vợ oằn mình chăm mẹ chồng ốm liệt 1 năm trời vẫn bị mắng vô tích sự, cô "tức nước vỡ bờ" hành động cứng rắn khiến chồng "xanh mặt"

Một tuần đầu Định vừa đi làm vừa chăm mẹ, anh gầy đi mất 2kg. Lúc này Định mới thấm thía việc chăm sóc một người ốm liệt giường không hề dễ dàng.

Công sức và sự hi sinh của người vợ rất cần được chồng ghi nhận và báo đáp. Không ai có nghĩa vụ phải cho đi vô điều kiện cả.

Cô vợ hết mình với chồng và nhà chồng

Nhi (27 tuổi) chia sẻ cô và Định kết hôn cách đây 2 năm. Sau đám cưới vài tháng thì mẹ chồng cô gặp cơn tai biến. Bà may mắn giữ lại được tính mạng nhưng sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gần như không thể tự chăm sóc được bản thân.

“Bà ốm liệt giường, nói năng cũng khó khăn. Từ khi về ra mắt, mẹ chồng luôn tạo cho tôi ấn tượng tốt. Thời gian ngắn sống chung ban đầu cũng thoải mái, vui vẻ. Tôi thật sự có cảm tình với bà, chính vì vậy mẹ chồng bị bệnh khiến tôi rất thương xót”, Nhi kể.

Định bảo vợ giảm tải công việc, đồng thời hoãn kế hoạch sinh con lại để chăm sóc tốt cho mẹ chồng. Lương Định lúc ấy là 25 triệu, thu nhập của Nhi chỉ được 13 triệu. Khi đó cô mới 25 tuổi, ở độ tuổi đó thì lương như vậy cũng không phải là thấp.

Nhi nghĩ nếu hai người phó mặc mẹ chồng cho giúp việc thì họ chưa trọn đạo làm con, chỉ nên thuê người ban ngày khi hai người đi làm. Cô chấp nhận lùi về phía sau để chồng yên tâm phấn đấu. Suy cho cùng vẫn phải có 1 người chăm sóc gia đình.

Vợ oằn mình chăm mẹ chồng ốm liệt 1 năm trời vẫn bị mắng vô tích sự, cô tức nước vỡ bờ hành động cứng rắn khiến chồng xanh mặt-1

“Công việc giảm nên lương tôi chỉ còn 9 triệu. Ngày đi làm 8 tiếng, không tối nào tôi được đi chơi gặp gỡ bạn bè, còn về nhà chăm sóc mẹ chồng. Cuối tuần cũng như vậy không khác gì. Quanh năm suốt tháng tôi chẳng dám đi đâu vì không có ai lo cho mẹ chồng ở nhà, còn bận rộn hơn có con nhỏ. Vì nếu là con nhỏ thì tôi vẫn có thể mang theo bé ra ngoài”, Nhi chia sẻ.

Gần 1 năm sau đám cưới, Nhi bàn với chồng thuê người cả ngày đêm vì ít nữa cô sinh con, sớm muộn gì cũng phải làm vậy. Định không nghe, còn trách vợ lười biếng, trốn tránh nghĩa vụ làm dâu, ích kỷ chỉ muốn nhàn nhã, rong chơi.

Ban đầu Định khá cảm kích vợ tận tình chăm sóc mẹ. Nhưng sau khoảng nửa năm, khi mà đã quen với điều đó thì anh lại trở nên coi thường, cho rằng điều Nhi làm là đương nhiên. Anh bắt đầu lên mặt hạch sách và hoạnh họe vợ đủ điều, bởi cho rằng vợ đang phụ thuộc vào chồng.

“Hàng tháng tôi gửi cho mẹ đẻ 2 triệu, góp 3 triệu vào chi tiêu chung trong nhà, còn lại để chi dùng cá nhân. Tôi chăm mẹ chồng, lương lại thấp và chưa có con, mức góp 3 triệu mà chồng vẫn coi nhẹ”, Nhi kể.

Cô vợ "tức nước vỡ bờ" khiến chồng "tái xanh" hối hận nhưng đã muộn

Hầu như ngày nào đi làm về Định cũng bắt bẻ, xét nét vợ. Khi là nhà cửa chưa gọn gàng, khi thì cơm nước không hợp khẩu vị, lúc lại chưa chăm sóc mẹ chồng chu đáo.

“Mẹ có phiền phức như một đứa trẻ con đâu mà bảo không làm được gì khác? Ai sướng như em, công việc nhàn hạ, về sớm mà cũng không dọn được cái nhà, nấu được bữa cơm cho tươm tất? Lại còn suốt ngày để chồng ăn cơm muộn?”, Định lớn tiếng. Nhi vừa phải lên thực đơn riêng cho mẹ chồng, giúp bà ăn xong thì hai vợ chồng mới ăn tối, chưa nói còn dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, nấu cơm. Toàn những việc không tên nhưng một mình cô cũng đủ quay cuồng bận bịu.

Những câu nói như vậy Nhi thường xuyên phải nghe. Tuy nhiên cô vẫn cố nín nhịn vì không muốn nhà của ầm ĩ, vợ chồng căng thẳng.

Cách đây không lâu, nửa đêm Nhi dậy xem mẹ chồng cần gì không, lúc vào toilet thì chẳng may trượt ngã. Bị bong gân, cô phải nằm trên giường tĩnh dưỡng một thời gian.

Định không hề động viên, an ủi vợ mà còn tức tối mắng: “Đúng là vô tích sự, có đi đứng cũng không xong! Cô nằm một chỗ thế này thì mọi việc để cho ai?”.

“Sự việc đó như giọt nước làm tràn ly, tôi quyết định chấm dứt tất cả”, Nhi nói. Cô nhìn thẳng vào chồng, rành rọt gằn từng chữ: “Tôi hi sinh cho gia đình là vì tình cảm và muốn vun đắp tổ ấm, chứ tôi chẳng có nghĩa vụ phải làm như vậy. Tôi không nợ gì anh hết, xin anh nhớ cho. Từ giờ tôi bàn giao lại mọi việc cho anh đấy”.

Sau đó cô được mẹ đẻ đón về nhà nghỉ ngơi. Một tuần đầu Định vừa đi làm vừa chăm mẹ, anh gầy đi mất 2kg. Lúc này Định mới thấm thía việc chăm sóc một người ốm liệt giường không hề dễ dàng. Vội vã tìm người giúp việc, Định càng hoảng sợ vì họ đòi lương tháng 10 triệu. Chưa nói để tìm người đủ tin tưởng và tận tâm cũng không đơn giản

Định lập tức đến xin lỗi vợ nhưng Nhi chỉ cười nhạt: “Thôi, như thế là đủ rồi, tôi ở một mình cho sướng thân. Đi đâu, làm gì tùy ý, tập trung cho sự nghiệp, tương lai và chăm sóc cha mẹ. Việc gì tôi phải hy sinh cho kẻ không đáng?”. Định thất thểu trở về, dù anh hối hận thì đã muộn rồi.

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/vo-oan-minh-cham-me-chong-om-liet-1-nam-troi-van-bi-mang-vo-tich-su-co-tuc-nuoc-vo-bo-hanh-dong-cung-ran-khien-chong-xanh-mat-162210910223043525.htm

cuộc sống hôn nhân


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.