Vợ tôi lương tháng 6 triệu, chi 10 triệu mua giày!

Sau khi bị chồng mắng, cô thản nhiên đáp: “Tiền này do em tự mình tích góp, dựa vào cái gì mà anh khó chịu với em!” Người vợ có hoang phí không?

Mấy ngày trước trên mạng xã hội thấy một tình huống hôn nhân thế này: người vợ lương tháng chỉ 6 triệu nhưng lại mạnh tay chi tiền mua đôi giày 10 triệu. Sau khi bị chồng mắng, cô thản nhiên đáp: “Tiền này do em tự mình tích góp, dựa vào cái gì mà anh khó chịu với em!”

Tiền mình kiếm được tự mình tiêu, nghe qua rất có đạo lý, nhưng thực ra lại ẩn chứa bất ổn. Nhất là sau đó dân tình biết được toàn bộ số tiền hàng tháng người vợ kiếm được hoàn toàn chỉ để chi tiêu cho một minhg cô ấy mà không đóng góp dù chỉ 1 xu cho gia đình. Nói chung toàn bộ chi phí hàng ngày của cả nhà, các khoản cần dùng cho con cái, đều là người chồng gánh.

Hôn nhân không giống như tình yêu. Lúc còn đang yêu thì mỗi người có thể hoàn toàn tự kiểm soát thu nhập của mình, dù phụ nữ có bỏ ra bao nhiêu tiền để mua một đôi giày, cũng không có vấn đề gì với người kia. Nhưng hôn nhân là sự hỗ trợ lẫn nhau giữa 2 người, hai vợ chồng cùng gánh vác chi phí duy trì gia đình là trách nhiệm chung.

Nhìn bề ngoài, đôi giày 10 triệu của người vợ là do cô ấy tự kiếm tự tiêu nhưng thực tế đằng sau lại là người chồng gánh còng lưng kinh tế cả nhà. Dù là vợ hay chồng, làm gì có ai chỉ biết chăm chăm hưởng các quyền trong hôn nhân mà quên đi nghĩa vụ, trách nhiệm của mình.

Vì vậy, đối mặt với tình huống “vợ lương 6 triệu/tháng, chi 10 triệu mua giày”, suy nghĩ thực sự của cánh mày râu là gì?

***

Anh Vương, kết hôn 5 năm: “Không thể chấp nhận. Sau kết hôn thì nên xem xét điều kiện gia đình”

“Tôi và vợ yêu nhau 2 năm thì kết hôn, đến nay đã được 5 năm. Trước kết hôn, vợ tôi thuộc kiểu phụ nữ rất biết cách ăn mặc, dù thu nhập không cao nhưng bao giờ mỹ phẩm, quần áo, phụ kiện… cũng phải là loại đắt tiền. Lúc ấy nhiều khi còn phải xin tiền bố mẹ.

Nhưng khi đó tôi chưa bao giờ ý kiến gì vì đó là cuộc sống riêng của cô ấy. Cô ấy có tiết kiệm hay tiêu hết thì tôi cũng không có quyền can thiệp. Nhưng sau kết hôn thì khác. Chúng tôi cần cùng nhau trả nợ ngân hàng, hơn nữa sau khi có con, chi phí sinh hoạt cũng tăng lên rất nhiều. Lương tháng của tôi là 16 triệu, vợ 12 triệu. Thu nhập của cả 2 cộng lại, trừ đi chi phí sinh hoạt hàng tháng ở thành phố, còn lại không nhiều. 

Nhưng vợ tôi là một người phụ nữ tương đối vì gia đình. Sau kết hôn, cô ấy không còn mua quần áo đắt tiền. Thậm chí có lần tôi chủ động muốn mua cho vợ 1 bộ mỹ phẩm 6 triệu, cô ấy liền từ chối, nói tôi nên để số tiền đó lo cho gia đình, không nên chi tiêu nhiều tiền vào việc không quá cần thiết".

Vợ tôi lương tháng 6 triệu, chi 10 triệu mua giày!-1

Anh Giao, đã kết hôn 7 năm: “Không chấp nhận được. Có con thì phải làm tròn trách nhiệm làm cho cha mẹ”

“Vợ chồng tôi kết hôn được 7 năm, năm nay vừa sinh con thứ 2. Việc sinh con thứ 2 đã làm tăng gấp đôi chi phí cho con cái. Lấy tôi làm ví dụ, tôi kiếm được 24 triệu/tháng, vợ kiếm được 16 triệu. Mặc dù số tiền này không ít nhưng việc chi tiêu rất nhiều.

Trước khi không có con, cuộc sống của vợ chồng tôi rất thoải mái. Vợ muốn mua gì tôi cũng không ngăn cản, dù sao người đàn ông nào cũng mong muốn vợ được ăn ngon mặc đẹp. Đừng nói đôi giày 10 triệu, 20 triệu 1 đôi tôi cũng có thể mua cho cô ấy.

Nhưng sau khi có con lại khác. Bởi vợ chồng tôi đều phải đi làm, ngoại trừ sữa bột, bỉm, đồ chơi và các chi phí khác, còn phải chi một khoản cho nhà trẻ và người giữ trẻ. 

Tính toán mọi chi phí, thu nhập của vợ chồng tôi cộng lại cũng chỉ vừa đủ mà thôi. Nếu vợ tôi không đầu tư thu nhập của cô ấy vào cuộc sống gia đình, chỉ dựa vào một mình tôi thì không đủ khả năng.

Vì vậy, tôi nghĩ, nếu hai người không có con, người đàn ông chịu vất vả một chút để vợ được mặc đẹp không có gì phải bàn cãi. Nhưng sau khi có con cái, cả 2 bên phải chịu trách nhiệm làm cha mẹ, không thể tự do muốn làm gì thì làm".

Anh Tuấn, độc thân: “Chấp nhận được. Nhưng cô ấy đừng coi đó là chuyện đương nhiên”.

“Điều đầu tiên cần làm rõ là tôi có thể chấp nhận được, bởi vì thu nhập của tôi hoàn toàn có thể trang trải được chi phí gia đình. Bây giờ tôi 32 tuổi, lương 500 triệu/năm, nhà cửa và xe hơi đều đã có.

Vì vậy, sau kết hôn, chi phí cho gia đình tôi sẽ không lớn. Với mức thu nhập kia, chỉ mình tôi cũng đủ lo chi phí gia đình hàng tháng. Lúc này thu nhập của vợ có thể để cô ấy toàn quyền sử dụng. Nhưng tôi hy vọng cô ấy không coi tất cả điều đó là hiển nhiên.

Bây giờ có rất nhiều phụ nữ nghĩ rằng người đàn ông phải chịu toàn bộ chi tiêu gia đình là chuyện đương nhiên. Thậm chí 1 số phụ nữ còn nói “Nếu người chồng không thể nuôi được vợ thì kết hôn có nghĩa lý gì?”

Tôi nghĩ rằng đối với một người phụ nữ, ý nghĩa của hôn nhân không nên là tìm một người đàn ông có thể nuôi mình, mà là tìm một người đàn ông sẵn sàng cùng cô ấy hỗ trợ lẫn nhau.

Đồng thời, người đàn ông cũng hy vọng rằng những nỗ lực trong hôn nhân của mình sẽ được thấu hiểu. Họ có thể gánh trọng trách để tiến về phía trước, vợ không cần phải biết ơn nhưng đừng cho rằng đó là việc họ nên làm và bắt buộc phải làm".

***

Một số phụ nữ thích nói: "Nếu kết hôn làm giảm điều kiện sống của tôi, tại sao tôi nên kết hôn?" Đây là câu hỏi thực sự vô nghĩa.

Trong hôn nhân, cả người chồng và người vợ đều phải chịu trách nhiệm về gia đình! Người chồng có thể gánh trách nhiệm nhiều hơn một chút, nhưng người vợ không thể không gánh 1 chút trách nhiệm nào!

Theo V.A - Vietnamnet


Vợ Chồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.