Lan tỏa cho thương hiệu Việt

Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu ở thị trường trong nước đã khó mà khẳng định tên tuổi ở thị trường nước ngoài càng khó hơn vì sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam còn phải cạnh tranh khốc liệt với các nước khác.

“Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê song người tiêu dùng thếgiới hầu như không biết đến tên tuổi của cà phê Việt Nam” - là lời chia sẻcủa Tổng Giám đốc Vinacafe tại hội thảo “Chung tay xây dựng quốc gia” vừadiễn ra tại Hà Nội.

Thiếu kinh nghiệm trong xây dựng thươnghiệu

Tại hội thảo, nhiều ý kiến nhận định, mặc dù sản phẩm hàng hóa, dịch vụ củaViệt Nam đang từng bước chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong vàngoài nước đồng thời các DN cũng đã chú trọng đến việc xây dựng thương hiệucho mình nhưng Việt Nam vẫn thiếu những thương hiệu mạnh tầm cỡ quốc gia vàcó đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Theo ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương),nguyên nhân chính ở đây là do các DN Việt Nam chủ yếu là DN nhỏ và vừa, quymô nhỏ lại rất ít kinh nghiệm xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, do tập quánkinh doanh, nhiều DN chủ yếu bán hàng thô mà chưa quan tâm đến bán hàng cóthương hiệu của riêng mình.

Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu ở thị trường trong nước đã khó mà khẳngđịnh tên tuổi ở thị trường nước ngoài càng khó hơn vì sản phẩm hàng hóa,dịch vụ của Việt Nam còn phải cạnh tranh khốc liệt với các nước khác.

Bên cạnh đó, giới truyền thông cũng chỉ ra một thực tế là nhiều sản phẩmtrong nước sản xuất ra mặc dù có chất lượng không thua kém các mặt hàng cùngloại nhập ngoại nhưng nhiều khách hàng ngay trong nội địa cũng chưa tiếp cậnđược.

Ông Hải cho rằng, nguyên nhân ở đây chính là do DN chưa quan tâm đúng mức,chưa phối hợp tốt với giới truyền thông trong việc quảng bá thương hiệu.

Tuy nhiên, nếu quảng bá và truyền thông về thương hiệu không đúng cách,không đúng liều lượng thì lại có thể gây hiệu ứng ngược, dẫn tới người tiêudùng không biết đâu là thương hiệu có uy tín thực sự.

Lan tỏa cho thương hiệu Việt

Các doanh nghiệp Việt Nam tham dự hội chợ Triển lãm Trung Quốc - Asean để quảng bá thương hiệu ra thế giới

Theo ông Lê Duy Truyền, Tổng biên tập báo Tin Tức, báo chí không chỉ có vaitrò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu DN, mà còn có trách nhiệmđịnh hướng người tiêu dùng trong việc lựa chọn thương hiệu uy tín.

Đối với chương trình Thương hiệu quốc gia, đây là chương trình duy nhất doChính phủ Việt Nam tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thươnghiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Các thương hiệu được lựa chọnphải cùng chia sẻ và theo đuổi những giá trị mà quốc gia hướng tới tronggiai đoạn hội nhập hiện nay: Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực lãnhđạo.

Khẳng định ý chí vươn lên của doanh nghiệp

Được lựa chọn trao biểu tượng THQG là vinh dự nhưng cũng là một trọng tráchđối với DN. Thực tế đáng mừng là hầu hết các DN tham gia chương trình THQGđều có quyết tâm rất cao trong việc khẳng định thương hiệu của DN mình.

Ông Phạm Quang Vũ, Tổng Giám đốc Vinacafe Biên Hòa nói: “Chúng tôi nhận thấyrất rõ trách nhiệm của một DN đầu tàu ở lĩnh vực ngành hàng cà phê Việt Nambởi hiện nay cà phê Việt có mặt khắp các thị trường thế giới. Với 95% sảnlượng cà phê trong nước được xuất khẩu, Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứhai thế giới về xuất khẩu cà phê nói chung và đứng thứ nhất về cà phêRobusta.

Tuy nhiên, người tiêu dùng thế giới hầu như không biết đến tên tuổi của càphê Việt Nam do chúng ta chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô. Vì vậy, tham giachương trình THQG, Vinacafé rất mong muốn xây dựng và quảng bá hình ảnh càphê Việt Nam ra thị trường thế giới.” - ông Vũ bày tỏ.

Ông Lê Cự Tân, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC)cũng tự tin rằng, nếu DN có quyết tâm, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của ViệtNam sẽ không chỉ chiếm lĩnh ở sân nhà mà còn có thể vươn ra thị trường thếgiới.

Ông Tân dẫn chứng: Trước đây, PTSC chỉ đảm nhiệm những phần công việc đơngiản, làm thầu phụ cho các nhà thầu nước ngoài. Nhưng nhờ quyết tâm đổi mớicông nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực quản lý… giờ đây,PTSC đã làm chủ các công nghệ tiên tiến cũng như làm chủ được nhiều dự ánlớn, trong đó có nhà thầu nước ngoài…

Các DN cũng tin tưởng việc tham gia chương trình THQG sẽ giúp họ tăng thêmuy tín và củng cố vị thế ở cả thị trường trong và ngoài nước. Ông Bùi QuốcViệt, Giám đốc Trung tâm thông tin và quan hệ công chúng của Tập đoàn Bưuchính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết, chỉ 1 năm sau khi tham gia Chươngtrình THQG 2008, điều tra cho thấy, đến năm 2009, tỷ lệ khách hàng nhận biếtđược thương hiệu VNPT đã đạt được hơn 93%, hầu hết đánh giá tích cực.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng đề xuất, Chương trình THQG cần tăng cườngtriển khai các cam kết hỗ trợ DN, đặc biệt là quan tâm hơn tới những DN cóquy mô nhỏ, vốn chiếm đa số trong cộng đồng DN Việt Nam để họ có thêm cơ hộimở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh.

Theo Lan Hương
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.