EU sẽ bơm thêm tiền nếu gói nghìn tỷ chưa đủ

“Hiện chưa hề có một yêu cầu nào xin sử dụng tiền từ quỹ giải cứu trên. Nếu kế hoạch trên không đủ chặn đứng khủng hoảng, câu trả lời của tôi hết sức đơn giản, chúng tôi sẽ đưa ra thêm biện pháp mới”, ông Van Rompuy trả lời tạp chí TrendsTendances của Bỉ

Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU)Herman Van Rompuy cho biết, gói cứu trợ trị giá 750 tỷ Euro (khoảng 1.000 tỷ USD)dành cho các nước đang ngập trong nợ ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)sẽ được mở rộng thêm, nếu cần thiết.

“Hiện chưa hề có một yêu cầu nào xin sử dụng tiền từ quỹ giải cứutrên. Nếu kế hoạch trên không đủ chặn đứng khủng hoảng, câu trả lờicủa tôi hết sức đơn giản, chúng tôi sẽ đưa ra thêm biện pháp mới”, ôngVan Rompuy trả lời tạp chí Trends-Tendances của Bỉ.

Gói cứu trợ khổng lồ trên được xây dựng để giúp các quốc gia như Tây Ban Nha vàBồ Đào Nha thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, bao gồm 440 tỷ Euro tiền bảo lãnh củaEurozone, 250 tỷ Euro từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và 60 tỷ Euro huy động từ 27nước thành viên EU.

Theo Bloomberg, các bộ trưởng tài chính Eurozone đã đạt được nhất trí về gói 440tỷ Euro và kế hoạch sẽ được thực hiện trong vòng 3 năm, trong khi IMF cũng tuyênbố sẽ tăng nguồn vốn cho vay nếu cần thiết.

EU sẽ bơm thêm tiền nếu gói nghìn tỷ chưa đủ
Chủ tịch Liên minh châu Âu Herman Van Rompuy (Ảnh: Getty Images)

Chương trình này hoàn toàn tách biệt với gói cứu trợ trị giá 110 tỷ Euro mà EUvà IMF dành cho Hy Lạp. Ông Van Rompuy thừa nhận, các nhà lãnh đạo EU buộc phảicó hành động bảo vệ trong bối cảnh các thị trường lo ngại cuộc khủng hoảng nợ sẽlan sang các nước láng giềng. 

"Chúng tôi biết, những khó khăn của Hy Lạp chắc chắn sẽ gây ra vấn đề lớn, nhưngkhông ai cho rằng, cú sốc này sẽ lan rộng và đe dọa châu Âu, đặc biệt là toànthế giới", ông nói.

Ông Van Rompuy, hiện đứng đầu một "lực lượng đặc nhiệm" với thành viên là cácnhà lãnh đạo quốc gia nhằm xây dựng các quy định mới cho chính sách kinh tế liênquốc gia, cho rằng các nước cần phải làm nhiều hơn nữa, chứ không nên chỉ tậptrung vào việc cân bằng ngân sách trong những năm tới. 

Ông nhấn mạnh: "Những đóng góp thực sự bao gồm việc tiến hành những cải cách đầyđủ trong nền kinh tế thực tế. Điều này là không thể thiếu được nhằm mang lại sựgắn kết trong quá trình phát triển kinh tế-chính trị của Eurozone. Đây là mộtnhiệm vụ thực sự".

Tuy nhiên, Chủ tịch EU lạc quan cho rằng, Hy Lạp sẽ không vỡ nợ và không có quốcgia nào bị buộc ra khỏi Eurozone. “Có nhiều tuyên bố hơi quá trên các phươngtiện truyền thông quốc tế về tái cơ cấu nợ, nhưng tôi không nghĩ nó sẽ xảy ra”,ông nói.

Theo Huy Anh
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.