Eurozone lập quỹ cứu trợ tỷ đô

Ngoài ra, kế hoạch này còn nhằm “xoa dịu” những lo lắng đang dấy lên trên thị trường trong thời gian qua khiến tỷ giá euro xuống mức thấp nhất trong bốn tháng qua so với đồng USD. Gói cứu trợ tài chính này do Ủy ban châu Âu cùng Qũy tiền tệ quốc tế IMF quyên góp từ hôm 105, trị giá 750 tỷ euro

Các quốc gia thuộckhu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã bắt đầu lập quỹ cứutrợ tài chính khổng lồ trị giá 1.000 tỷ USD với mục đích hỗ trợ cho bất kỳthành viên nào có nguy cơ vỡ nợ.

Ngoài ra, kế hoạch này còn nhằm “xoa dịu”những lo lắng đang dấy lên trên thị trường trong thời gian qua khiến tỷ giáeuro xuống mức thấp nhất trong bốn tháng qua so với đồng USD. Gói cứu trợtài chính này do Ủy ban châu Âu cùng Qũy tiền tệ quốc tế IMF quyên góp từhôm 10/5, trị giá 750 tỷ euro. Trước hết, gói cứu trợ sẽ giúp các nhà đầu tưgiảm bớt lo lắng rằng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay các nước thành viên kháccó thể “theo chân” Hy Lạp yêu cầu hỗ trợ tài chính để trả nợ.

Thủ tướng Luxembourg, Jean-Claude Juncker thông báo trong buổi tọa đàm giữacác Bộ trưởng tài chính khu vực Eurozone, cho hay công cụ tài chính đặc biệtnày sẽ hỗ trợ các thành viên với mức tối đa là 440 tỷ euro (526 tỷ USD) vàchính thức được khởi động từ tháng 6 khi các nước hợp thức hóa bảo đảm nợcho 90% gói vay.

Ông cho biết thêm, 60 tỷ euro do Ủy ban điều hành EU quản lý được dùng để“sẵn sàng phục vụ cho bất kỳ nhu cầu tài chính khẩn cấp nào”, còn IMF sẽcung cấp 250 tỷ euro.

Eurozone lập quỹ cứu trợ tỷ đô

Các Bộ trưởng tài chính châu Âu họp bàn về quỹ cứu trợ 1.000 tỷ USD (Ảnh: AP)

Đức, nước đóng góp nhiều nhất vào quỹ cứu trợ này, đang gây áp lực buộc cácnước thuộc Eurozone khác phải cắt giảm ngân sách để hạn chế sử dụng đến biệnpháp cứu trợ tài chính. Trả lời báo giới, Bộ trưởng Tài chính Đức, WolfgangSchaeuble, cho biết: “Đức không chỉ muốn nhìn thấy hành động mà phải có vănbản chứng thực”.

Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel quyết định “làm gương” khi công bố kế hoạchtiết kiệm 80 tỷ euro đến năm 2014 bằng cách cắt giảm những tờ rơi quảng cáo,giảm 15.000 lao động trong lĩnh vực công và hoãn các dự án xây dựng như bảnsao cung điện Phổ ở Berlin.

Trong khi đó, các Bộ trưởng tài chính Eurozone muốn Tây Ban Nha và Bồ ĐàoNha cần tiến hành các biện pháp cắt giảm chi tiêu “mạnh mẽ và dũng cảm”trước năm 2011, xúc tiến nỗ lực cải cách cơ cấu như những thay đổi về lươnghưu, trợ cấp xã hội hay hệ thống lao động.

Ông Juncker cũng bác bỏ những lo ngại gần đây cho rằng Hungary, nước khôngsử dụng đồng tiền chung euro, có thể là quốc gia châu Âu tiếp theo rơi vàokhủng hoảng nợ như Hy Lạp.

Các quan chức Hy Lạp tuần trước đã cảnh báo thâm hụt ngân sách đang gia tăngvà nước này đang tiến gần đến bờ vực “phá sản” chỉ hai năm sau khi nhận đượcgói cứu trợ tài chính từ EU và IMF.

Tuy Chính phủ Hungary đã phần nào làm dịu thông tin trên nhưng giao dịcheuro vẫn không khởi sắc, thậm chí còn ở mức thấp nhất trong bốn năm qua, khixuống dưới mức 1,19 USD kể từ tháng 3/2006.

Theo Phan Anh
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.