Hơn 1.000 DN Nhà nước “lỗi hẹn” với Luật Doanh nghiệp

Chậm trễ cho “dị ứng” với cụm từ tư nhân hóa Lý do của việc lỗi hẹn này theo Luật gia Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH tư vấn VFAM Việt Nam, đưa ra là chính bản thân các DNNN không hề muốn chuyển đổi.

Còn 2 ngày nữa sẽ hết thời hạnchuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tuy nhiên, dự kiến vẫn còn khoảng trên1.000 DNNN chắc chắn sẽ “lỗi hẹn” với Luật Doanh nghiệp. 

Chậm trễ cho “dị ứng” với cụmtừ tư nhân hóa

Lý do của việc lỗi hẹn này theo Luật gia Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch hội đồng thànhviên Công ty TNHH tư vấn VFAM Việt Nam, đưa ra là chính bản thân các DNNN khônghề muốn chuyển đổi.

Về mặt tư tưởng, những người đangnắm quyền ở DNNN sẽ không mặn mà với việc cổ phần hóa bởi vì, họ không cần phảibỏ vốn vẫn được làm giám đốc, làm chủ một DN, làm chủ tài khoản một số tiền kếchxù, lại có nhiều quyền lực, vì vậy “không tội gì hô hào cổ phần hóa”. Mà cổ phầnhóa xong chưa chắc họ đã ngồi tiếp được vị trí ấy, đại hội cổ đông, hội đồngquản trị biết đâu sẽ lại bầu người khác, chứ không phải họ.

Sự chậm trễ này còn do vấn đề nhận thức tư tưởng, lâu nay, nhiều người vẫn “dịứng” với cụm từ tư nhân hóa. Trong một vài trường hợp cổ phần hóa, DNNN chuyểnsang sở hữu tư nhân đã làm thất thoát tài sản quốc gia, nhưng không có nghĩa tưnhân hóa là xấu, là sai lầm. Đó chỉ là vài trường hợp do quản lý nguồn vốn khôngtốt. Từ việc “dị ứng”, dẫn đến không thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi DNNNthành cổ phần hóa và tư nhân hóa.

Ngoài ra, việc đặt ra quá nhiều mục tiêu, nhiều mục tiêu không có khả năng đápứng được cũng làm cho quá trình chuyển đổi bị chậm trễ. Ví dụ việc muốn biến tấtcả người lao động thành cổ đông, nên có nhiều chính sách cho người lao động như:bán cổ phần ưu đãi 70%,…Nhưng thực chất, những cái đó là ép người lao động thànhcổ đông, chứ bản thân người lao động không hề thích.

Hơn 1.000 DN Nhà nước “lỗi hẹn” với Luật Doanh nghiệp
Dự kiến vẫn còn khoảng trên 1.000 DNNN sẽ “lỗi hẹn” với Luật Doanh nghiệp (Ảnh: Vneconomy.vn)



Giả sử một DN có vốn khoảng 50 tỷ đồng,những vị trí kếch xù trong hội động quảntrị chiếm 40 tỷ đồng, còn 1.000 ngườilao động chiếm 10 tỷ đồng, tức là mỗingười có vài triệu đồng, vì vậy chắcchắn vị trí của họ thực chất vẫn chỉ lànhững người lao động, không có tiếng nóitrong đại hội cổ đông.

DNNN không có chủ sở hữu thực sự

Việc chuyển đổi DNNN sang Cty TNHH hoặccổ phần hóa không chỉ lỗi hẹn về mặtthời gian, mà còn đang tồn tại rất nhiềuvướng mắc, đặc biệt là vấn đề xác địnhchủ sở hữu.

Hiện nay, một thực tế là việc thực hiệnquyền chủ sở hữu nhà nước rất kém hiệuquả đến mức, 62% ý kiến cho rằng “DNNNkhông có chủ sở hữu thực sự”.  

Về cơ bản, cơ chế xác định đầu mối chủsở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệpvẫn chưa được xác định một cách rõ ràngvà không có sự thay đổi nào đáng kể.

Hơn 1.000 DN Nhà nước “lỗi hẹn” với Luật Doanh nghiệp

Cùng một lúccó nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thựchiện chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước.Bên cạnh Bộ chủ quản và UBND cấp tỉnh,nay còn có thêm Tổng công ty đầu tư vàkinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Ngoài ra, khi thực hiện các quyền chủ sởhữu, các cơ quan, tổ chức và cá nhân ởtrên phải phối hợp với các cơ quan, tổchức nhà nước khác như: Bộ KHĐT, Bộ Nộivụ,…

Có thể thấy đặc điểm “cấp hành chính chủquản” từ thời bao cấp vẫn chi phốiphương thức xác định đại diện chu sở hữunhà nước hiện nay.

Điều này thể hiện ở việc quy định Bộ,UBND cấp tỉnh thực hiện phần lớn chứcnăng chủ sở hữu mà không phải Bộ trưởnghay Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Vì vậy,không tránh khỏi tư duy và phương thứclàm việc quản lý hành chính, dẫn đếnviệc quan liêu, không rõ trách nhiệm,thiếu động lực và hiệu quả,…

Vì vậy, theo GS.TS Nguyễn Đình Tài, GĐTrung tâm tư vấn và quản lý đào tạo, Phóchủ tịch Câu lạc bộ DNNN, vấn đề đặt rađối với việc chuyển đổi hiện nay là phảixác định được chủ sở hữu Nhà nước mộtcách rõ ràng, chứ không nên vì đến hạnmà tiến hành gấp gáp cho xong.

  • Theo N.Yến
    Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.