Thị trường BĐS: Chờ “làn gió mới”

Theo ông Ngô Trung Hải Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 được công bố, phần nào ảnh hưởng tới thị trường bất động sản

Thị trường BĐS Hà Nội 6 tháng đầu năm đã trải qua những diễn biến sôi độngmà đỉnh cao là cơn sốt tăng giá vừa qua. Hiện, thị trường bất động sản HàNội đang trong giai đoạn trầm lắng, giao dịch chững lại tuy nhiên giá BĐSvẫn đứng ở mức cao khiến cho nhiều người có nhu cầu thực khó tiếp cận đượcvới nhà ở.

Đâu là nguyên nhân?

Giải thích nguyên nhân biến động của thị trường bất động sản trên địa bàn HàNội, ông Nguyễn Khắc Thọ - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, nhu cầuvề bất động sản nhà ở, các công trình hạ tầng xã hội, dịch vụ thương mại,công trình văn phòng khách sạn tại Hà Nội là rất lớn. Trong khi đó, nguồncung của thị trường không đủ, đặc biệt về nhà ở.

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, ít khu đô thị mới quy mô lớn được triển khaiphê duyệt, một số chậm triển khai do vướng mắc giải phóng mặt bằng. Cungchưa đủ cầu dẫn đến giá bất động sản tăng. Trong khi, việc đầu tư vào bấtđộng sản vẫn được coi là kênh đầu tư an toàn, có lợi nhuận cao. Chính vì thế,người dân đổ xô đầu tư dòng tiền vào bất động sản.

Theo ông Ngô Trung Hải - Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn, quyhoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 được công bố, phần nàoảnh hưởng tới thị trường bất động sản. Định hướng cơ bản của quy hoạch thủđô được hình thành, các công trình giao thông lớn xung quanh, kết nối vớitrung tâm thành phố với các vùng đã và đang được triển khai, thuận lợi choviệc di chuyển, từ đó góp phần để thị trường bất động sản tại các khu vực xatrung tâm sôi động.

Thị trường BĐS: Chờ “làn gió mới”
Khu vực phía Tây và Tây Nam thành phố là nơi tăng nóng nhất

Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng là giá BĐS bị thả nổi và hiệntượng đầu tư theo phong trào khiến giá BĐS bị đẩy lên cao. Ngoài ra, việcthiếu thông tin để tiếp cận với BĐS, tâm lý không thích lên sàn giao dịchcủa đa số người dân và chủ yếu qua “cò” đã khiến họ chấp nhận mua BĐS vớimọi giá nên dễ dẫn đến rủi ro.

Nên thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở

Để bình ổn thị trường BĐS, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, cầnnghiên cứu thí điểm thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để hỗ trợ cho người laođộng có điều kiện mua nhà, nghiên cứu thí điểm thành lập mô hình Quỹ đầu tưtín thác BĐS, đây là hình thức đầu tư theo ủy quyền của các nhà đầu tư nhỏ.Quỹ này được phép đầu tư 100% vốn vào BĐS.

Thị trường BĐS: Chờ “làn gió mới”

Trước việc siết chặt cho vay ngân hàng của Chính phủ, ở khía cạnh doanhnghiệp, ông Nguyễn Đỗ Việt - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Đà ThăngLong cho rằng, đây chỉ là biện pháp bình ổn thị trường tức thời, còn bình ổnthị trường lâu dài còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và sự phát triển củacác đô thị vệ tinh.

Ông Việt dẫn chứng, nếu như nguồn cung đủ lớn để làm giảm sức tăng của nhucầu thì sẽ đỡ hơn rất nhiều. Người dân sẽ không di chuyển vào nội đô nếu cácđô thị vệ tinh như ở Sóc Sơn và các vùng quanh Hà Nội phát triển nhanh, tốtvà đủ điều kiện để người dân làm việc.

Điều đó, lại phụ thuộc vào Chính phủ,ví như định phát triển ở Sóc Sơn thì phải có các chính sách phát triển hạtầng xã hội, công trình công cộng khu vực đó mới thu hút người dân ở lại,thay vì cấp dự án xây nhà không. Nếu nhà nước không có tiền thì phải cóchính sách để khuyến khích các nhà đầu tư vào các khu đó nhằm hút dân cư ởlại mới có thể bình ổn giá lâu dài.

Liệu có "làn gió mới"?

Thị trường BĐS: Chờ “làn gió mới”

Thị trường bất động sản trong thời gian tới sẽ ấm dần lên?

Ông Vũ Xuân Thiện - Phó Cục trưởng Cục phát triển nhà và Thị trường bất độngsản cho biết, ngày 8/8/2010, Nghị định số 71/2010/NĐ/CP thay thế cho Nghịđịnh 90/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành Luật Nhà ở sẽ có hiệu lực, chắc chắn trong thời gian tớihoạt động kinh doanh bất động sản sẽ có được diện mạo mới, được thông thoánghơn, minh bạch hơn cho các đối tượng tham gia, đặc biệt là việc tác động vàoý thức người dân, thay đổi dần phương thức giao dịch cũ, đem lại nhiều lợiích cho người dân khi tiếp cận hàng hóa bất động sản nhất là nhà ở.

Ngoài ra, với những chính sách cởi mở, tạo điều kiện thông thoáng giảm thiểucác thủ tục hành chính, để người Việt nam định cư ở nước ngoài được sở hữunhà ở, thuê nhà ở tại Việt nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu,thuê nhà ở tại Việt Nam cũng là một tác động đáng kể đến thị trường BĐS.Nguồn vốn đầu tư vào thị trường BĐS chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể, tạo nênkênh đầu tư hấp dẫn, ổn định và an toàn hơn.

Ông Thiện cũng khẳng định, với các quy định tại Nghị định 71/2010/NĐ/CP chỉcó các nhà đầu tư có đủ năng lực mới có thể tham gia thực hiện đầu tư dự ánxây dựng các khu đô thị, các khu nhà ở thu hút được sự quan tâm của kháchhàng, tạo được lòng tin của khách hàng. Theo đó thị trường bất động sảntrong thời gian tới chắc chắn sẽ ấm dần lên trên phạm vi cả nước.

Theo Lưu Vân
Diễn đàn doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.