Trung Quốc tận thu từ khủng hoảng

Do thương mại thu hẹp, các nhà khổng lồ trong lĩnh vực dầu khí  hay khai mỏ củaphương Tây  đang phải xem xét lại các chiến lược đầu tư của mình.

Do thương mại thu hẹp, các nhà khổng lồ trong lĩnh vực dầu khí  hay khai mỏ củaphương Tây  đang phải xem xét lại các chiến lược đầu tư của mình. Trong khi đó,Trung Quốc vẫn tiếp tục tận dụng thời cơ khủng hoảng để đầu tư vào các nền tảngchiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng nội địa trong dài  hạn.

Sự tương phản không thể rõ rệt hơn. Các chính phủ và công ty trên khắp thế giớiphát triển đang trải qua cơn sốc tài chính và đang nỗ lực trong tuyệt vọng đểtìm cách phục hồi.

Còn Trung Quốc thì khác. Tuy cũng phải chia sẻ một phần cơnsốc tài chính do không còn là một thực thể tách biệt với kinh tế thế giới, nhưngTrung Quốc không chọn cách cố hàn gắn vết thương mà lao vào các chuyến thămTrung Đông, Châu Đại dương, Châu Mỹ Latinh để tìm kiếm các nguồn tài nguyênthiên nhiên nhằm duy trì sự tăng trưởng kinh tế dài hạn của họ. Xét trên nhiềucấp độ, đây là một động thái thông minh.

Vết thương kinh tế  mở ra cơ hội mới

Thứ nhất, hầu hết các nhà phân tích đều dự đoán rằng một khi kinh tế thế giớiphục hồi, giá hàng hóa cơ bản sẽ lại tăng, do cầu tăng, cung giảm vì  thiếu đầutư mới trong thời buổi khó khăn trước đó. Khi điều này xảy ra, Trung Quốc có vị tríthuận lợi để kiểm soát được một phần lớn hơn nguồn tài nguyên giàu có của thếgiới, ít nhất là bởi họ có thể tăng sản lượng từ những dự án dầu mỏ khí đốt đượcnhượng quyền khai thác.

Thứ hai, với việc một loạt các thị trường đang trỗi dậy giàu có  tài nguyên bịảnh hưởng nặng nề bởi việc thiếu tín dụng và sự suy yếu của các nền tảng cơ bảnkhác, Trung Quốc đã có thể trích một phần dự trữ ngoại tệ 2 nghìn tỉ đô la Mỹcủa mình để đầu tư cho các hãng sản xuất dầu khí ở Venezuela, Iran, Nga vàBrazil, nhằm đổi lại những hợp đồng cung ứng dài hạn.

Trong lĩnh vực khai mỏ vàkim loại Bắc Kinh thậm chí còn táo bạo hơn. Không ký kết các hợp đồng cung ứngdài hạn, Bắc Kinh mua cổ phần trực tiếp của các hãng sản xuất thép, sắt và kẽm ởAustralia trong khi đang từng bước tiếp cận các hãng đồng ở Chile.

Với những ai đã quen với thị trường năng lượng và hàng hóa cơ bản quốc tế, sựphát triển này không hoàn toàn mới, nhưng điểm nổi bật là mức độ tín dụng đượcdành ra để cấp cho các hoạt động mua lại và sáp nhập ở nước ngoài và mua tàinguyên của Trung Quốc - không chỉ từ các doanh nghiệp lớn của nước này - mà cònthông qua các công cụ đầu tư như Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc.

Điều này không phảilà vì cầu nội địa ở Trung Quốc đã tăng lên (còn xa TQ mới đạt được điều này) màlà vì đầu tư là một trong những mối quan tâm dài hạn của Bắc Kinh.

Trung Quốc tận thu từ khủng hoảng

Trung Quốc có vị trí thuận lợi để kiểm soát được một phần lớn hơn nguồn tài nguyên giàu có của thế giới

Trong thời gian qua, những mối lo kinh tế đã lan rộng, làm chứng khoán giảm giávà chủ nghĩa tài nguyên quốc gia thoái trào ở khắp nơi. Hai yếu tố này đã tạo cơsở hữu ích cho Trung Quốc nuôi dưỡng các danh mục đầu tư vào tài nguyên thiênnhiên của mình. Bằng chứng là, công ty nhôm Trung Quốc Chinalco đang có khả năngmua được một số cổ phần lớn tại công ty khai mỏ Rio Tinto.

Điều này nhấn mạnhrằng cuộc chơi trong lĩnh vực hàng hóa cơ bản, cũng giống như cuộc chơi trongngành tài chính toàn cầu, đã được thay đổi theo ý muốn của quốc gia, và ý muốnquốc gia cũng có sức mạnh chẳng kém các quy luật của thị trường.

Hái những trái  đầu mùa

Không ngạc nhiên khi cả  Caracas và Mát-xcơ-va đều hân hoan chào đón các khoảnvay trị giá 12 tỉ và 25 tỉ đô la Mỹ từ Trung Quốc. Để đổi lại, họ sẽ cung ứngdầu mỏ trong dài hạn cho “phía Đông”. Năng lực tài chính hiện thời của họ khôngthể cho phép họ làm khác.

Cách đây 3 năm, Trung Quốc đã lần đầu tiên dành sẵn các dòng tín dụng choVenezuela, cộng thêm một khoản vay mới trị giá 12 tỉ đô la, trong khi Ngân hàngPhát triển Trung Quốc tiếp tục cho Ngân hàng Phát triển Venezuela, Bandes vayvốn.

Đổi lại, gần đây Hãng dầu khí Venezuela PDVSA thỏa thuận sẽ bán cho TrungQuốc 80 nghìn thùng dầu một ngày và 200 nghìn thùng dầu thô một ngày để thanhtoán số nợ đó và đảm bảo luôn có thể tiếp cận các dòng tín dụng. Số dầu này sẽđến tay những người nhận là Sinopec và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC),2 công ty dầu khí lớn của Trung Quốc.

Tuy nhiên, giá trị  của hợp đồng này vẫn chưa phải là cao nhất. Nó vẫn xếp sauthỏa thuận cho vay được hậu thuẫn bằng xuất khẩu dầu trị giá 25 tỉ đô la Mỹ đượcchờ đợi từ lâu với Nga. Theo thỏa thuận này, hai thực thể được điều hành bởi nhànước Nga là Rosneft và Transneft sẽ cung cấp 300 nghìn thùng dầu thô một ngàycho Trung Quốc trong 20 năm.

Hợp đồng này chỉ bắt đầu sớm nhất vào năm 2011 khiđường ống Thái Bình Dương Đông Xibêri hoàn tất, nhưng nó vẫn là hợp đồng tàichính thương mại lớn nhất giữa hai nước và giúp làm dịu đi cơn khát tài chínhcủa các nhà khổng lồ năng lượng Nga trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng.

Mặc dù dự án này có thể bị trì hoãn, nhưng chắc chắn nó đã nhấn mạnh sự liên kếtvề năng lượng ngày một vững mạnh giữa Nga và Trung Quốc, và không thể bị ảnhhưởng bởi những rủi ro chính trị tương tự những nhân tố đang tác động tới nguồncung của Nga cho thị trường châu Âu.

Dù gì đi nữa, Nga đã có thể đặc biệt coitrọng việc đảm bảo nguồn cung cho Trung Quốc và quên đi quyền lợi của bạn hàngchâu Âu trong giai đoạn 2010-2011; Nhu cầu của Trung Quốc quan trọng đến nỗiMát-xcơ-va không muốn để xảy ra bất kỳ sơ suất nào.

Hợp tác và Đối kháng

Mặc dù vậy, do cầu về hàng hoá cơ bản tiếp tục giảm ởcác nước OECD trong tươnglai gần, cùng với việc tăng cường chú trọng sử dụng các dạng năng lượng tái tạo,trước mắt sẽ không có sự tranh giành nào đáng kể giữa các thị trường phát triểnvà đang trỗi dậy.

Tuy nhiên, các công ty dầu mỏ quốc tế đã hết sức lo lắng khinhận thấy rằng, một trong những khó khăn lớn nhất là họ chỉ có khả năng giànhgiật 10% dự trữ tài nguyên toàn cầu do những trữ lượng tài nguyên đã được tìmthấy nằm trong tay của rất nhiều quốc gia.

Một khi nền kinh tế toàn cầu khởi sắc trở lại, họ có thể nhận thấy tỉ lệ phầntrăm này thậm chí còn bị thu hẹp hơn do cán cân quyền lực trong việc kiểm soátcác hàng hóa cơ bản đã nghiêng thêm về phía Đông. Nếu điều này được chứng minhlà đúng, các chính phủ sẽ nhanh chóng chuyển sang tranh giành tài nguyên gay gắtở Trung Đông, Trung Á, châu Mỹ La tinh và Châu Phi.

Thực tế, sự tranh giành tài nguyên và các mối quan hệ quốc tế  luôn luôn là mộthỗn hợp dễ cháy; và suy yếu kinh tế có thể loại trừ “ngòi nổ phương Tây” vàothời điểm này, nhưng cùng lúc đó nó hoạt động như một chất xúc tác thôi thúcTrung Quốc đầu tư vào các nguồn tài nguyên trên toàn cầu.

Một khi cầu của thếgiới phục hồi, các quốc gia và doanh nghiệp phương tây chắc chắn sẽ tái tham dựcuộc đua, nhưng Trung Quốc cũng sẽ tăng gấp đôi nỗ lực của mình. Và thế giới khiđó sẽ tiếp tục chứng kiến một cuộc cạnh tranh tài nguyên mới giữa Trung Quốc vàthế giới bên ngoài. Bằng những nỗ lực chớp thời cơ từ khủng hoảng, thôn tính vàmua lại nhiều tài nguyên trong thời gian qua, trên thực tế Trung Quốc đã chuẩnbị trước cho cuộc cạnh tranh khốc liệt này.

TheoBảo Châu
Trung Quốc tận thu từ khủng hoảng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.