Bài học phía sau khủng hoảng nợ Hy Lạp

Trong một bài bình luận trên chuyên mục OpEd của tờNew York Times, giáo sư kinh tế học đạt giải Nobel, Paul Krugman, đã chỉ ra bàihọc từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp.

Trong một bài bình luận trênchuyên mục Op-Ed của tờ New York Times, giáo sư kinh tế học đạt giải Nobel, PaulKrugman, đã chỉ ra bài học từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp.

Theo ông, cuộc khủng hoảng nợ tạiHy Lạp đang tiến gần tới chỗ không còn đường để quay lại. Khi viễn cảnh cho mộtkế hoạch giải cứu Athens dường như cứ mờ mịt dần, giới đầu tư đã ồ ạt bán tháotrái phiếu chính phủ của nước này, khiến mức lãi suất mà Chính phủ Hy Lạp có thểphải đưa ra trong những đợt phát hành nợ sắp tới, nếu có, sẽ không ngừng leothang.

Do vậy, nếu tiếp tục vay được vốn, Hy Lạp sẽ phải trả lãi nhiều hơn, khiến gánhnặng nợ nần càng thêm căng thẳng. Thực tế này đang xói mòn niềm tin của thịtrường và cho thấy, tới thời điểm hiện nay, Hy Lạp rất khó thoát khỏi vòng xoáyvỡ nợ mà họ sắp sửa sa chân vào.

Vậy cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp đem đến cho các nước khác bài học gì?

Đúng là Hy Lạp đang phải trả giá cho những bất cẩn trong hoạt động chi tiêu côngtrước kia của họ. Nhưng Giáo sư Krugman không cho rằng đó là toàn bộ câu chuyện.Thảm họa ở Hy Lạp hiện nay còn phản ánh mối hiểm nguy to lớn mà chính sách tiềntệ giảm phát (bao gồm tăng lãi suất và giảm cung tiền) có thể mang lại.

Giáo sư Krugman nhận xét, điều then chốt về vấn đề của Hy Lạp là cuộc khủnghoảng này không chỉ bao gồm những khoản nợ khổng lồ. Tuy nợ công của Hy Lạp khácao, tương đương 113% GDP, nhưng trên thực tế, nhiều quốc gia khác cũng đanghoặc đã từng gánh những mức nợ tương tự mà không hề lâm vào khủng hoảng.

Chẳng hạn, vào năm 1946, nước Mỹ khi đó vừa ra khỏi Chiến tranh Thế giới 2 đã cómức nợ liên bang tương đương 122% GDP. Nhưng các nhà đầu tư khi đó không lo ngạigì, và một thập kỷ sau, tỷ lệ nợ so với GDP của Mỹ giảm còn một nửa. Trong nhữngthập kỷ tiếp theo, tỷ lệ nợ công so với GDP của Mỹ tiếp tục giảm, xuống tới mứcđáy 33% vào năm 1981.

Bài học phía sau khủng hoảng nợ Hy Lạp

Phía trước di tích điện Parthenon ở thủ đô Athens, Hy Lạp. Giới đầu tư quốc tế đang ồ ạt tháo chạy khỏi trái phiếu chính phủ của nước này (Ảnh: Getty Images)

Vậy làm thế nào mà nước Mỹ có thể trả được nhữngmón nợ mà họ vay thời chiến tranh? Thực tế, nướcMỹ đã không hề làm được điều đó. Vào cuối năm1946, Chính phủ Mỹ nợ 271 tỷ USD, và vào cuốinăm 1956, mức nợ này tăng nhẹ lên 274 tỷ USD.Như vậy, tỷ lệ nợ so với GDP giảm không phải bởinợ giảm mà vì GDP tăng, cụ thể là tăng gần gấpđôi tính theo USD trong vòng 1 thập kỷ.

Sự gia tăng của GDP tính bằng USD hầu như là kếtquả của sự tăng trưởng kinh tế và lạm phát, vớicả hai yếu tố này cùng gia tăng với tốc độkhoảng 40% trong thời gian 1946-1956.

Không may cho Hy Lạp, quốc gia châu Âu này khôngthể kỳ vọng điều tương tự. Lý do nằm ở đồngEuro.

Cho tới gần đây, việc trở thành một thành viêncủa khu vực sử dụng đồng Euro vẫn được xem làmột điều tốt đẹp đối với Hy Lạp, giúp đem tớinhững khoản vay lãi suất thấp và những dòng vốnkhổng lồ. Nhưng những dòng vốn này cũng đồngthời dẫn tới lạm phát và rốt cục, Hy Lạp nhậnthấy mình phải đương đầu với tình trạng leothang của giá cả mạnh hơn ở các nền kinh tế lớncủa châu Âu.

Dần dần, Hy Lạp sẽ phải áp dụng chính sách tiềntệ giảm phát để đưa tỷ lệ lạm phát về với mức“hợp chuẩn” với các quy định của khu vực đồngEuro. Và sự giảm phát sẽ làm cho gánh nặng nợnần của Hy Lạp thêm tồi tệ, trong khi lạm phátgiúp nước Mỹ thời hậu Chiến tranh Thế giới nhẹnợ.

Đó vẫn chưa phải là tất cả. Giảm phát có nhiềutác động bất lợi cho nền kinh tế, làm giảm súttăng trưởng và việc làm. Do đó, Hy Lạp sẽ khótìm được đường ra cho mớ bòng bong nợ nần của họ.Ngược lại, Athens sẽ phải giải quyết “núi nợ”trong bối cảnh nền kinh tế ở trong tình trạngkhả dĩ nhất cũng chỉ là đình trệ.

Do đó, cách duy nhất để Hy Lạp khắc phục khókhăn là cắt giảm chi tiêu và tăng thuế - nhữngbiện pháp có thể làm tỷ lệ thất nghiệp của nướcnày thêm đáng ngại. Và khi đó, chắc chắn là niềmtin của thị trường trái phiếu vào Hy Lạp càng bịxói mòn, đẩy quốc gia này vào tình trạng tồi tệhơn.

Vậy giải pháp có thể là gì? Giới quan sát vẫn hyvọng châu Âu sẽ cùng nhau đứng ra bảo lãnh nợcho Hy Lạp, và đổi lại, Hy Lạp phải cam kết thắtlưng buộc bụng chặt hơn nữa. Đây có thể là mộtgiải pháp tốt, nhưng nếu không có sự ủng hộ củanước Đức, thì châu Âu sẽ không bao giờ đạt đượcgiải pháp này.

Hy Lạp có thể giải quyết một phần vấn đề của họbằng cách rút khỏi khu vực sử dụng đồng Euro vàthực hiện phá giá đồng tiền. Nhưng nếu Athenslàm vậy, chắc chắn hệ thống ngân hàng của họ sẽbị rút vốn ồ ạt. Trên thực tế, do lo ngại về khảnăng vỡ nợ của Hy Lạp, nhiều khách hàng đã bắtđầu tháo chạy khỏi các nhà băng của nước này.

Với những lập luận như vậy, Giáo sư Krugman nhấnmạnh, ngoài việc thận trọng trong chính sách tàikhóa, các nước cần cẩn trọng với bẫy giảm phát.Ngay cả những quốc gia sử dụng đồng tiền riêngnhư Nhật Bản cũng có thể rơi vào bẫy này.

Riêng với nước Mỹ hiện nay, Giáo sư Krugman bàytỏ sự lo ngại về những ý kiến đòi hỏi tăng lãisuất cơ bản USD và kết thúc các biện pháp kíchthích tăng trưởng từ phía những người chủ trươngchống lạm phát mặc dù thị trường việc làm mớichỉ manh nha hồi phục. Nếu những đòi hỏi nàyđược thực hiện, thất nghiệp ở Mỹ rất có thể sẽtăng mạnh.

Mặt khác, Giáo sư Krugman cũng cho rằng, nợ côngcủa Mỹ sẽ dễ kiểm soát hơn nếu chính sách tiềntệ nới lỏng được duy trì để giúp nền kinh tếtăng trưởng mạnh trở lại và lạm phát tăng lênmức vừa phải.

Theo Mai Phương
Bài học phía sau khủng hoảng nợ Hy Lạp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.