"Sóng nợ" Hi Lạp sẽ nhấn chìm thế giới?

Số nợ 404 tỉ USD (113% GDP) của Hi Lạp nếu khôngđược giải quyết sớm sẽ gây ảnh hưởng đến cả châu Âu, nền kinh tế Mỹ và nhiềuquốc gia khác, đẩy hàng vạn người lao động đến tình cảnh thất nghiệp.

Số nợ 404 tỉ USD (113% GDP)của Hi Lạp nếu không được giải quyết sớm sẽ gây ảnh hưởng đến cả châu Âu, nềnkinh tế Mỹ và nhiều quốc gia khác, đẩy hàng vạn người lao động đến tình cảnhthất nghiệp.

Tuần trước, Thủ tướng Hi LạpGeorge Papandreou đã đến Mỹ và phát đi thông điệp: “Chúng ta cùng trong hoàncảnh này. Khủng hoảng nợ đã đe dọa nền kinh tế Hi Lạp, sự ổn định của chính sáchtiền tệ EU và liên quan mật thiết tới lợi ích của nước Mỹ. Nếu lan ra, nó sẽ tạonên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giống như cuộc khủng hoảng bắt nguồn từMỹ 2 năm trước”.

Rắc rối này lộ ra ngay sau cuộcbầu cử tháng 10-2009. Khi đảng Xã hội do ông Papandreou lãnh đạo lên nắm quyềncũng là lúc họ phát hiện thâm hụt ngân sách của Hi Lạp là 14% GDP, gần gấp 2 lầncon số thống kê chính thức mà chính phủ trước đó đưa ra. Trong khi, mức cao nhấtmà EU cho phép chỉ là 3%.

Nếu không được kìm hãm, khủnghoảng sẽ đe dọa đến sự ổn định của 16 nước đang dùng đồng tiền chung euro rồilan sang Đại Tây Dương, đến Mỹ. Nước Mỹ, khi vẫn chưa thoát khỏi suy thoái, sẽchứng kiến tác động của khủng hoảng nợ này đến ngành xuất khẩu của họ.

Theo báo cáo kinh tế của tổngthống Obama, để bù lấp những lỗ hổng mà suy thoái gây ra, xuất khẩu ròng phảităng lên. Obama lập mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu trong vòng 5 nămtới. Nhưng mục tiêu đó khó lòng đạt được nếu khủng hoảng nợ tại Hi Lạp khôngđược giải quyết.

Bởi, trong bối cảnh khủng hoảngnợ này, đồng đô la Mỹ đang mạnh hơn đồng euro. Theo quy luật thị trường, đồngtiền mạnh hơn sẽ làm cho hàng hóa Mỹ xuất đi châu Âu có giá đắt hơn. Thêm vào đó,giá trị của đồng euro ở châu Âu đang giảm mạnh, tỉ giá giữa euro và USD càngngày càng chênh lệch lớn. Hai yếu tố này sẽ khiến người châu Âu không thể muanhiều sản phẩm đến từ nước Mỹ.

"Sóng nợ" Hi Lạp sẽ nhấn chìm thế giới?

Thủ tướng Hi Lạp George Papandreou (Ảnh: Neoskosmos)

Viễn cảnh u ám đó phụ thuộc một phần vào cácquyết định của EU đối với Hi Lạp. Nhưng đáp lạinỗi sợ hãi đang ám ảnh đất nước thần thoại nàylại là thái độ khó chịu. Do Hi Lạp dùng đồngeuro, các rắc rối tài chính của họ làm suy yếuđồng euro và có thể làm tỉ giá trên toàn châu Âutăng cao, người ta còn muốn loại Hi Lạp ra khỏikhu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu.

Khó tránh sụp đổ

Dù vậy, quan chức Hi Lạp cũngnhận được các động thái trấn an của lãnh đạo EU, cho biết EU sẽ bảo lãnh chonước này, giúp Hi Lạp không bị vỡ nợ. José Manuel Barroso, chủ tịch Ủy ban châuÂu (EC), cũng tuyên bố rằng dù EU áp dụng cơ chế gì để giải thoát Hi Lạp thì họvẫn tuân thủ luật của Liên minh. Điều này đã giúp xoa dịu các e ngại cho rằng sựbảo lãnh đó sẽ vi phạm Thỏa thuận Maastricht về đồng euro.

Nhưng việc bảo lãnh cũng khôngđảm bảo cứu được Hi Lạp và khu vực dùng đồng euro. Một số chuyên gia lo lắngrằng ngay cả khi có bảo lãnh, nhiều nhà đầu tư Hi Lạp và nước ngoài sẽ khôngngừng rút tiền của họ ra khỏi các ngân hàng Hi Lạp để đem đi đầu tư ở những nơiổn định hơn.

Để nhận được hỗ trợ bảo lãnh củacác nước châu Âu, Hi Lạp đã phải cam kết làm đầy ngân sách bằng thu nhập từ thuế.Nhưng nghịch lý là những khoản thuế đó có thể khiến nhiều người, vốn đang làm ănthua lỗ, lại càng cố tránh thuế hơn. Kết quả là sự sụp đổ có thể xảy ra.

Theo công ty thông tin tài chính Markit, chi phí hàng năm để bảo hiểm một trái phiếu chính phù thời hạn 5 năm cho Hi Lạp là 425.000 USD vào 4-2-2010. Con số này tăng 67% so với 3 tháng trước đó nhưng tính đến 9/3/2010, chi phí bảo hiểm đã giảm xuống 289.000 USD, bằng mức hồi tháng 12-2009. Chi phí bảo hiểm giảm có nghĩa là lòng tin của nhà đầu tư đã tăng lên và rủi ro ít đi phần nào.

Sự sụp đổ này sẽ có hai tác động chủ yếu. Một là,khủng hoảng tín dụng sẽ lan rộng sang các nướcchâu Âu vốn đang có những vùng kinh tế dễ bị tổnthương. Ví dụ, nếu dòng tiền chảy khỏi Hi Lạp,ngay lập tức người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vàItaly cũng sẽ rút tiền khỏi các ngân hàng trongnước.

Hai là, khủng hoảng tín dụng sẽgia tăng khả năng Hi Lạp bị vỡ nợ. Trong tình hình đó, Hi Lạp sẽ tạm thời táchkhỏi khu vực dùng đồng tiền euro và trở về với đồng drachma của họ và tất nhiên,giá trị đồng tiền thấp hơn euro rất nhiều.

Có một vài tín hiệu mà Hi Lạp cóthể nắm lấy để đưa thị trường thoát khỏi khủng hoảng nhưng không bị vỡ nợ. Tuầntrước, Athens đã bán 10 tỉ euro trái phiếu quốc gia thời hạn 10 năm cho các nhàđầu tư. Nhưng chính phủ cần khoảng 23 tỉ euro cho đến tháng 5. Và Hi Lap mới chỉbắt đầu tiến hành các cải cách để đưa ngân sách ra khỏi tình trạng thâm hụt.

Đầu tháng 3, chính phủ đã tuyênbố kế hoạch cắt giảm tiền lương của nhân viên chính phủ, tăng thuế đối với rượuvà thuốc lá cùng các biện pháp khác để có được 4,8 tỉ euro. Nhưng các giải phápnày mới chỉ giảm thâm hụt ngân sách được 2% GDP. Hiện thâm hụt của Hi Lạp đanglà 12,7% GDP. Chưa kể, chính sách “thắt lưng buộc bụng”, tăng thuế, giảm tiềnlương còn vấp phải sự phản đối của các liên đoàn lao động.

Có lẽ điều an ủi với Hi Lạp lúcnày chính là các nhà đầu tư quốc tế giờ đây đã mềm mỏng hơn. Họ trao đổi cáchình thức nợ trả không đúng hạn trên cơ sở các khoản nợ quốc gia của Hi Lạp -chính là các hợp đồng có chức năng bảo hiểm nếu sự vỡ nợ xảy ra.

Theo Phan Anh
"Sóng nợ" Hi Lạp sẽ nhấn chìm thế giới?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.