Ngô Thái Uyên: "Tôi là người tự ti"

Gặp Ngô Thái Uyên lần nào cũng vui. Vui vì có thể “tám” với nàng bất cứ đề tài nào từ khô khan như công việc sáng tạo, giảng dạy cho đến quen thuộc là chuyện bếp núc, con cái, đến cả vấn đề hóc xương như quan điểm sống.

Gặp Ngô Thái Uyên lần nào cũngvui. Vui vì có thể “tám” với nàng bất cứ đề tài nào từ phức tạp và khó hiểu nhưcông việc sáng tạo, giảng dạy cho đến quen thuộc là chuyện bếp núc, con cái, đếncả vấn đề hóc xương như quan điểm sống. Vui là bởi những chia sẻ của bà mẹ haicon này lúc nào cũng hài hước, hóm hĩnh nhưng không thiếu phần logic, mạch lạc.

Lần gặp gần nhất là sau khi Uyênđi dự London Fashion Week và London Design Festival trở về. “Ở đó có vài ngày màUyên mất hai tuần để vượt qua cú shock trước lượng thông tin quá lớn cũng nhưtầm phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo của thế giới mà Anh là một đạidiện tiêu biểu.” Chị hồ hởi kể về chuyến đi, nhưng sau đó, giọng lại hơi chùngxuống.

 Nhìn người ta rồi nghĩ lạimình, có lẽ 20 năm nữa cũng không theo kịp đà phát triển chung. Việt Nam khôngphải là quốc gia không có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp sáng tạo, màngược lại. Vì ta có một nền văn hóa với nhiều ảnh hưởng đa dạng của các nền vănhóa ngoại lai trải suốt chiều dài lịch sử cộng với bản tính nhiều xúc cảm củangười Việt thì đây là các yếu tô tiền đề thuận lợi để phát triễn tư duy sản phẩmtrong việc kinh doanh ngành sáng tạo. Điều chúng ta cần là mỗi cá nhân làm côngviệc sáng tạo học cách quản lý ý thức hệ của mình làm sao cho tư tưởng luôn phùhợp với việc làm được ra một sản phẩm vật chất hay tinh thần một cách cụ thể vàviệc hiểu quy trình quản lý thời gian hợp lý để tư duy thanh hình.Còn ở góc độchiến lược quốc gia thì phải có các nghiên cứu tồng thể đề từ đó các chính sáchhỗ trợ luôn phù hợp và thúc đẩy ngành này phát triễn tốt mà không để tài năngbộc phát một cách cảm tính như xưa nay và lâu lâu xuất hiện một ngôi sao sángnhưng rồi sẽ nhanh chóng lụi tàn vì đơn độc.

Quản lý tư duy để tiết kiệmtừng phút

Ngô Thái Uyên: "Tôi là người tự ti"
 

Vài năm trở lại đây, thuật ngữ“công nghiệp sáng tạo” được nhắc nhiều nhưng chủ yếu cụm từ này xuất hiện cùngchị. Có cảm giác như chị là người phát ngôn chính thức cho ngành này ở Việt Namvậy?

 Phát ngôn chính thức thìhoàn toàn không nhưng nói nhiều về công nghiệp sáng tạo thì đúng. Một phần, Uyêntham gia nhiều các buổi học về ngành công nghiệp sáng tạo với các chuyên giaquốc tế do Hội Đồng Anh tổ chức, mình được đi nhiều quốc gia khác nhau gặp gỡcác cộng đồng sáng tạo cũng như các mô hình kinh doanh thành công ở các thànhphố, việc chia sẻ những thông tin này trên các phương tiện truyền thông tại ViệtNam Uyên nghĩ là một phần trách nhiệm của mình vì nó hay và phù hợp với sự pháttriễn của mình.Một người hay một công ty kinh doanh thì một ngành công nghiệpkhó mà hình thanh nhưng nhiều cá nhân , nhiều công ty kinh doanh thì dần sẽ vàoquy trình chung cho dù sáng tạo cần sự đặc trưng, nhưng chính tính đặc trưng cánhân của sáng tạo khi đưa vào quy trình chế tác mang tính công nghiệp sẽ hìnhthành sản phẩm văn hóa quốc gia.

Mục tiêu này hơi lớn và sẽ cầnnhiều thời gian để thực hiện. Nhưng với bản thân chị, những kiến thức đó đã đượcáp dụng như thế nào và có phát huy hiệu quả?

Sau các khóa học, Uyên làm việctheo tinh thần hợp tác hơn trước, bớt đi còn đóng khung mình vì nghĩ khó có thểchia sẻ và điều phối tư duy vì khó có ai hiểu mình và không ai làm mình hài lòng(đặc tính cố hữu của dân sáng tạo). Thay vào đó, mình chuyển hóa quy trình sángtạo bằng cách phân chia trách nhiệm cho từng thành viên theo khả năng, tính chấtcông việc của họ. Còn trong đời sống cá nhân, Uyên biết cách quản lý thời giantốt hơn, biết làm đến khi nào thì dừng, biết tận dụng thời gian nghỉ để làm mớitư duy. Bên cạnh đó, chính những khóa học này cho thấy nếu bạn có hệ thống quảnlý tư duy tốt thì khả năng nắm bắt và triển khai ý tưởng sẽ tốt hơn. Uyên hay tựchế các quy trình làm việc và nó trở thành như một dạng nghiện khi mình cứ xâylên rồi phá đi, cái sau đôi khi tiết kiệm được 5 phút so với cái trước cũng làmmình rất vui. Ngoài ra, những kiến thức này còn được đưa vào thực tế quản lý vàgiảng dạy ở trường ADS.

Dạy học vì ham vui, còn đủ vuithì làm

Là nhà thiết kế thời trangnhưng chị thường xuyên tham gia các trường đào tạo và phát triển sáng tạo. Vìsao? Phải chăng chị thích công tác giảng dạy hơn thiết kế?

Chắc vì Uyên ham vui, hơi thamlam, cái gì cũng muốn làm chứ không chỉ có dạy học. (Cười lớn) Nói chứ, thật racông việc là một phần đời sống của mình nhưng trong đó, chỉ có 30% là sáng tạothuần, còn lại 70% là sáng chế ra các quy trình làm việc. Công việc của mộtngười điều hành công ty song song với việc người làm sáng tạo đôi khi khiến mìnhmất đi sự tinh khiết thuần túy của sáng tạo. Vì không muốn mất đi điều đó nênmình tranh thủ thời gian tham gia mọi hoạt động ngoài kinh doanh, giảng dạy làmột trong số đó, nhằm làm mới tư duy, tái tạo cảm hứng sáng tạo.

Bạn đừng nghĩ đào tạo đơn giảnhơn sáng tạo, nhất là đào tạo sáng tạo. Gout của từng giáo viên khác nhau,vàgout của sinh viên cũng khác nhau nên làm sao kết hợp những cá thể sáng tạo đólại và xây dựng nên một quy trình chung, tư duy xuyên suốt thì không hề đơngiản. Còn học viên, ban đầu cũng phải thuyết phục họ đồng thuận với cách họcmới, làm việc theo quy trình chuẩn theo cách thiết lập nhóm đa dạng. Ngoài ra,người thầy phải giúp học viên xác định được khả năng tiềm ẩn của mình từ đó hỗtrợ học viên hướng đến vị trí phù hợp năng lực trong môi trường công việc saunày. Mỗi lần Uyên lên lớp là một lần giảng khác vì tầng văn hóa của từng nhómhọc viên khác nhau.Ngoài câu chuyện thanh công cũng phải cho học viên thấy nhữngcâu chuyện thất bại và đôi khi chúng được nhắc trước cả thành công. Việc dạy họccũng đòi hỏi mình vắt não không kém gì thiết kế đâu! Chẳng qua, công cuộc trồngngười ở ADS sớm thì cũng phải 5, 7 năm nữa có quả ngọt; còn thiết kế, nếu cầnthiết thì chỉ một thời gian ngắn là có kết quả ngay.

Nói như vậy có nghĩa là chị đãthôi hẳn công việc thiết kế, bằng chứng là nhiều năm rồi chị không ra BST nào,cũng đóng cửa luôn showroom nhỏ?

 Khi bước chân vào nghề, gần15 năm trước, Uyên đã có mục tiêu, cho dù xã hội hay mô hình kinh tế thay đổithế nào đi nữa, mình vẫn phải được làm nghề. Uyên bắt đầu với boutique rồi thànhlập công ty lớn, sau đó thu nhỏ hoạt đông lại để chuyên sâu hơn, hệ thống chânrết rộng hơn từ sản xuất cho tới thiết kế tuy vậy mình vẫn giữ riêng một xưởngmẫu nhỏ với các thanh viên làm việc hơn 10 năm cùng nhau nhưng việc quay lạikinh doanh bán lẻ thì Uyên đang cân nhắc thời điểm và mô hình phù hợp. Thờitrang đòi hỏi phải độc đáo, riêng biệt thì người tiêu dùng mới mua nhưng khi mặcthì lại không muốn diện một bộ trang phục quá khác thường. Một thương hiệu thànhcông là phải có được sự mạch lạc trong chuỗi sản phẩm, để lại dấu ấn tinh thầncủa người thiết kế, người tiêu dùng cảm nhận được cái riêng khác biệt trong tổngthể nhưng không thể soi từng phần. Tuy nhiên, về mặt thương mại lại khó thànhcông ở Việt Nam trong giai đoạn này khi mà mọi thứ đều ồ ạt và mất phương hướngtiêu dùng. Xây dựng hệ thống khách hàng mục tiêu cho môt thương hiệu với thiếtkế riêng biệt mang tính sáng tạo cao không hề dễ, vì nhóm đối tượng khách hàngthích thiết kế của mình chưa đủ lớn để phát triển thành thương hiệu để nuôi sốngthương hiệu ấy.

Nhưng nhiều người vẫn có thểduy trì, tại sao chị lại không? Chị hơi cực đoan trong việc này?

 Làm để tồn tại, thật rakhông khó vì có thể lấy tiền lãi của việc khác để nuôi showroom. Nhưng làm nhưthế thì khó mà gọi là kinh doanh thời trang chuyên nghiệp .Uyên không bán danhđể kiếm tiền, cũng không lấy thời trang nuôi danh tiếng, mình không làm vì danhtiếng hay vì vật chất lớn mà làm vì còn… đủ… vui… để… làm. Vì suy cho cùng, mụctiêu cuối cùng của cuộc đời là để vui. Kiếm tiền cũng để có được những thứ mìnhmuốn cốt có được niềm vui, vậy tại sao không làm điều mình thích và vui với nótrong khi làm?

Chưa từng bị sự tự tin phảnbội

 Được làm điều mình thíchthì còn gì bằng, nhưng kiên quyết chọn điều mình muốn không phải ai cũng có thể.Có lẽ vì chị là một phụ nữ tự tin, quyết đoán. Chị có được tố chất này từ đâu?Làm sao để sự tự tin toát ra từ phong thái, cách ăn mặc, cả trong giao tiếp? Cókhi nào tự tin quá trở thành tự phụ và nó phản bội chị?

(Cười) Ngược lại, mình là ngườirất tự ti và sống hướng nội từ nhỏ cho đến khi vào đại học. Một phần sự tự ti làdo định mệnh con giữa tạo nên. Khi bạn bị so sánh với người anh học giỏi, cô emgái nhớ nhanh và lanh lợi thì việc luôn bị cho là vụng về và trêu chọc vì hìnhthể béo tròn thời ấu thơ thì chắc chắn chẳng ai tự tin nổi. Để không cảm thấylạc lõng, không bị tuột lại phía sau, Uyên tự nghĩ ra một số mẹo để học và nhớnhanh rồi không quên, ứng dụng kiến thức đã học vào những việc khác, tập quansát, nhìn mọi việc theo nhiều hướng khác nhau. Khi Uyên đoạt giải cuộc thi thiếtkế ở Singapore, mọi người bắt đầu biết đến, mình phải nói nhiều hơn về bản thânvới truyền thông, nhưng do diễn đạt không mạch lạc, ý tứ rời rạc nên người tahiểu sai ý và phải mình gánh hậu quả từ chuyện đó. Rút kinh nghiệm, Uyên tậpnghĩ xuôi nghĩ ngược trước khi nói, tập chia sẻ thông tin làm sao cho người nghehiểu đúng ý mình nói, nhờ đó hình thành logic về tư duy trước khi phát ngôn. Sựtự tin, theo Uyên, người ta đánh giá dựa trên cách bạn thể hiện; nếu có được sựmạch lạc trong tư duy thì bạn sẽ nói năng đĩnh đạc hơn, phong thái, cách ăn mặc,đi đứng cũng toát lên điều đó.

Uyên chưa từng bị sự tự tin phảnbội, chỉ có chủ quan đóng “vai ác” thôi. Vì cảm xúc có thể bộc phát nhưng từ“thích, muốn” đến “làm” thì luôn có suy nghĩ, cân nhắc trước khi quyết định. Cònchủ quan là do mình hay nghĩ theo hướng lạc quan trên mức cần thiết, trên khảnăng thực tế có thể xảy ra. Điều mình nghĩ không sai nhưng chưa đúng thời điểmvà quá lạc quan về việc mọi người có cái nhìn giống mình cũng như cột mốc đạtđược thành công.

Ngô Thái Uyên: "Tôi là người tự ti"
 

Vì chị là bà mẹ đơn thân và cóquan điểm sống khác với số đông nên mỗi lần phát ngôn là một lần chị nhận đượcnhững ý kiến thiếu thiện cảm. Khi đó chị làm gì, có khi nào chị nghĩ mình cần“giấu bất thường”, thuận theo đám đông đi để đỡ phải nghe lời ong tiếng ve?

Những ý kiến trái chiều đó cũngvui và thú vị nên khi đọc mình hay cười. Uyên không nghĩ phải giấu vì có gì đểgiấu đâu, cuộc sống vui mà! Những chuyện như nuôi con một mình, đó không phảinỗi buồn để than vãn, nó chỉ khác với bình thường, cách cư xử của Uyên và bố haicon có khác gì những cặp ly thân có văn hóa đâu? Theo Uyên, chỉ có người nôngcạn mới đi theo đám đông, vì mỗi người là một cá thể độc đáo với trí tuệ, tínhcách riêng biệt, sao phải lẫn vào đám đông? Giả sử, nếu có hùa theo đám đông thìkhi về nhà bạn cũng phải đối diện với nhận định riêng, đời sống riêng của mình,vậy tại sao phải lừa dối bản thân và người khác? Chẳng ai biết trước tương laisẽ thế nào dù bạn bao nhiêu tuổi, trải qua nhiều chuyện thú vị đến thế nào cũngđừng quy kết, áp đặt lên người khác những quy chuẩn, mong muốn của chính mình.

- 1997: Giải đặc biệt về thiết kế thời trang tại Singapore.

- 1998: Triển lãm tranh Giấc mơ; lọt vào chung kết Giải thiết kế trẻ Asia Colletion Makuhari, Nhật Bản; một trong những giảng viên thiết kế trẻ tuổi nhất của Hội  Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh.

- 2000: Thành lập thương hiệu "Natural Ngô Thái Uyên"; thiết kế phục trang cho bộ phim Người Mỹ trầm lặng - đạo diễn Philip Noyce; Ngày giờ - đạo diễn Hàm Trần (đề cử Oscar phim ngắn quốc tế 2002).

- 2002: Nhận học bổng Đại học Mỹ thuật MassArt Boston MA (Mỹ).

- 2004: Thành lập Công ty Ngô Thái Uyên Inc.

- Năm 2005, NTU Inc trở thành nhà cung cấp thời trang chính thức cho Tập đoàn J.Jill của Mỹ.

- 2006: Giảng viên môn Sức mạnh trang phục của trường John Robert Power, hướng dẫn và tư vấn đề tài tốt nghiệp cho sinh viên Trường Sư phạm kỹ thuật, cố vấn thiết kế và kinh doanh cho Công ty Vigatexco.

- 2009: Thiết kế phục trang cho bộ phim Dòng máu anh hùng.

- 2011: Giám đốc chương trình ADS – Khoa Thời Trang; Á quân Doanh nhân thiết kế trẻ quốc tế

 

Theo An Hội
Sành Điệu



Cảnh phim vô duyên của Thúy Diễm
Vào vai tiểu thư Mỹ Đình nhiệt tình vì bạn, Thúy Diễm gây tranh cãi với hình tượng ồn ào, xốc nổi trong "Trạm cứu hộ trái tim". Bên cạnh đó, cô còn bị đánh giá là kém duyên trong mối quan hệ giữa Nam và bạn gái.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.