Hình phạt chưa đủ sức răn đe?

Những câu chuyện đau lòng xảy ra minh chứng rằng trẻ có thể bị xâm hại bởi bất kỳ ai, bất kỳ thời gian, địa điểm nào, hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, mức hình phạt mà các tòa án áp dụng cho loại tội phạm này chưa đủ sức răn đe.

Những câu chuyện đau lòng xảy ra minh chứng rằng trẻ có thể bị xâm hại bởi bất kỳ ai, bất kỳ thời gian, địa điểm nào, hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, mức hình phạt mà các tòa án áp dụng cho loại tội phạm này chưa đủ sức răn đe.

Hiếp dâm trẻ em không còn là chuyện hiếm hoi mà đã đến hồi báo động khi số vụ năm sau thường cao hơn năm trước, kẻ thủ ác là những thanh niên mới lớn cho đến những người đã có tuổi. Đặc biệt, không ít trường hợp đối tượng phạm tội chính là người thân quen hoặc có quan hệ huyết thống như anh trai, cha đẻ, ông, cha dượng, bạn thân của gia đình…

Suy đồi đạo đức

Trước mỗi thông tin trẻ em bị xâm hại, dư luận lại bức xúc, phẫn nộ trước hiện trạng đạo đức xuống cấp trầm trọng. Có người còn đau xót so sánh xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn đề nóng chẳng khác gì tai nạn giao thông. Xin được dẫn chứng vài vụ án hiếp dâm trẻ em được tòa án xét xử thời gian gần đây.


Bị cáo Nguyễn Văn Bộ tại phiên tòa phúc thẩm ngày 23-7. Ảnh: PHẠM DŨNG

Ngày 26-4, TAND tỉnh An Giang tuyên phạt Phạm Văn Hải (34 tuổi, ngụ xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn) 9 năm tù. Hải dùng vũ lực giao cấu với bé gái 8 tuổi khi y đang trú mưa ở nhà cháu bé.

Ngày 27-6, TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt Nguyễn Đỗ Xuân Phong (33 tuổi, ngụ xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh) 12 năm tù về hành vi hiếp dâm bé gái 7 tuổi đang chơi gần phòng trọ của Phong.

Ngày 12-7, TAND tỉnh Phú Yên tuyên phạt Lê Quang Hợp (39 tuổi, ngụ xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa) 16 năm tù vì giở trò đồi bại với bé gái hàng xóm (4 tuổi) sang nhà Hợp xin vài trái chanh.

Ngày 15-7, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM giữ nguyên án 13 năm tù đối với Trương Văn Gạch (45 tuổi, ngụ tỉnh Long An). Gạch đã nhiều lần giao cấu với con riêng 10 tuổi của vợ.

Ngày 20-7, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM chấp nhận kháng nghị của VKSND tỉnh Đồng Nai, chuyển tội danh từ “Dâm ô trẻ em” sang “Hiếp dâm trẻ em”, tăng hình phạt từ 7 năm lên 16 năm tù đối với Trần Nhật Bằng (33 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) vì hiếp dâm chính 2 con ruột 10 và 13 tuổi.

Ngày 20-7, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM chấp nhận kháng nghị của viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai, tăng từ 20 năm lên tù chung thân đối với Mã Phi Hùng (28 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai). Hùng nhiều lần hiếp dâm 2 cháu ruột 11 và 7 tuổi.

Ngày 23-7, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM giữ nguyên án 18 năm tù đối với Nguyễn Văn Bộ (41 tuổi, quê tỉnh Nam Định) vì xâm hại con gái (11 tuổi) khi đang tắm...

Phải nghiêm trị

Những vụ án trên chỉ là một phần rất nhỏ của “tảng băng chìm”. Còn rất nhiều vụ chưa được phát hiện, bị che giấu hoặc vì nhiều lý do gia đình và nạn nhân không tố cáo. Điều đó có nghĩa không thể thống kê được  có bao nhiêu cuộc đời trẻ thơ đã bị chà đạp, đánh cắp bởi chính dục vọng thấp hèn của những người lớn vô lương tâm. Phải làm gì để giải quyết được tình trạng này?

Đã có nhiều cuộc hội thảo nhằm tìm  giải pháp phòng và chống xâm hại tình dục trẻ em. Ngành giáo dục cũng đã đưa chương trình giáo dục giới tính vào nhà trường. Các bậc phụ huynh ít nhiều được tiếp cận thông tin để ý thức được cần làm gì để bảo vệ con em mình... Nhưng như một thách thức, hiện trạng xâm hại tình dục trẻ em vẫn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên cả nước.

Bộ Luật Hình sự quy định rõ về hành vi, mức độ phạm tội, đồng thời đề ra mức hình phạt nghiêm khắc cho tội danh “Hiếp dâm trẻ em”, nhất là hành vi xâm hại trẻ em chưa đủ 13 tuổi.
Tuy nhiên, thực tế xét xử tại các tòa án cho thấy dù nhận định hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, đã trực tiếp xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển bình thường của trẻ em, gây bất bình trong nhân dân, cần có mức án nghiêm mới đủ tính giáo dục răn đe... nhưng hiếm khi tòa án áp dụng mức hình phạt cao nhất (tử hình) đối với loại tội phạm này, trừ phi kẻ phạm tội thực hiện cùng lúc 2 hành vi “Hiếp dâm trẻ em” và “Giết người”.
Với việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, tỏ rõ thái độ ăn năn, hối cải…, có lúc, có nơi, tòa án xử mức án “nặng”, “nhẹ” khá cách xa nhau dù bị cáo (không tính người chưa thành niên) có cùng hành vi phạm tội và người bị hại cùng độ tuổi.
Phải chăng việc xử phạt không tương xứng với hành vi phạm tội, không đủ răn đe cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến loại tội phạm này “bùng phát”?

Theo NLĐ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.