“Cơn thịnh nộ” của Trung Quốc và mối quan hệ với Mỹ

Biểu hiện đầu tiên trong“cơn thịnh nộ” của Trung Quốc đối với việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan làngưng các trao đổi quân sự Mỹ Trung.

Biểu hiện đầu tiên trong “cơnthịnh nộ” của Trung Quốc đối với việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là ngưng cáctrao đổi quân sự Mỹ - Trung. Vậy “cơn thịnh nộ” này sẽ ảnh hưởng đến những mốiquan hệ khác như thương mại, hợp tác quốc tế... như thế nào?

Mối quan hệ quân sự

Trung Quốc đã tuyên bố sẽ ngưngcác trao đổi quân sự với Mỹ, trở lại vị trí đóng băng đã từng áp dụng vào năm2008, sau khi chính quyền ông Bush “phất cờ” cho hợp đồng bán vũ khí cho ĐàiLoan.

Hãng thông tấn chính thức củaTrung Quốc cho hay chuyến thăm đã được định của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào cuốinăm nay sẽ bị gác lại cùng với các cuộc đàm phán giữa Tổng tham mưu trưởng quânđội giải phóng Trung Quốc, Trần Bính Đức và Tổng tham mưu trưởng liên quân MỹMike Mullen. Các chuyến thăm giữa các tàu hải quân Trung Quốc và Mỹ cũng sẽ bịảnh hưởng.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích,do các hợp đồng quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn còn rất hạn chế cho nên việcngưng các trao đổi quân sự sẽ ảnh hưởng không nhiều đến hoạt động của Mỹ. Trongkhi đó, một số nhà phân tích phán đoán rằng Bắc Kinh có thể tiến hành thử tênlửa để “bày tỏ” sự giận dữ của mình.

Trừng phạt thương mại

Trung Quốc đã tuyên bố các côngty liên quan đến việc bán vũ khí cho Đài Loan sẽ phải đối mặt với “các lệnhtrừng phạt tương ứng”. Cũng theo giới phân tích, điều này sẽ phá vỡ sự chần chừbấy lâu của Bắc Kinh trong việc dùng các biện pháp trừng phạt chính thức trongcác cuộc tranh chấp quốc tế.

Cảnh báo không cho biết khi nàoTrung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt, nhưng các công ty có thể bị ảnhhưởng bao gồm Sikorsky Aircraft Corp, một bộ phận của United Technologies Corp;Lockheed Martin Corp; Raytheon Co; và McDonnell Douglas, một bộ phận của BoeingCo.

Mối quan hệ kinh tế, tiền tệ

Trung Quốc là nước có nền kinh tếlớn thứ ba thế giới, sau Nhật và Mỹ và đang nắm giữ trữ lượng ngoại tệ trị giá2,4 ngàn tỷ USD. Các nhà kinh tế ước tính khoảng 2/3 trữ lượng này được đầu tưvào đông đô la Mỹ.

Trung Quốc hiện là nước nắm giữtrái phiếu chính phủ Mỹ lớn nhất thế giới và theo các con số thống kê, nước nàysở hữu ít nhất 776,4 tỷ USD số nợ của chính phủ Mỹ tính đến cuối tháng 6/2009.Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho biết, đến nay không có dấu hiệu nào chothấy Bắc Kinh sẽ dùng các biện pháp trừng phạt thương mại rộng lớn hay dùng đồngđô la Mỹ mà nước này nắm giữ để trừng phạt Washington.

Theo các nhà phân tích, nếu làmvậy, hoặc thậm chí ngay cả khi mới chỉ là ám chỉ như vậy, cũng sẽ gây nguy hiểmcho giá trị các tài sản của chính Trung Quốc và làm các nhà đầu tư lo sợ. Và cóvẻ như Bắc Kinh muốn tập trung vào tăng tốc phát triển kinh tế chứ không muốnđưa ra những đi bước rủi ro.

“Cơn thịnh nộ” của Trung Quốc và mối quan hệ với Mỹ
Tên lửa Patriot của Mỹ được phóng từ Đài Loan

Hợp tác quốc tế

Trung Quốc đã tuyên bố rằng hợptác với Mỹ trong những vấn đề khu vực cũng như quốc tế sẽ bị ảnh hưởng bởi vụmua bán vũ khí trên, nhưng Bộ Ngoại giao nước này không nói cụ thể vấn đề nào sẽbị ảnh hưởng.

Và cũng theo các nhà phân tích,chính phủ Trung Quốc sẽ thể hiện “sự giận dữ” của họ bằng việc trì hoãn các cuộcđàm phán hoặc hạ cấp đại diện ở các cuộc đàm phán đó, chứ không có những thayđổi đảo ngược về chính sách.

Washington đã trông đợi TrungQuốc ủng hộ mạnh mẽ hơn trong nhiều vấn đề/lo ngại quốc tế, đặc biệt là trongvấn đề hạt nhân của Iran và Triều Tiên.

Trung Quốc là một thành viênthường trực của Hội đồng bảo an LHQ và vì vậy mà có quyền phủ quyết trước bất kỳđề xuất nghị quyết nào. Tầm ảnh hưởng ngày càng tăng cùng vị trí là một nướcđang phát triển lớn nhất thế giới cũng cho Trung Quốc một tiếng nói lớn trongcác vấn đề như thay đổi khí hậu và cải cách tài chính quốc tế.

Ngoại giao song phương

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã huỷmột cuộc họp đã được lên kế hoạch giữa các quan chức cấp cao của Mỹ và TrungQuốc, một cuộc họp cấp thứ trưởng về vấn đề an ninh chiến lược, quản lý vũ khívà phi hạt nhân.

Các cuộc đàm phán song phươngkhác cũng sẽ bị cắt hoặc bị hạ cấp. Trong số này có cuộc đối thoại về nhân quyềnmà Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã nhất trítrong cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo hồi tháng 11 năm ngoái.

Hiện chưa rõ liệu Trung Quốc sẽbiểu lộ sự “giận dữ” của họ bằng cách huỷ, đổi hay hạ cấp các cuộc đàm phánthường lệ của Uỷ ban thương mại và mậu dịch chung, dự kiến diễn ra vào cuối nămnay và cuộc Đối thoại kinh tế chiến lược cấp cao dự kiến tổ chức ở Bắc Kinh vàogiữa năm.

Gần đây, giới chức Washington đãtới Bắc Kinh để thảo luận về các bước chuẩn bị cho hai cuộc họp này và Chủ tịchTrung Quốc Hồ Cẩm Đào đã được kỳ vọng tới thăm Mỹ vào cuối năm nay.

Ý kiến công chúng

Báo chí cùng các trang internetcủa Trung Quốc đã đồng loạt phản ánh sự tức giận, phẫn nộ của công chúng nướcnày đối với kế hoạch bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan. Và căng thẳng lần này đượccho là sẽ khiến người dân Trung Quốc ác cảm với Mỹ hơn.

Trong một cuộc thăm dò dư luậncông chúng Trung Quốc đối với Mỹ do Viện Khoa học và xã hội Trung Quốc thực hiện,46% người tham gia trả lời cho biết vấn đề Đài Loan là vấn đề lớn nhất trongquan hệ Mỹ -Trung. Nhưng cho đến nay đây là phản ứng của hầu hết mọi người. Sựgiận dữ của dân chúng đối với hợp đồng bán vũ khí của Mỹ đến nay đã “tạo” ra lờikêu gọi tẩy chay các công ty và hàng hoá của Mỹ.

Theo Phan Anh
“Cơn thịnh nộ” của Trung Quốc và mối quan hệ với Mỹ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.