Ngô Bảo Châu: Từ HCV Toán quốc tế đến “Nobel Toán học”

Chinh phục “giải Nobel Toán học” Từ năm 2005, Ngô Bảo Châu luôn gây chú ý nhất cũng như được kỳ vọng nhất trong số các nhà Khoa học làm việc ở nước ngoài với việc trở thành Giáo sư trẻ nhất của Việt Nam và giữ “kỷ lục” ấy suốt 5 năm qua

Việc Giáo sư Ngô Bảo Châu vềnước, được Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, Giáo sưNguyễn Thiện Nhân tới thăm nhà riêng và ngỏ lời mời ở lại Việt Nam làm việc đãgây ra một “cơn sốt” trong dư luận. Ngô Bảo Châu trở về Việt Nam để nghỉ ngơitrước khi tới dự Đại hội Toán học Thể giới ở Hyderabad, Ấn Độ, từ 19-27/8.

Chinh phục “giải Nobel Toán học”

Từ năm 2005, Ngô Bảo Châu luôn gây chú ý nhất cũng như được kỳ vọng nhất trongsố các nhà Khoa học làm việc ở nước ngoài với việc trở thành Giáo sư trẻ nhấtcủa Việt Nam và giữ “kỷ lục” ấy suốt 5 năm qua. Những công trình của Bảo Châu,cùng với những danh hiệu liên tục đạt được, từ Clay Research Award (2004),Oberwolfach Prize (2007), cho tới công trình lọt vào Top 10 phát minh khoa họccủa năm 2009 do tạp chí Time bình chọn,… đã biến anh trở thành thần tượng củagiới trẻ Việt Nam, nhất là với những thanh niên nuôi tham vọng theo đuổi nghiệpToán.

 Ngô Bảo Châu: Từ HCV Toán quốc tế đến “Nobel Toán học”
Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, Nguyễn Thiện Nhân thăm nhà Ngô Bảo Châu. (Ảnh: Vietnamnet)

Ngay từ lúc này, những nhà Toánhọc cũng như những người yêu thích Toán đã dự đoán rằng khi đến Ấn Độ dự Đại hộiToán học Thể giới, Ngô Bảo Châu sẽ giành được Fields Medal, giải thưởng danh giánhất đối với các nhà Toán học, được so sánh với giải Nobel trong khoa học, thậmchí còn khó chinh phục hơn bởi giải thưởng Fields chỉ được trao 4 năm một lần vàdành riêng cho những nhà Toán học trẻ (không quá 40 tuổi).

Đại hội Toán học Thể giới (ICM) được tổ chức 4 năm một lần, bắt đầu từ năm 1897. Kỳ Đại hội thứ 26 được tổ chức tại Hyderabad, Ấn Độ, từ 19-27/8/2010. Tại Lễ khai mạc ICM sẽ công bố chủ nhân của các giải thưởng Fields, giải Nevanlinna và giải thưởng Gauss. Ngô Bảo Châu là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất cho giải thưởng Fields năm nay.

Những dự đoán về việc Giáo sư NgôBảo Châu sẽ giành được giải Fields trong Lễ khai mạc Đại hội Toán học Thể giới(International Congress of Mathematicians - ICM) 2010 là hoàn toàn có cơ sở nếunhìn vào những thành công anh gặt hái được cũng như sự ghi nhận của các đồngnghiệp.

Lời giải hoàn thiện cho Bổ đề cơ bản Langlands - một vấn đề hóc búa đối với Thếgiới Toán học trong suốt 30 năm qua - mà Bảo Châu - Viện sĩ Viện nghiên cứu caocấp Princeton (Institute for Advanced Study, Princeton) công bố năm 2008 đượcxem là một bước đột phá của Thế giới Toán học, vươn tới mục tiêu gắn Lý thuyếtsố, Hình học đại số và Lý thuyết biểu diễn, những nhánh riêng của Toán học thànhmột thể thống nhất.

 Ngô Bảo Châu: Từ HCV Toán quốc tế đến “Nobel Toán học”
Là một nhà Toán học có tiếng nhưng Ngô Bảo Châu vẫn giữ "con mắt trong sáng của trẻ con” với Toán học.

Nếu biết rằng 6 năm trước, khicòn làm việc tại Đại học Paris 13, Ngô Bảo Châu cùng với người thầy GérardLaumon đã nhận được giải thưởng danh giá của Viện Toán học Clay (Mỹ) nhờ giảithành công một trường hợp riêng của Bổ đề cơ bản Langlands thì với việc một mìnhgiải quyết được bài toàn tổng thể, Ngô Bảo Châu hoàn toàn xứng đáng với phầnthưởng cao nhất - Fields Medal.

Ngô Bảo Châu là một trong số những ứng cử viên nặng ký nhất cho giải thưởngFields 2010.

Còn về sự ghi nhận của bạn bè đồng nghiệp, Peter Sarnak, chuyên gia về Lý thuyếtsố của Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, nhận xét về Ngô Bảo Châu và lời giảicủa anh cho Bổ đề cơ bản Langlands: "Giống như chuyện có những người làm việc ởtít bên kia sông đợi ai đó ở bờ đối diện bắc cho cây cầu. Rồi giờ đây, đột nhiêntoàn bộ công sức của họ được công nhận". Còn Charles Louis Fefferman, Giáo sưĐại học Chicago, nơi Ngô Bảo Châu sẽ giảng dạy từ tháng 9/2010, nhận xét vềngười đồng nghiệp trẻ: “Rõ ràng đây là một trong những nhà toán học xuất sắcnhất thời đại của chúng ta”.

 Ngô Bảo Châu: Từ HCV Toán quốc tế đến “Nobel Toán học”
Ngô Bảo Châu là một trong số những ứng cử viên nặng ký nhất cho giải thưởng Fields 2010.

Tại Đại hội Toán học Thể giới ởẤn Độ, Ngô Bảo Châu là một trong 20 nhà Toán học được đọc báo cáo tổng thể. Anhsẽ có 60 phút để giới thiệu về công trình của mình trước sự chứng kiến của hàngnghìn đồng nghiệp. 20 người được mời đọc báo cáo tổng thể đều là những gương mặtưu tú của Thế giới Toán học trong 4 năm qua và chủ nhân các của giải thưởngFields rất có thể sẽ nằm trong số những người này. Ngô Bảo Châu là một trong sốít những người đủ điều kiện đoạt giải (không quá 40 tuổi) và với việc có tới 4người được trao giải Fields trong mỗi kỳ ICM, Bảo Châu đang có nhiều khả nănggiành được phần thưởng ý nghĩa nhất cho những nhà Toán học (đây là cơ hội cuốicùng bởi sau 4 năm nữa, Châu sẽ 42 tuổi, năm 2006, anh cũng được đọc báo cáotoàn thể trong kỳ Đại hội Toán học ở Tây Ban Nha).

Thần tượng của giới trẻ Việt Nam


Giáo sư Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, đã ca ngợi lời giảicủa Ngô Bảo Châu cho Bổ đề cơ bản Langlands là “một quả bom tấn”. Giống như vớilời giải cho Bài toán Fermat của Andrews Wiles được công bố năm 1995, khôngnhiều nhà Toán học trên thế giới đủ kiến thức để hiểu được công trình của BảoChâu.

Là một nhà Toán học có tiếng nhưng Ngô Bảo Châu vẫn giữ "con mắt trong sáng củatrẻ con” với Toán học.

Giáo sư Ngô Việt Trung coi Ngô Bảo Châu và Giáo sư Hoàng Tụy, nhà nghiên cứuToán học ứng dụng nổi tiếng đã có nhiều công trình đăng tải trên tạp chí Toánhọc danh tiếng Annals of Mathematics (Niên san Toán học), như hai ngôi sao sángcủa nền Toán học Việt Nam đương đại.

 Ngô Bảo Châu: Từ HCV Toán quốc tế đến “Nobel Toán học”
Lời giải Bổ đề cơ bản Langlands của Ngô Bảo Châu được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 10 phát minh Khoa học tiêu biểu năm 2009.

Nổi tiếng trong giới Toán học vàcả với những người không làm Toán nhưng Ngô Bảo Châu vẫn giữ "con mắt trong sángcủa trẻ con” với Toán học. Với anh, nhiệt huyết, niềm đam mê nghiên cứu Khoa họcvẫn hệt như cái háo hức của một đứa trẻ với những bài toán hóc búa. Hơn 20 nămvề trước, cái đam mê Toán học và "con mắt trong sáng của trẻ con” đã giúp anhgiành được những thành công bước đầu về Toán sơ cấp. 20 năm sau, anh chinh phụcđược những thành tựu lớn hơn và mang tính ứng dụng nhiều hơn cũng bằng cái đammê và "con mắt trong sáng” ấy.

Từ một “thần đồng Toán học”, một học sinh đoạt Huy chương Vàng thi Olympic Toánquốc tế (International Mathematical Olympiad - IMO), sau hơn 20 năm, Ngô BảoChâu trở thành một nhà Toán học đẳng cấp, được cả Thế giới ghi nhận.

Nói về thành tích thi Toán quốc tế, Ngô Bảo Châu dù giành 2 HCV liên tiếp trongcác năm 1988, 1989 cũng không quá nổi bật bởi sau này, Đào Hải Long, Ngô ĐắcTuấn, Vũ Ngọc Minh và Lê Hùng Việt Bảo cũng tái thiết lập thành tích ấy. Ngô BảoChâu đã giành HCV với điểm số tuyệt đối tại Australia nhưng anh không phải ngườiViệt Nam đầu tiên làm được kỳ tích đó, nó thuộc về Lê Bá Khánh Trình trong kỳthi ở London năm 1979.

Trên phạm vi thế giới, Reid Barton (người Mỹ) còn đoạt tới 4 HCV IMO liên tiếp(1998, 1999, 2000, 2001), ngoài ra còn ẵm luôn 2 HCV Olympic Tin học quốc tế.Christian Reiher (người Đức) cũng đoạt 4 HCV liên tiếp (2000, 2001, 2002, 2003)và thêm một HCĐ (1999). Cậu bé Iurie Boreico người Moldova cũng giành 3 HCV, 2HCB, trong đó 2 HCV đạt được với điểm số tối đa…

Bởi vậy, để nói về một Ngô Bảo Châu ở tấm vóc thế giới, phải nói tới những cốnghiến của anh ở các địa hạt của Toán học cao cấp, tức là những đóng góp sau này.Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, từng nói:“Những giải thưởng Toán học, dù ở mức độ quốc gia hay quốc tế, cũng chỉ giốngnhư những bông hoa đẹp hái dọc đường, rất có giá trị khích lệ nhưng không phảicái đích mà những người làm Toán hướng tới”. Ngô Bảo Châu chỉ là một trong sốkhông ít những học sinh hái được những bông hoa đẹp dọc đường đi nhưng là mộttrong số không nhiều những người có thể đi hết con đường ấy mà không sa đà vàonhững khóm hoa dọc đường.

Không có nhiều “người học Toán”trở thành “người làm Toán”, và cũng không có nhiều học sinh thi Toán quốc tếdũng cảm chọn nghiệp Toán và sống chung với nó như Ngô Bảo Châu, dù rằng với khảnăng của mình, anh sẽ không khó để thành công nếu chọn lựa một hướng đi khác.

 Ngô Bảo Châu: Từ HCV Toán quốc tế đến “Nobel Toán học”
Ngô Bảo Châu cùng với người thầy Gérard Laumon được Viện Toán học Clay tặng giải thưởng Khoa học nhờ lời giải cho một trường hợp của Bổ đề Langlands.

"Nếu có một điều tâm sự với cácbạn trẻ hơn tôi ở nước ta, thì tôi chỉ xin nhắn các bạn: Khoa học không phải làcon đường dễ dàng và dễ giàu. Đó là con đường chông gai, cho nên cần có đủ niềmtin và sự say mê khi lựa chọn con đường ấy. Đổi lại, phần thưởng sẽ là những cảmxúc, những chân lý mà bạn sẽ khó đến gần nếu chọn một con đường khác" - Ngô BảoChâu phát biểu trong chuyến về lại Việt Nam, trước khi lên đường sang Ấn Độ.

Trong các kỳ thi Toán quốc tế, Việt Nam luôn đứng trong Top 10 quốc gia có thànhtích tốt nhất và trở thành một “cường quốc về Toán sơ cấp”. Cái “danh hiệu” ấyvốn không mấy dễ chịu và mang tính chê nhiều hơn khen. Giờ đây, với “hiện tượngNgô Bảo Châu”, thế giới sẽ biết đến Việt Nam nhiều hơn ở những lĩnh vực Toán caocấp có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, thay vì những bài toán đánh đố.

Bởi thế, có thể xem Ngô Bảo Châu như một người đi tiên phong và đó cũng lànguyên nhân khiến anh trở thành thần tượng của giới trẻ Việt Nam.

Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Bố anh là GS, TSKH Ngô Huy Cẩn, nguyênChủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Cơ học Việt Nam. Mẹ anh là PGS, TS Trần Lưu VânHiền, chuyên ngành Hoá dược.

Ngô Bảo Châu từng là học sinhTrường thực nghiệm Giảng Võ và lớp chuyên Toán trường THCS Trưng Vương, trướckhi theo học tại khối THPT chuyên - ĐHKHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại đây,anh 2 lần liên tiếp giành HCV Olympic Toán quốc tế, trong đó có một HCV với điểmsố tối đa. Thành tích này giúp Ngô Bảo Châu giành được học bổng để theo học Đạihọc Paris 6 nhưng anh quyết định chọn Đại học Sư phạm (École NormaleSupérieure).

Năm 2004, Ngô Bảo Châu cùng Gerard Laumon được trao tặng giải thưởng của ViệnToán học Clay. Năm 2005, Ngô Bảo Châu trở thành vị Giáo sư trẻ nhất của ViệtNam. Năm 2008, anh công bố lời giải Bổ đề cơ bản Langlands, được kiểm chứng vàonăm 2009 và được tạp chí The Time bình chọn là 1/10 phát minh khoa học Thế giớinăm 2009.

Đồng nghiệp nhận xét về Ngô Bảo Châu

- Giáo sư Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện toán học Việt Nam:

“Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon đã làm nên một quả bom tấn khi công bố kết quả đột phá về bổ đề cơ bản trong chương trình Langlands”.

“Hoàng Tuỵ và Ngô Bảo Châu là hai ngôi sao sáng của toán học Việt Nam đương đại”.

“Chúng ta có cơ sở để hi vọng Ngô Bảo Châu được tặng một trong những giải thưởng cao quý nhất của toán học là Huy chương Fields”.

- Giáo sư Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam:

“Giới toán học thế giới ít ai có thể ngờ rằng, Bổ đề cơ bản lại được chứng minh một cách chóng vánh như vậy. Đó là một kỳ tích, thành tích vĩ đại của nền Toán học”.

- Giáo sư Phan Đình Diệu:

“Ngô Bảo Châu quá giỏi!”.

- Charles Louis Fefferman, Giáo sư Đại học Chicago:

“Rõ ràng đây là một trong những nhà Toán học xuất sắc nhất thời đại của chúng ta”.

Theo Bích Bích
 VTC News




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.