Sống với mẹ chồng tương lai được 7 ngày thì tôi hủy hôn, lý do tưởng vô lý mà hợp lý

Muốn đến sống thử nhà bạn trai trong 7 ngày trước khi chính thức làm đám cưới, kết cục sau 7 ngày này, Thu quyết định không kết hôn với 3 lý do chính đáng!

Hầu hết những người sợ kết hôn đều là những người chưa gặp được người phù hợp. Một khi người thực lòng yêu bạn xuất hiện, khiến bạn cảm thấy ở bên người ấy rất vững chắc, còn hạnh phúc hơn là sống một mình, lúc đó bạn sẽ không sợ kết hôn nữa!

Về phần đúng người, Thu nói thế này: "Người có thể cho bạn cảm giác an toàn mới là người phù hợp. Khi ở bên anh ấy, bạn không phải lo lắng bất cứ điều gì nữa. Người đàn ông có thể đối xử với bạn như vậy mới là người phù hợp, người thực sự yêu bạn."

“Người phù hợp” Thu ám chỉ là người chồng hiện tại. Bởi vì trước kia cô ấy từng gặp không đúng người, đã đến lúc nói chuyện kết hôn, nhưng càng gần ngày cưới lại càng nhấp nhổm trong lòng, cuối cùng là không kết hôn.

Nhiều người cũng có trải nghiệm như Thu, nhưng họ không dám bỏ cuộc. Một số người gần đến kết hôn vẫn luôn cảm thấy khó chịu, sợ kết hôn nhưng vẫn quyết định kết hôn.

Loại hôn nhân này không phải là sau khi bắt đầu sẽ dần dần trở nên tốt đẹp, mà thời gian sẽ thường xuyên kiểm chứng những lo lắng trước đó của chúng ta là đúng. Sở dĩ chúng ta sợ kết hôn là vì chúng ta đã gặp nhầm người.
 

***

Cảm giác khiến Thu sợ kết hôn chính là từ mối tình với người bạn trai cũ. Hai người yêu nhau được 3 năm nhưng khi gần tiến đến hôn nhân thì lòng cô càng chai sạn.

Thật ra trong Thu đó không phải là chuyện nhất thời mà đã tồn tại từ lâu. Chẳng qua là lúc trước cô chưa tiếp xúc với hôn nhân, cũng chưa nghĩ đến chuyện kết hôn, nên không chú ý nhiều đến nó.

Ví dụ, bất cứ khi nào cùng bạn trai cũ bàn chuyện kết hôn, anh ta sẽ bảo cô đừng suy nghĩ quá nhiều, nhưng anh ấy cũng không nói nên suy nghĩ như thế nào mới đúng. Đáng lẽ chỉ cần nói: “Em đừng vội quá. Đối với chuyện kết hôn, cứ từ từ từng bước 1”. Thế nhưng anh ta chưa từng nói ra.

Ví dụ, khi Thu nói cô không thể yên tâm lấy chồng xa, bạn trai cũ không nghĩ như vậy và cười nói: "Em sợ cái gì? Anh có ăn thịt em được không?"

Một ví dụ khác là Thu lo lắng sẽ xảy ra mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu sau kết hôn, bạn trai cũ lại nói: "Mẹ anh là người thế nào? Anh không biết rõ hơn sao? Anh đã nói sẽ không có mâu thuẫn là không có mâu thuẫn!"

Bạn trai cũ dường như cam đoan mọi lúc, nhưng tất cả những gì Thu nhận thấy từ cảm nhận của riêng mình thì đó đều là những câu trả lời không chắc chắn, không có bằng chứng cụ thể.

Mặc dù chấp nhận đính hôn một cách thụ động, nhưng Thu vẫn thấy sợ chuyện kết hôn. Thế nên cô muốn đến sống thử nhà bạn trai trong 7 ngày trước khi chính thức làm đám cưới.

Kết cục sau 7 ngày sống ở nhà chồng, sống chung với mẹ chồng, cô quyết định không kết hôn với 3 lý do chính đáng:

Sống với mẹ chồng tương lai được 7 ngày thì tôi hủy hôn, lý do tưởng vô lý mà hợp lý-1

Lý do thứ nhất, cô cho rằng mẹ chồng tương lai không phải là người mẹ chồng tốt. Bà có thể hòa thuận với mọi người nhưng nói chung, giống như con trai mình, bà không quan tâm đến cảm xúc của con dâu, bà chỉ biết "gia đình tôi thế này, gia đình tôi thế kia" "cô phải làm gì khi gả về nhà này”... nhưng không bao giờ buồn hỏi Thu muốn gì. Thêm vào đó, trong thời gian sống chung này, bạn trai cũ cũng không quan tâm đến cảm xúc của Thu và hoàn toàn bỏ rơi cô với mẹ chồng. Điều này khiến Thu ngày càng nhận ra bạn trai cũ không thể là một người chồng tốt. Đặc biệt kết hợp với những lo lắng trước đây, quan điểm của cô về anh ta càng ngày càng rõ nét hơn.

Lý do thứ hai là Thu không muốn lấy chồng xa và cảm thấy vô trách nhiệm với bản thân nếu việc lấy chồng xa khiến cô không thể hoàn toàn thoải mái với gia đình chồng. Một khi làm sai hay không nhờ vả được sự giúp đỡ từ phía gia đình ruột thịt thì rủi ro cho bản thân là quá lớn.

Lý do thứ 3, nhìn chung có vẻ như Thu chưa sẵn sàng kết hôn nên luôn cảm thấy mình không nên kết hôn. "Tôi không biết mình bị sao nữa. Ngay cả khi gia đình chồng rất tốt với tôi, tôi cũng sẽ khó khăn khi kết hôn. Nó giống như một linh cảm chống lại hôn nhân vậy”, Thu chia sẻ.

Thực ra điều Thu chưa biết là tất cả những cảm xúc và thái độ tồi tệ của cô về cuộc hôn nhân với bạn trai cũ đơn giản đều xuất phát từ cùng một lý do: Anh ta không yêu cô ấy hay cô ấy đã gặp nhầm người!

Sự thật này đã được xác nhận sau khi Thu gặp người chồng hiện tại. Không mất quá nhiều thời gian kể từ khi Thu hủy hôn với bạn trai cũ và gặp người chồng hiện tại. Những lo lắng của cô ấy về hôn nhân khi bắt đầu mối quan hệ mới vẫn như trước, nhưng sau khi ở bên người chồng hiện tại, mọi cảm giác khó chịu đều tan biến và Thu nhận ra rằng vấn đề không phải ở mình mà là trước đây cô đã yêu nhầm người.

Người chồng hiện tại của Thu thực sự không làm gì cả. Chỉ cần yêu cô ấy là anh đã có thể xóa bỏ những nghi ngờ và lo lắng của cô bằng hành động, khiến cô có cảm thấy vững chắc khi ở bên, mang đến cho cô cảm giác sẵn sàng kết hôn, đồng thời cũng an tâm với gia đình chồng giống như khi cô ở bên anh.

Thế nên phụ nữ trước khi kết hôn, cần suy nghĩ tỉnh táo, cũng phải coi trọng cảm giác của mình. Nếu đã lựa chọn hôn nhân nhưng trong lòng cảm thấy không thoải mái, chưa sẵn sàng thì đừng miễn cưỡng kẻo tự rước khổ vào thân!

Theo V.A - Vietnamnet


mẹ chồng tương lai

hủy hôn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.