“Mua 1 tặng 1”,“mua 1 tặng 2”... chỉ là “chiêu” tặng bánh kèm của các cơ sở sản xuất bánhcó chất lượng kém hoặc bánh không tên.

Thị trườngbánh trung thu vào thời điểm “cuối mùa” đang khá sôi động. Đi đâu cũngthấy trương bảng giảm giá 50% - 70% hoặc mua 1 tặng 1, mua 1 tặng 2...Nhiều khu vực bán bánh trung thu tại TPHCM có trương băng rôn Kinh Đô,Bibica cũng kê bảng đại hạ giá gây tò mò cho khách hàng.

Bánh có thương hiệu không giảm giá

Giảm giá bánhtrung thu cuối mùa năm nào cũng có. Tuy nhiên, muốn mua bánh giá rẻ củanhững thương hiệu lớn không dễ. Khách dễ mắc bẫy người bán bởi thật sựloại bánh giảm giá chỉ là bánh của các cơ sở nhỏ. Ghi nhận tại một sốkhu vực bán nhiều bánh trung thu trên đường Nguyễn Tri Phương (Q.5),Cách Mạng Tháng Tám (Q.3, Q.10), đường 3 Tháng 2 (Q.10, Q.11)..., chúngtôi nhận thấy đa số bánh bán giảm giá là của các cơ sở với tên lạ hoặcbánh không tên. Khi hỏi mua bánh giảm giá của Kinh Đô, Bibica, ĐứcPhát..., người bán đều nói “hết hàng”.

Bánh trung thu: Thật, giả lẫn lộn
Bánh trung thu “Mua 1 tặng 1” bán trên đường Hồng Bàng, Q.6 - TPHCM. Ảnh: XUÂN THẢO

Theo giớikinh doanh, việc giảm giá bánh trung thu cuối mùa là có thật, chẳng hạngiá bánh thập cẩm của cơ sở có thương hiệu là 40.000 đồng/cái nhưng đếncuối mùa, họ chấp nhận giảm còn 30.000 đồng - 35.000 đồng/cái để nhanhchóng tiêu thụ hết hàng. Tuy nhiên, kiểu quảng cáo “mua 1 tặng 1”, “mua1 tặng 2” chỉ là “chiêu” tặng bánh kèm của những cơ sở sản xuất bánh cóchất lượng kém, kể cả bánh không có nhãn hiệu vốn chỉ có bột với đường.Một số điểm bán còn lừa người mua bằng cách tự nâng giá lên cao gần gấpđôi, rồi trương bảng giảm giá mạnh để lôi kéo khách.

Bà Nguyễn ThịNgọc Liên, Giám đốc đối ngoại Công ty Kinh Đô, cho biết: Kinh Đô khôngcó chủ trương giảm giá bánh, những đại lý nào tiêu thụ không hết hàngthì có quyền trả lại theo quy định. Nếu công ty phát hiện đại lý bángiảm giá sẽ thu hồi bánh ngay. Bà Liên còn cho biết kế hoạch sản xuấtbánh trung thu năm nay của Kinh Đô là 1.900 tấn, nhưng khi vào vụ, sứctiêu thụ tăng cao, Kinh Đô đã phải sản xuất thêm 200 tấn. Tương tự, ôngPhan Văn Thiện, Phó Giám đốc Công ty CP Bibica, cũng cho biết không cóchuyện công ty giảm giá bánh trung thu. Ngoài 500 tấn bánh sản xuất theokế hoạch, Bibica đã phải sản xuất thêm hơn 20 tấn.

Mùa của bánh “dỏm”

Theo các hãngbánh lớn, thông thường những đơn vị làm bánh trung thu có uy tín đềuchuẩn bị nguồn hàng từ trước. Ngược lại, giới làm ăn chụp giựt chỉ hoạtđộng vào thời điểm cuối mùa trung thu. Cụ thể, bắt đầu từ đầu tháng 8 âmlịch, họ mới nhảy vào sản xuất với nguồn nguyên liệu được thu mua trôinổi trên thị trường, kể cả nguyên liệu nhân bánh. Giá thành sản xuất mộtchiếc bánh loại này chỉ trên dưới 10.000 đồng/cái 250 g; còn loại bánhnhỏ 100 g, nhân đậu chỉ khoảng 2.000 đồng - 3.000 đồng/cái. Loại bánhnày được tung ra thị trường với giá từ 5.000 đồng - 15.000 đồng/cái lànhà sản xuất đã lời rất lớn. Tuy là bánh dỏm nhưng một số cơ sở sản xuấtvẫn chịu khó đặt in bao bì được thiết kế na ná mẫu bánh của các đơn vịnổi tiếng. Nguồn bánh này được bán nhiều ở các vùng ven, xung quanh cáckhu công nghiệp, khu chế xuất, trên các tuyến đường cửa ngõ TP hoặc bántrà trộn với các loại bánh có thương hiệu...

Trong tuầnqua, Chi cục QLTT TPHCM kiểm tra, phát hiện nhiều cơ sở sản xuất bánhtrung thu không công bố chất lượng. Tại cơ sở sản xuất bánh trung thu LýĐồng Khánh (Q.Tân Phú), đoàn kiểm tra ghi nhận khu sản xuất của cơ sởnày tạm bợ, dơ bẩn không bảo đảm an toàn vệ sinh. Cơ sở Sơn Long ĐồngKhánh (huyện Bình Chánh) sản xuất bánh trung thu cũng không công bố chấtlượng theo quy định. Cơ sở này còn sử dụng túi hút ẩm không rõ nguồn gốc(số lượng 24.000 cái). Tại cơ sở sản xuất bánh trung thu Tân Đô (huyệnBình Chánh), đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở này nâng hạn sử dụng bánh lêngần gấp đôi so với quy định; một số loại bánh trung thu không công bốchất lượng...

Theo Nguyễn Hải
Người lao động