Ngoài các điểm đã được phản ánh , PV còn phát hiện một loạt biển báo gây phiền hà khác.
Việc cắm biển báo cấm ngay đầuđường cấm mà không có biển báo hiệu đã không còn là cá biệt tại Hà Nội. Bên lềđường Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì) điểm rẽ vào chùa Linh Đường (đoạn gần đối diệnbến xe Nước Ngầm) là biển báo “Điểm giao nhau với đường sắt”, kế đó là biển “Cấmxe tải, xe khách”. Vì nằm ngay đầu đường rẽ nên xe tải, xe ca không được chỉ dẫnnên cứ ùn ùn đi vào đường cấm mới giật mình biết rằng... phạm luật.
![]() |
Biển báo lọt giữa cột điện ở đường Nguyễn Văn Cừ - Long Biên. Ảnh: TG |
Chiều 24/5, trong thời gian nhómPV có mặt tại đây, hàng chục tài xế lưu thông theo hướng Giải Phóng - Ngọc Hồiđã “dồn cục” trước biển báo này. Một số tài xế đang lưu thông ngon trớn đã phảibẻ ngoặt tay lái, lùi xe rồi đi thẳng theo hướng Ngọc Hồi để tìm đường rẽ khác.Phần lớn tài xế khi nhìn quanh ngó quắt không thấy công an “trực” đã bỏ qua biểnbáo này và dông thẳng xe vào trong. Một số người dân nhà gần đường vào chùa LinhĐường cho biết từ khi ngành giao thông cắm biển, xe tải vẫn chạy ầm ầm vào đườngcấm. Có chăng chỉ số ít tài xế từ các địa phương khác vì không am hiểu quy luậthoạt động của CSGT nên chọn giải pháp an toàn là lùi lại để tránh đường cấm. Vậylà, biển cấm nhưng vẫn chẳng thể cấm, tạo nên một sự hổ lốn về giao thông, gâymất an toàn cho các phương tiện và người đi đường khác.
Tại quận Long Biên, điểm rẽ sanghướng cầu Long Biên cũng có một biển cấm cắm sai vị trí. Theo đó, khi các phươngtiện lưu thông theo hướng Nguyễn Văn Cừ - cầu Chương Dương sẽ gặp 2 biển báo.Một biển báo chỉ dẫn phương tiện được đi thẳng và rẽ phải. Qua biển báo này,phương tiện sẽ gặp biển báo thứ 2 chỉ dẫn được rẽ phải lên cầu Long Biên. Tuynhiên, khi đi được nửa vòng cua từ đường Nguyễn Văn Cừ theo hướng lên cầu LongBiên thì dòng phương tiện gặp biển báo... “Cấm ôtô” được cắm bên vệ phải đườngrẽ này! Nếu lái xe từ tỉnh lẻ vào Hà Nội, đi qua nút này rất dễ đi vào đường cấmbởi lý do xưa cũ là không biết mình đang đi vào... đường cấm. Chỉ khi đã vi phạmthì mới nhìn thấy biển báo cấm. Điều đáng nói hơn, biển cấm cắm nhầm chỗ này nằmcách Đội Thanh tra Giao thông Quận Long Biên chưa đến 50m. Còn nữa, nó cũng nằmngay cạnh “chốt” trực của CSGT đội 5 (Công an TP Hà Nội). Nguy cơ bị phạt, bịnhốt xe với tài xế rất cao mà không hiểu vì sao lâu nay cái biển này vẫn cứ tồntại?
Cũng trên địa bàn quận Long Biên,điểm giao nhau giữa đường Ngô Gia Tự với đường Đức Giang, các biển báo cũng đượccắm một cách lộn xộn, thậm chí thiếu cả biển chỉ dẫn. Nút Ngô Gia Tự - Đức Giangtrước đây là trọng điểm ùn tắc cả trong và ngoài giờ cao điểm. Nguyên nhân dođường hẹp. Phía trong đường Đức Giang là kho xăng và trạm cân nên lượng xe tảilớn qua nút này mỗi ngày rất đông. Để hạn chế ách tắc, ngành giao thông đã cắmmột loạt biển cấm. “Cấm ô tô rẽ trái” vào Đức Giang theo hướng Ngô Gia Tự - TừSơn, “cấm ô tô rẽ phải” vào Đức Giang theo chiều ngược lại theo giờ quy định.Như vậy, ngoài giờ “giới nghiêm” ô tô muốn vào đường Đức Giang khi đi theo hướngNgô Gia Tự- Từ Sơn chỉ còn cách đi thẳng tới khu đô thị Việt Hưng rồi quay đầulưu thông theo hướng ngược lại.
Việc cắm biển cấm ô tô chạy hướngNgô Gia Tự - Từ Sơn rẽ trái vào Đức Giang có tác dụng chống ùn tắc rõ rệt. Tuynhiên, việc ô tô được rẽ phải vào đường Đức Giang theo chiều ngược lại mà khôngcó biển báo chỉ dẫn phân luồng khi ô tô chạy hướng Ngô Gia Tự - Từ Sơn khiếnkhông ít tài xế khi đến đây nếu không dính biên bản phạt thì cũng phải... dởkhóc dở mếu vì đoạn đường vòng vèo trở lại rất xa.
Bên cạnh việc cắm sai, cắm thiếubiển, hệ thống biển báo giao thông Hà Nội còn có nhiều những bất cập khác như bịcây che, bị khuất, đặc biệt là tình trạng dưới biển cấm “đính kèm” chỉ dẫn (biểnphụ). Tại điểm “đ”, khoản 4, điều 10, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có nhắcđến biển phụ với nội dung: “Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báocấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn”. Và trong hệ thống biểnbáo được ngành giao thông ban hành cũng có thuyết minh về các biển phụ. Các biểnphụ này chủ yếu bằng hình ảnh, tiện lợi để người tham gia giao thông nhận biết.Phù hợp với thực tế tâm lý của người tham gia gia thông là “liếc” để quan sátbiển báo chứ không phải “đọc” biển báo. Tuy nhiên trên thực tế, hệ thống cácbiển phụ mà ngành giao thông Hà Nội lắp đặt đều chỉ dẫn bằng lời rất dài dòng.Hầu hết các biển cấm mà chúng tôi đã điểm danh trong loạt bài đều có “đính kèm”chỉ dẫn in... chi chít chữ. Nếu tài xế không muốn phạm luật, “ăn” biên bản chỉcòn cách dừng xe giữa đường để... đọc biển báo.
Biển cấm ô tô tải, ô tô khách đầuđường Nguyễn Hữu Thọ, biển cấm ô tô đầu đường Đức Giang, loạt biển cấm ô tô tảitrên đường Nguyễn Văn Cừ đều có chỉ dẫn ở dưới. Biển cấm ô tô quay đầu trênđường Ngọc Hồi, điểm đối diện đội CSGT số 4 phía dưới có chỉ dẫn với nội dungdài loằng ngoằng “Xe khách đến 16 chỗ, xe ô tô con, mô tô, xe gắn máy được quayđầu xe”...
Với những biển vừa cấm, vừa chỉdẫn có nội dung tương tự, nhiều ý kiến cho rằng quá “dở” trong xu thế hội nhậpnhư hiện nay. Ví như, nếu một người nước ngoài không biết tiếng Việt điều khiểnô tô đi trên đường, gặp phải những biển báo kiểu như trên thì sẽ xử lý như thếnào? Có lẽ người nước ngoài đó hoặc chấp nhận phạm luật, hoặc dừng lại để thuêphiên dịch... dịch “biển báo”!.
Theo GĐ&XH