Sự phản ứng này bắt nguồntừ việc Bộ Xây dựng có văn bản trả lời cho một doanh nghiệp về thời điểmhuy động vốn và bán nhà Khu đô thị mới. Theo Bộ Tư pháp, thời điểm huyđộng vốn mà Bộ Xây dựng đưa ra là trái Luật nhà ở.
Như chúng tôi đã đưa tin,ngày 26/3/2010, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 03 trả lời Công ty TNHHGamuda Land Việt Nam về thời điểm huy động vốn và bán nhà của Khu đô thịmới C2 - Dự án đối ứng của Dự án BT xây dựng nhà máy xử lý nước thải YênSở - Hoàng Mai - Hà Nội.
Trong đó, Bộ Xây dựng chorằng: “Thời điểm đầu tiên của chủ đầu tư được phép huy động vốn để đầutư xây dựng nhà ở trong dự án KĐT mới nêu trên thông qua hợp đồng giữabên bán và bên mua là sau khi dự án đã được UBND thành phố Hà Nội chophép đầu tư và chủ đầu tư đã GPMB, bắt đầu triển khai xây dựng hạ tầngkỹ thuật theo giai đoạn đầu tư được xác định trong quyết định cho phépđầu tư.
Việc huy động vốn chỉđược phép khi thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và công ty chứng minhđược khả năng về tài chính để đầu tư xây dựng dự án theo quy định hiệnhành và thực hiện khởi công công trình”.
Căn cứ để trả lời văn bảnnày được Bộ Xây dựng dựa trên Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/8/2006của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Quy chế khu đô thị mới ban hành kèmtheo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 5/01/2006 về Quy chế khu đô thị mới.
|
Thời điểm nào huy động vốn là đúng luật (Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, theo ông LêHồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (KTVBQPPL),Bộ Tư pháp - căn cứ pháp lý được dẫn tại Công văn 03 là Thông tư số 04và Nghị định số 02 có một số nội dung cần phải được xem xét, xử lý vìcác văn bản này không phù hợp với quy định của Luật Nhà ở có hiệu lực từngày 1/7/2006.
Cụ thể, trong khi Thôngtư số 04 ban hành ngày 18/8/2006 là thời điểm Luật Nhà ở đã có hiệu lực.Điều 39 Luật Nhà ở năm 2005 quy định: Trường hợp chủ đầu tư huy động vốntừ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà thì chỉ được ápdụng trong trường hợp “thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã xây dựngxong phần móng”.
Trong khi đó, thông tư số04 đã cho phép chủ đầu tư được huy động vốn từ khi “chủ đầu tư đã giảiphóng mặt bằng và bắt đầu triển khai xây dựng công trình hạ tầng kỹthuật theo giai đoạn đầu tư”, nghĩa là sớm hơn thời điểm “đã xây dựngxong phần móng” được quy định tại Điều 39 của Luật Nhà ở”!
Như vậy, “nội dung Thôngtư 04 đã có quy định khác với quy định của Luật Nhà ở là không bảo đảmtính hợp pháp” - ông Lê Hồng Sơn khẳng định.
Ngoài ra, Công văn số 03cũng có dẫn Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 5/01/2006 làm căn cứ trongkhi Nghị định số 02 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/1/2006 là thờiđiểm trước khi Luật Nhà ở có hiệu lực.
Hiện Cục KTVBQPPL đã đềnghị Bộ Xây dựng khẩn trương tiến hành rà soát Nghị định số 02 cho phùhợp với Luật Nhà ở. Đồng thời, tiến hành tự kiểm tra đối với Công văn số03, Thông tư số 04 để đảm bảo tính hợp pháp của các văn bản này và thôngbáo kết quả xử lý cho Cục theo quy định của pháp luật.
Theo Lan Hương