Bông hồng ngày 13 tháng 10dành tặng Doanh nhân, nhưng Doanh nhân - anh chị là ai và ai trong số đóxứng đáng nhận Bông hồng xã hội trao tặng và tôn vinh - câu hỏi không dễ trảlời trong thực tiễn kinh doanh của chúng ta.
Người kinh doanh có phải là Doanh nhân không? Có nhiều người kinh doanh chỉchuyên đầu cơ, mua đi bán lại, tìm kẽ hở của thị trường và chính sách để làmgiàu cho mình, xã hội chẳng được lợi gì từ hoạt động kinh doanh này.
Người chủ doanh nghiệp cóphải là Doanh nhân không? Có nhiều chủ doanh nghiệp làm ăn không đànghoàng, buôn bán hàng không rõ nguồn gốc, làm hàng giả, hàng kém chấtlượng, thuê lao động thì trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm.
![]() |
Doanh nhân Nguyễn Liên Phương - tác giả bài viết |
1. Chúng tôi định nghĩa Doanh nhân là người trả lương vàđóng đầy đủ các loại bảo hiểm cho người lao động. Tiêu chuẩn nghe rất đơngiản nhưng thực hiện được không dễ trong bối cảnh hôm nay. Doanh nhân nàothực hiện được đầy đủ tiêu chí này xứng đáng được xã hội tôn vinh.
Hiên tại chúng ta không có nhiều Doanh nhân đạtđược tiêu chí này. Nếu yêu cầu mọi Doanh nhân đều phải đóng đầy đủ bảo hiểmcho người lao động, thì nhiều người sẽ không còn là Doanh nhân nữa, vì doanhnghiệp của họ sẽ phá sản.
Ở các nước phát triển, việc tạo ra đủ việc làmcho người dân là trách nhiệm to lớn và nặng nề nhất của các chính phủ vàgiới doanh nghiệp. Tạo việc làm luôn đồng thời với trách nhiệm thực hiện cácloại bảo hiểm cho người lao động. Nhiều chính phủ đã sụp đổ chỉ vì không tạothêm được việc làm mới và làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp.
Ở Việt Nam chúng ta, qua hơn 20 năm Đổi mới, cóhàng trăn nghìn doanh nghiệp được thành lập, nhưng có rất nhiều chủ doanhnghiệp chỉ tâm niệm một điều: Kinh doanh là để làm giàu, rất it người hiểuđược vế thứ hai rất quan trọng của một xã hội phát triển: Kinh doanh là gópphần thực hiện trách nhiệm với xã hội, mà trách nhiệm lớn nhất là tạo raviệc làm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm với người lao động.
2. Doanh nhân còn là người tạo dựng được thương hiệu cógiá trị. Doanh nghiệp nào cũng có thương hiệu, nhưng không phải thương hiệunào cũng có giá trị. Thương hiệu có giá trị là những thương hiệu được gắntrên hàng hóa và dịch vụ có sức cạnh tranh trên thị trường.
Hiện có nhiều doanh nghiệp chỉ có cái tên, còngiá trị thương hiệu thì không có, vì doanh nghiệp đang mải miết bán hàng thuê, làm gia công lắp ráp cho các thương hiệu nước ngoài.Trong chuỗi giá trị thiết kế - công nghệ - thương hiệu - thị trường, nhiềudoanh nghiệp Việt Nam không có gì cả, chỉ có sức lao động, tức chỉ có mồ hôicuả người công nhân, nên ráo mồ hôi là hết tiền.
Nền kinh tế gia công lắp ráp là nền kinh tế rấtbé nhỏ, chỉ biết đi theo thiên hạ. Chắc chắn chúng ta không muốn có nhiềuDoanh nhân tham gia mô hình kinh tế gia công này.
3. Doanh nhân còn là người đem hàng hóa và dịch vụ vớithương hiệu Việt Namcạnh tranh thắng lợi trên thị trường hội nhập toàn cầu. Đây là tiêu chuẩncao nhất của một Doanh nhân.
Chúng ta còn rất hiếm Doanh nhân đạt được tiêuchuẩn này. Đi ra thị trường thế giới, chúng ta chỉ thấy hàng hóa "Made inVietnam", chứ chưa thấy hàng hóa mang thương hiệu riêngcủa doanh nghiệp Việt Nam.Hàng hóa chỉ có "Made inVietnam" là hàng hóa của anh làm thuê chodoanh nghiệp nước ngoài.
Vì sao sau hơn 20 năm Đổi mới, đất nước mở cửahội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, chúng ta chưa có nhiều Doanh nhân cókhả năng đem hàng hóa và dịch vụ với thương hiệu ViệtNam đi cạnh tranh với thế giới?
Câu trả lời không phải ở chỗ chúng ta thiếutiền, vì chúng ta hiện có nhiều Doanh nhân có rất nhiều tiền. Cũng khôngphải chúng ta thiếu cơ chế, vì Nhà nước tạo mọi điều kiện thuân lợi cho cácDoanh nhân hội nhập quốc tế.
Câu trả lời nằm ở chỗ các Doanh nhân ViệtNam hiện nay nhìn chung rất thiếu khát vọngvươn lên cạnh tranh với thiên hạ.
Người ViệtNamchúng ta rất khao khát làm giàu, có lẽ vì chúng ta đã từng quá nghèo. Nhưngkhi chúng ta bắt đầu giàu hơn những người xung quanh, thì chúng ta lại dừnglại để hưởng thụ cái giàu của mình. Tâm lý trông lên thì chưa bằng ai, nhưngtrông xuống cũng chưa ai bằng mình, đang phổ biến trong không it Doanh mhânViệt thời nay.
Con đường xây dựng một thương hiệu ở tầm quốc tếcó rất nhiều chông gai, gian khổ, và trong nhiều trường hợp Doanh nhân phảiđối mặt với nỗi cô đơn cùng cực chỉ có họ mới tự thấu hiểu. Chính vì lẽ đócó rất it người trong giới Doanh Nhân Việt, dù rất tài năng, dám hy sinh chokhát vọng lớn lao ấy.
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa kinh tế, nếu môtdân tộc không có những thương hiệu sánh vai cùng với thương hiệu của các dântôc khác, thì dân tộc ấy rất bé nhỏ. Đây cũng là trách nhiệm hết sức to lớn,vô cùng khó khăn nhưng cúng rất vinh quang của đội ngũ Doanh nhân ViệtNam trước dân tộc và thời đại.
Bông hồng ngày 13 tháng 10 dành cho ai thể hiệncách nhìn của mỗi người ViệtNamhôm nay. Lựa chọn người để tặng những Bông hồng, chính là chúng ta lựa chọnđội ngũ những người lính xung kích trên mặt trân xây dựng một đất nước ViệtNam phú cường, chính là gửi gắm niềm tin và khát vọng vươn lên của dân tộcViệt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh từngmong mỏi.
Theo Nguyễn Liên Phương
GĐ Học viện Doanh Nhân LP Việt Nam