Năn nỉ, bỏ ăn, dọa nghỉ học màvẫn không được bố mẹ mua cho chiếc xe Piagio Liberty giá vài nghìn đô, Vĩnh liềngiả vờ mình bị bắt cóc để tống tiền phụ huynh.

Là con trai duy nhất trong giađình giàu có, Vĩnh luôn được bố mẹ chiều chuộng hết mực. Vào lớp 10 hai tháng,cậu nằng nặc đòi mua một chiếc xe Piagio Liberty cho bằng bạn bè nhưng khôngđược đồng ý. Thế là, Vĩnh luôn tìm cớ gây gổ, bỏ ăn, đòi nghỉ học rồi nói lảmnhảm suốt ngày nhưng cũng không được chiều.

Cuối cùng, công tử này nghĩ ra kế"độc" là nhờ cậu bạn thân giả vờ là dân "xã hội đen" nhắn tin, gọi điện bắt bốmẹ phải đưa 100 triệu tiền chuộc mình. Bố mẹ Vĩnh cuống cuồng sợ hãi và cầu cứumột người bạn làm nghề thám tử. Bằng nghiệp vụ của mình, thám tử nhanh chóngphát hiện nơi gọi điện, dò ra cậu bạn và làm sáng tỏ mọi việc. Bố mẹ Vĩnh chếtlặng khi biết mưu đồ của con, còn cậu ấm vẫn chưa từ bỏ ý định mua xe. 

Cậu ấm, cô chiêu hành cha mẹ

Thích xe đẹp, không ít teen tìm mọi cách để được bố mẹ mua cho

Gia nhập một nhóm hip hop, muốnmua đàn, quần áo, phụ tùng cho đồng bộ, Thiên, học sinh lớp 11 một trường trunghọc ở Đống Đa, Hà Nội liên tục hỏi xin tiền bố mẹ. Sau vài lần không được chiềuý, cậu đã "thu thập" laptop của bố, điện thoại xịn của mẹ, đồng hồ đắt tiền củaanh... đem bán rồi mua sắm đồ hip hop và theo những chuyến phượt cùng đám bạnđồng sở thích.

Mới đầu, khi bị phát hiện trộmđồ, Thiên còn nói dối, sau đó, cậu chàng trắng trợn tuyên bố: "Con phải cónhững thứ đó, nếu bố mẹ không cho tiền, con sẽ tự lo, không xin được thì ăn cắp,rồi đi cướp, sá gì".

Mắng mỏ không ăn thua, bố Thiêntức giận đánh con thì cậu bé bỏ nhà đi bụi với đám bạn, khiến họ lo lắng khôngyên, lại bổ đi tìm, đón con về và cho tiền.

Ngọc Mai, nữ sinh lớp 9 ở GiaLâm, Hà Nội, khi bị cấm yêu cậu bạn cùng lớp, đã "cho bố mẹ biết tay" bằng cáchtheo bạn trai vào nhà nghỉ hẳn một tuần.

Vài tuần trước, mẹ Mai phát hiệntrong điện thoại của con có nhiều tin nhắn mùi mẫn nên dò hỏi và biết, con gáiđang yêu cậu bạn bằng tuổi. Chị còn sốc hơn khi biết "người yêu" của con là mộtnam sinh luôn đội sổ trong lớp. Giận dữ, chị bắt con gái phải chấm dứt ngay mốiquan hệ kia, đồng thời từ đó, vợ chồng chị thay nhau đưa đón con đi học, và tịchthu luôn di động của cô bé.

Thế nhưng tuần trước, lúc đến đóncon, chồng chị ngớ người khi cô giáo cho biết, hôm nay cô bé không vào lớp. Buổitối, vợ chồng chị lại bị một phen đứng tim khi nhận được tin nhắn từ một số máylạ: "Con đang hạnh phúc trong khách sạn với bạn A... Con lớn rồi, bố mẹ đừngép con".

Nhà tham vấn tâm lý Thanh Tâm,tổng đài 1900599902, Trung tâm tham vấn tâm lý và thám tử Hoàng Nhân (Hà Nội)cho biết, rất nhiều phụ huynh khó xử và sốc khi bị con cái "dọa" bằng nhữngchiêu như bỏ học, tự tử, đi bụi... khi muốn được đáp ứng nhu cầu nào đó.

Đa số các trường hợp này là nhữngtrẻ vốn được nuông chiều từ bé nên quen vòi vĩnh và tìm đủ mọi cách để được đápứng nhu cầu, kể cả dọa dẫm, lợi dụng điểm yếu của bố mẹ. Tuy nhiên, cũng nhiềukhi trẻ đối đầu với phụ huynh là do bị lôi kéo, sinh đua đòi. Một số em khác lạihành động để thể hiện cá tính, khẳng định sự độc lập của mình, hay chống lạinhững áp đặt của bố mẹ, lề thói cũ của gia đình.

Đứng trước những yêu sách củacon, nhiều người chọn cách đối đầu, không chấp nhận các đòi hỏi. Việc này khiquá căng thẳng có thể gây hại bởi trẻ hay bộc phát, nên có thể biến "dọa" thànhthật. Ngược lại, không ít bố mẹ lại tỏ ra lệ thuộc, chạy theo đáp ứng mọi nhucầu để để "giữ" con, cho đến khi chính họ kiệt sức. Bên cạnh đó, một số phụhuynh lại quay lưng lại, mặc kệ, và tạo một thỏa thuận ngầm kiểu như "con làmgì cũng được nhưng vừa vừa phải phải thôi, để cho ta yên"...

Theo nhà tham vấn, thật ra, tấtcả những cách ứng xử này đều thể hiện sự bất lực của bố mẹ. Trong các tình huốngđó, phụ huynh càng cần bình tĩnh, và cố tìm cách làm trẻ dịu lại, phân tích độngcơ chính và những khả năng có thể xảy ra rồi tùy cá tính của con để ứng xử phùhợp. Trong những trường hợp nguy cấp, có thể nhờ tới sự giúp đỡ của những ngườicó kinh nghiệm, các chuyên gia về tâm lý, giáo dục.

Nhà tham vấn Thanh Tâm cho biết,điều quan trọng mà nhiều phụ huynh bỏ qua là nhìn lại cách ứng xử của mình vớimọi người và với con xem đó có phải là nguồn gốc gây ra những phản ứng thái quácủa trẻ. Gia đình là môi trường quan trọng nhất trong giáo dục trẻ.

Nếu bạn dạy con bằng tình yêuthương và nhận thức đúng đắn, đồng thời luôn thể hiện sự tôn trọng, trẻ đáp lạitương tự. Ngược lại, sự nuông chiều thái quá, hoặc áp đặt quá mức, đều có thể làngọn lửa châm ngòi cho những cách hành xử sai lạc của các em.

"Việc giáo dục trẻ là một quátrình, bắt đầu từ trong nôi, và cần chú ý hơn khi các em bước vào tuổi dậy thì -chứ không chỉ là việc giải quyết khi "có vấn đề". Nếu phụ huynh thiếu kiên nhẫn,áp đặt con là hư đốn và phải thay đổi nhưng bản thân họ lại bảo thủ, luôn đổ lỗicho hoàn cảnh, con cái, số phận... thì ngay cả chuyên gia giỏi nhất cũng... bótay", bà Thanh Tâm chia sẻ.

Theo Vương Linh
VnExpress