Ngày 16/2, TS Lê Xuân Rao –Giám đốc Sở KH  - CN Hà Nội cho biết, Hiện sở đang làm văn bản báo cáoUBND Thành phố Hà Nội để cố gắng trong tháng 2, hoặc chậm nhất trongđầu tháng 3 sẽ tổ chức một cuộc họp với thành phần "gọn” hơn cuộc hộithảo vừa tổ chức hôm 15/2 nhằm bàn cụ thể hơn về các giải pháp cứu cụrùa, đặc biệt là quy trình cứu chữa vết thương cho cụ.

Sau đó, sẽ bàn tiếp việccải tạo, nạo vét lòng hồ để giữ môi trường trong lành khi đưa cụ trởlại.

Trong khi đó, các nhà khoa học, nhà quản lý tiếp tục có nhiều ý kiến xungquanh việc cứu chữa cụ rùa, bởi không đơn thuần là “chữa bệnh” cho mộtloài động vật dưới nước mà còn bởi khía cạnh tâm linh. Nhiều ý kiếncho rằng cần tách riêng hai vấn đề mới mong có được giải pháp tốt.

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam cho rằng:“Ai cũng biết cụ rùa gắn với biểu tượng linh thiêng của Hà Hội, nênkhông chỉ Việt Nam mà cả thế giới đều rất quan tâm. Tuy nhiên, cầnphải tách riêng yếu tố tâm linh để các nhà khoa học có thể dựa vàotập tính của một loài động vật và chữa trị”.

Thử nghiệm trên ba ba

Theo TS Lê Xuân Rao cần có những hội thảo tiếp theo cũng như thử nghiệmchữa trên ba ba để biết dùng thuốc như thế nào hay bắt lên ra sao… “Bắt“cụ” rùa lên không khó nhưng bắt như thế nào, đặt ở hồ ao hay đặttrong ảo nổi giữa hồ… vẫn cần phải có những hội thảo tiếp theo đểcó những giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi mong muốn có giải pháp tốiưu vừa được dư luận xã hội đồng tình, vừa khả thi. Những giải phápđưa ra hiện nay mới chỉ mang tính gợi”, TS Rao nói.

Chậm nhất đầu tháng 3, biện pháp cứu cụ rùa ở ở Hồ Gươm phải được thống nhất
KS Nguyễn Văn Thịnh giới thiệu mô hình thiết bị đưa “cụ” rùa lên bờ. (Ảnh BN)

Theo GS Đặng Huy Huỳnh, các nhà quản lý cần phân tích hết các giảipháp và đưa ra quyết định cuối cùng. Hãy tin tưởng rằng, các nhà khoahọc của Việt Nam có thể giải quyết được. Tuy nhiên, phải nhìn “cụ”rùa trên cơ sở các tập tính của một loài động vật. Dựa vào đó đểtìm hiểu căn nguyên, các loại bệnh thường gặp và cách chữa phù hợpnhất, tốt nhất.

TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia về thủy sản rất tự tin và cho rằngbản thân đã từng chữa bệnh (các vết loét) cho cá tầm. Vì vậy ông đãđề nghị áp dụng giải pháp đã được sử dụng cho việc điều trị cácvết loét trên cá tầm để chữa cho “cụ”. “Hiện Việt Nam chưa có mộttrung tâm cứu hộ cho rùa khổng lồ nước ngọt. Do đó quy trình và cácbước chữa trị đi kèm là gì chưa có. Chúng tôi đã thành công khi trịcác vết loét cho cá tầm bởi nhiều tác nhân do va đập, thiếu dinhdưỡng và ảnh hưởng chất lượng nước”, TS Vĩnh nói.

Tuy nhiên GS.TS Lê Trần Bình, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học,Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các giải pháp này nói xa vớithực tiễn hiện nay đang cần làm. “Các nhà quản lý nên khai thác nhiềukiến thức của chuyên gia có kinh nghiệm chữa bệnh cho ba ba (rùa maimềm – cùng họ với “cụ”  rùa)”, GS Bình gợi ý.

Công nghệ mới rước rùa lên bờ trị bệnh

Trong khi các nhà khoa học vẫn còn băn khoăn chưa biết làm thế nào đểđưa cụ rùa lên bờ an toàn, KS Nguyễn Văn Thịnh, Phó giám đốc Công tyTNHH Kỹ thuật – Công nghệ và thương mại HTV đã đưa ra một giải pháptổng thể, trong đó đề xuất một thiết bị chuyên dụng.

Chậm nhất đầu tháng 3, biện pháp cứu cụ rùa ở ở Hồ Gươm phải được thống nhất
Một trong những thiết bị bắt rùa tai đỏ. (Ảnh BN)

Theo KS Thịnh, việc đưa “cụ” rùa lên bờ để chăm sóc, điều trị vếtthương là cần thiết, miễn sao đảm bảo an toàn tối đa cho “cụ” và môitrường trong hồ. Nếu ngại mang “cụ” lên bờ hoặc mang sang hồ khác thìcó thể tạo không gian riêng trong lòng hồ Hoàn Kiếm. “Chúng tôi đãtính toán và thiết kế thiết bị đảm bảo đủ các tiêu chí kỹ thuậtđể “cụ” rùa có thể sống luôn trong đó, tiện cho việc chăm sóc vàđiều trị”, KS Thịnh giới thiệu.

Theo tính toán, thiết bị này giống như một chiếc vợt khổng lồ, đượctính toán chi tiết từ phần đáy, phần thân cũng như gắn các thiết bịlọc, bơm oxy để đảm bảo môi trường tốt nhất. Thiết bị có đường kínhkhoảng 10-15m, phần đáy có túi riêng biệt đường kính khoảng 3m, đủ đểchứa được rùa rồi cẩu lên bờ điều trị vết thương.

GS Bình cũng đề xuất giải pháp trước hết là gắn chíp cho “cụ” rùađể biết vùng nước nào trong hồ Hoàn Kiếm nơi “cụ” thích sống nhất.Trên cơ sở đó sẽ khoanh vùng để làm bể chìm hoặc lồng. Theo GS Bình,các kỹ thuật công nghệ hiện đại ngày nay hoàn toàn có thể làm bểngay tại chỗ. Bể này vẫn đảm bảo sự lưu thông nước trong hồ. Ngoài racòn có thiết bị lọc để nước trong bể sạch hơn so với nước ngoài khuvực hồ với các phễu lọc đa dạng. Như vậy, sẽ đảm bảo được môitrường sống an toàn khi “cụ” rùa dưỡng bệnh.

GS.TSKH Lê Trần Bình, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học: Cần đảm bảo môi trường an toàn và bổ sung dinh dưỡng cho “cụ” rùa

Nói đến một sinh vật già, yếu như “cụ” rùa cần phải tăng cường sức khỏe là rất cần thiết nhưng chưa thấy ai đề cập. Nếu để “cụ” tự săn bắt cũng là tốt, song nếu nuôi nhốt thì cần phải cho ăn. Thức ăn này cần đảm bảo vừa chữa bệnh, vừa cung cấp dinh dưỡng để tăng cường sức lực.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên kỳ ảo 5 ngày hay một tuần có thể chữa khỏi bệnh cho “cụ” vì vết loét quá lớn. Phải điều trị dài dài và mở rộng dần đến khi nào “cụ” khỏi bệnh sẽ phải mở rộng thêm diện tích bể đảm bảo sạch để biến hồ Gươm thành hồ sạch như trong bể nuôi thả “cụ”. Nếu chỉ chữa bệnh rồi thả “cụ” về môi trường nước bẩn thì chỉ ít lâu sau bài toán lại quay trở lại bài toán luẩn quẩn, không biết chuyện gì sẽ xảy ra. 

Chậm nhất đầu tháng 3, biện pháp cứu cụ rùa ở ở Hồ Gươm phải được thống nhất
TS Lê Xuân Rao “sẽ sớm bắt rùa tai đỏ để trả lại môi trường yên bình cho “cụ” rùa. (Ảnh Như Biển)

Ông Timothy McCormack, Chuyên gia Chương trình bảo tồn rùa châu Á: Di chuyển rùa rất có thể dẫn đến tử vong

Cần tiếp tục theo dõi các vết thương của cá thể rùa, việc đưa cá thể rùa ra khỏi hồ để chữa trị nên được coi là giải pháp cuối cùng. Những rủi ro nghiêm trọng của chấn thương mới hoặc tử vong có thể xảy ra nếu di chuyển rùa để điều trị mà không có đủ cơ sở vật chất và chuyên môn thú y.

Trường hợp sức khỏe của rùa ngày càng biểu hiện xấu đi, nên có sự tham gia hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm. Hiện nhóm chuyên gia về rùa mai mềm kích thước lớn và bác sĩ thú y với kinh nghiệm và kỹ năng làm việc về rùa Hoàn Kiếm ở Trung Quốc sẵn sàng đến Việt Nam để giúp đỡ nếu có yêu cầu.

ThS Đặng Gia Tùng, Phó Tổng giám đốc Vườn thú Hà Nội: Nên lấy ý kiến các chuyên gia thú y

Để đảm bảo “cụ” rùa được thăm khám và chữa bệnh kịp thời, các nhà quản lý nên lấy ý kiến các chuyên gia tại Viện Thú y Quốc gia. Kinh nghiệm của Vườn thú Hà Nội cũng từng xử lý các bệnh cho loài thú lớn cho thấy, việc gì cần làm ngay thì phải làm, chưa nói gì đến “cụ” rùa hiện nhiều nước đang quan tâm. Sau đó, phải xử lý ngay môi trường nước trong hồ, bổ sung thêm nước và cải tạo để có khu riêng cho “cụ” rùa phơi nắng.

TS Lê Xuân Rao: Đã hoàn thiện thiết bị bắt rùa tai đỏ

Việc bắt rùa tai đỏ có thể triển khai ngay vì đã có 7 mẫu lồng đang thử nghiệm tại hồ Văn Quán (Hà Nội). Hiện chúng tôi đang thử độ bền, các thao tác treo mồi, bắt rùa khi dính bẫy… Có thể khẳng định, việc bắt rùa tai đỏ tại hồ Hoàn Kiếm là khả thi và có thể thực hiện sớm (khoảng tháng 3/2011). Ngay sau đó chúng tôi sẽ đề xuất với thành phố để nạo vét bùn sớm hơn để làm sạch môi trường nước trong hồ.


Theo Bích Ngọc
Đất Việt