Ông già ngoàibảy mươi, dáng người tầm thước, hồng hào. Khuôn mặt hiền từ với mái tóc bạctrắng lưa thưa. Chiều, ông thường ngồi trên chiếc ghế đá trước ngôi biệtthự.

Ai đi ngang ông cũng cười,chào một cái. Nhiều lần, người con trai đi làm về sớm, bực, gắt: “ Ba ngồigì kỳ, vô nhà ngồi coi truyền hình có hơn không?”. Những lúc đó, ông thủngthẳng đi vô nhưng có chiều không vừa ý. Ông buồn lòng vì biết tỏng thằng conmũ cao áo dài, lên xe xuống ngựa của mình muốn ba vào nhà vì ông ngồi ngoàikhông lẽ lại đóng cổng. Mấy con chó bẹc giê hễ mở cổng là sừng sộ đòi rađường. Rồi lỡ có người lạ vào nhà… Lần khác đứa con gái đã lấy chồng sangchơi, gặp ông ngồi trước nhà cũng gắt: “Ba vô đi. Ngồi đây gió máy. Mà bacũng vô duyên thiệt. Ai đi qua cũng cười, cũng chào. Có quen biết gì đâu?”.

Con bé năm tuổi. Rất kháukhỉnh với khuôn mặt bầu bầu, da trắng. Nó hay mặc cái áo đầm lửng màu hồng.Chiều chiều nó tha thẩn đứng trước nhà ông già. Mấy hôm đầu nó không dám lạigần ông. Chỉ loanh quanh hái mấy bông hoa xuyến chi mọc hoang cạnh tườngrào. Ông già nhìn nó cười, hỏi: “Cháu con ai?”. Nó giật mình, thụt lùi khôngnói. Ông già hỏi tiếp: “ Cháu con ai vậy?”. Con bé ngập ngừng: “ Mẹ cháu làmviệc trong nhà hàng gần đây nè”- nó chỉ về phía quán nhậu mà nó gọi là “nhàhàng”. “Nhà cháu gần đây à?” – ông già hỏi tiếp. “Dạ không, mẹ chỉ đưa cháuđến chơi thôi. Nhà cháu ở đường khác”, con bé trả lời. Cứ thế, hai ông cháuhỏi chuyện về mẹ nó, về lớp học. Mặt ông già có vẻ tươi hơn khi có người nóichuyện cùng. Họ nói chuyện cho đến lúc, mẹ con bé - người phụ nữ ngoài bamươi, gương mặt khá xinh đến gọi: “ Hồng, về con!” thì con bé leo lên yênsau xe đạp của mẹ: “Thưa ông cháu về”. Ông già nói: “ Ừ, ngoan”. Mẹ bé Hồnggật đầu chào ông. Ông lại thấy vui khi có người chào hỏi mình.

Chiều với thinh không...
Ảnh minh họa

Đó là những ngày đầu tiênkhi ông già làm quen với hai mẹ con bé Hồng. Sau bốn buổi chiều bé Hồngtừ trường mầm non tư thục gần đó về chơi với ông già để chờ mẹ từ bốnrưỡi đến sáu giờ chiều. Ông già vẫn ngồi ngoài đường, trước cổng nhàmình. Chiều nay ông bảo: “Cháu ra kia, chỗ đống đá người ta xây cái tòanhà bốn tầng đó, nhặt cho ông mấy vốc đá nhỏ cỡ này này và hai viên đálớn hơn cỡ này này…”, ông già vừa nói, vừa đưa hai ngón tay khoanh tròncho bé Hồng dễ hình dung rồi đưa cho nó cái bọc ni lông. Con bé chạy đi,một lát đem bọc đá chạy về. Trong khi nó đi nhặt đá thì ông vào nhà lấyviên phấn ra kẻ ô một bên đường. Con bé hỏi: “ Làm gì vậy ông?”. Ông giánói: “ Để ông dạy cháu chơi ô ăn quan, hồi xưa còn nhỏ, còn ở quê, ônghay chơi ô ăn quan, chơi đánh trận giả… vui lắm. Giờ ông thấy con nítchẳng biết chơi trò gì. Chỉ toàn học với học”. Ông bày cho bé Hồng đếmrồi đặt năm hòn đá vào một ô, một bên năm ô và một viên đá to hơn mỗi ôđầu tiên mà ông gọi là “ô làng hay ô chủ gì cũng được”. Rồi ông bày chobé Hồng “luật” chơi. Con bé dạ dạ nhưng thực ra là nó chỉ ngồi xem ôngchơi là chính. Mỗi khi ông nhắc, cháu tự cầm đá đi đi nó mới nhón nhéntừng viên đặt vào ô mà ông đưa tay chỉ. Nhưng nó cười thật giòn khi ông“ăn” được “quân” của nó. Tiếng cười giòn tan và ông già cũng cười theo,rung rung cả hai vai. Đến khi ông “ăn” luôn cả ô làng thì con bé cườikhanh khách và nhảy lên, nghiêng ngả bước cả ra đường bảo, sao ông “ăn”hết đá của cháu? Lúc đó, một chiếc xe máy từ trong hẻm phóng ra. Ông giàla lên chạy ra đỡ. Người điều khiển xe thắng gấp nhưng cũng đã đụng phảihai ông cháu. Cả hai đều bị ngã nhưng may mắn chỉ sây xát nhẹ. Mẹ béHồng đang bưng bê thức ăn cho khách trong quán nghe ồn ào thất thần chạyra. Chị ôm con xuýt xoa còn ông già thì rối rít xin lỗi: “Chỉ tại tôichơi với cháu ở ngoài đường. Thôi, từ mai ông cháu mình vào sân chơinhé!”…

Ông già đưa bé Hồng vào nhà chơi. Sau gần một tuần hai ông cháu biếtnhau ông mới đưa nó bước vào cánh cổng sắt cao, kín mít. Ban đầu con bésợ nhưng sau nó háo hức với các thứ cây cảnh, chậu hoa, hồ bơi… Ông giànói: “ Cháu yên tâm, cứ chơi, lát sáu giờ mẹ đến đón. Nhà ông ít người ởlắm. Ông cũng có cháu nhưng chúng lớn rồi, đi học xa cả, ở nước ngoàilận”. Vừa lúc con bé Hồng kịp cầm ly nước lọc ông già đưa cho thì condâu ông về. Người con dâu liếc xéo: “Ba đưa ai vô nhà vậy?”. “À, mẹ conbé làm gần đây. Mấy hôm nay nó vẫn chơi trước cửa nhà mình, con đi làmvề vẫn thấy mà”. “Có thấy ai đâu?” – con dâu ông nói trống không: “Bagiữ trẻ không công cho nó à? Coi chừng nó làm đổ bể hết đồ trong nhà”.Ông già ậm ờ: “ Không sao đâu, nó cũng lớn rồi”. Con trai ông đi làm vềmuộn hơn vợ cũng hỏi ông y chang câu của vợ: “Ba đưa ai vô nhà vậy?”.Chỉ có điều không căn dặn tiếp như vợ mà đi thẳng lên lầu…

Bữa cơm dọn ra. Ông già đi lấy thêm cái chén, nói cháu ăn cơm với ôngnhé. Con bé nhìn hai người lớn còn lại nhưng không thấy ai nói gì. Nónhất định không ăn dù ông già cố nài nỉ. Mẹ nó dặn, đi đâu không được ănuống gì khi người lớn chưa cho phép. Vừa lúc đó, mẹ nó bấm chuông gọi:“Hồng ơi!…”, nó mừng rú chạy nhanh về phía cổng. Ông già ra mở cổng. Mẹnó không ngớt lời: “Cảm ơn bác, cháu cảm ơn bác nhé!”. Ông già cườicười: “ Phục vụ quán nhậu gì mới giờ này đã về?”. “Dạ, vì cháu có connhỏ nên ông chủ cho nghỉ một tiếng, sau đó quay lại. Mà cháu gửi con chochủ nhà trọ, cho nó ăn uống ở đó luôn. Cháu cũng không thể đem nó theolàm ca… à, tăng hai”. Ông già cười độ lượng: “Nói ca cũng được, cứ nhưcông nhân vậy”. Mẹ bé Hồng cười, đạp xe đi.

Rất nhiều buổi chiều sau đó ông già nói cỡ nào bé Hồng cũng không vô nhàchơi. Hai ông cháu lại tha thẩn hết đứng lại ngồi trên ghế đá trước cổngnhà. Thỉnh thoảng, nó nghe ông kể chuyện. Thỉnh thoảng, nó nhổ tóc sâucho ông. Hầu như chiều nào ông cũng cho nó kẹo bánh hay trái lê, tráitáo... Đôi khi, quán nhậu vắng khách, mẹ bé Hồng cũng ra chơi, chuyệntrò cùng hai ông cháu. Mấy lần ông già mời hai mẹ con vào nhà chơi. Bởikhông lẽ cả ba người già trẻ lớn bé cứ đứng nói chuyện trước cổng. Mẹ béHồng không ngớt xuýt xoa: “Nhà đẹp quá, nhà này cháu có ngủ mơ cũngkhông dám nghĩ tới đâu bác ạ”. Thấy bức ảnh gia đình ở phòng khách, chịlại khen: “ Vợ bác hồi trẻ chắc đẹp lắm hén?”. Ông già nói: “ Ừ, bà ấyđi sớm quá chứ không tôi đâu có lủi thủi như bây giờ”. Rồi, như một dịpđể ông kể về quá khứ, ông nói một thôi một hồi chuyện của ngày còn trẻ.Lúc nào cũng thêm vào câu vợ tôi hồi đó, tôi hồi đó, mấy đứa con tôi hồiđó… Kể chuyện mình xong, ông dí dỏm: “À, tôi toàn nói chuyện mình, cònmẹ con cô thì sao?. Mẹ bé Hồng chép miệng: “Chà, chuyện cháu buồn lắm.Lấy chồng một lần rồi, năm năm không có con, nhà chồng chê, bỏ. Gần bamươi tuổi, yêu phải tay không ra gì. Lần này thì cháu có con cũng… bịbỏ. Khổ vậy đó. Nghe đâu người ta đã vợ con đùm đề. Ở nhà điều tiếngquá, chịu không thấu, cháu dắt con đi làm ăn xa. Cũng lông bông. Sau nàymới chuyển lên đây, mới biết bác…”. Ông già chậc lưỡi: “Thằng nào bỏ mẹcon cô thật tệ, thật ngu. Con bé xinh thế này”. Bé Hồng ngước mắt nghechuyện nói chen vào: “Cháu cảm ơn ông. Cháu thích được nghe ai khenxinh”. Ông già xoa đầu nó: “Đã xinh còn ngoan”… Nhiều lần, câu chuyệngiữa ba người đang cao trào thì con ông già đi làm về. Hai mẹ con béHồng len lén chào rồi đi về. Một đôi lần, ông già dúi cho mẹ bé Hồng mấytrăm ngàn bảo đi mua cho con bé mấy bộ đồ đẹp vào. Có cái áo đầm màuhồng cứ mặc hoài. Mẹ bé Hồng không cầm tiền nhưng con bé day day tay mẹ:“Mẹ, con thích mặc áo đẹp, con thích đồ chơi”…

*
* *

Vợ chồng con trai ông già đi du lịch. Trước khi đi, họ hỏi ông có cầnngười giúp việc đến ở trong thời gian họ đi vắng không. Ông già bảo cứđể họ đến nấu nướng, dọn dẹp theo giờ như trước đây. Ông tự lo được. Đólà những ngày ông tự do mời khách của mình vào nhà. Con bé lần đầu tiênđược tắm hồ bơi thích thú reo hò. Thỉnh thoảng mẹ nó cũng vào chơi, nóichuyện phiếm, nấu cho ông mấy món ăn ngon. Con bé còn thích thú hơn bởiđược ở chơi với ông cho đến sau mười giờ đêm đợi mẹ nó làm xong “cahai”. Nó tha hồ coi truyền hình bởi ở phòng trọ nó không có. Đôi lúc nóngủ quên ông bảo mẹ nó để con bé ngủ lại sáng mai đến đón nó đi học.

Con trai đi du lịch về, ông già rụt rè đề nghị: “ Ba tính cho con béHồng ở lại chơi với ba mỗi ngày đến đêm mẹ nó đón về luôn. Hay cho nó ởhẳn với ba. Thấy thương nó quá. Mẹ bỏ vất vưởng đi làm suốt chẳng biếtai dạy dỗ nó. Mà có con bé ở trong nhà ba cũng có người chuyện trò, đỡbuồn”. Con trai ông cằn nhằn: “Ba kỳ ghê. Tự dưng thương vay khóc mướn.Ba thương nó hay thương mẹ nó?”. Ông già nổi nóng: “Thằng mất dạy. Tụibay đi cả ngày. Con trai, con gái, cháu nội ngoại gì cũng lấy cớ bận, cómấy khi vác mặt về thăm. Chỉ mình tao lủi thủi từ khi mẹ chúng màymất…”. Anh con trai vẫn làu bàu: “Ba có biết người như ba bây giờ là…miếng mồi ngon cho bọn tầm vơ đầu đường xó chợ đó không? Mà danh giá gìcho cam, cái đứa tiếp viên quán nhậu…”. Ông già tiếp tục chửi con: “Chamày. tao thương là thương con bé thật lòng. Nó lễ phép, dễ thương. Mớinăm tuổi đã long đong theo mẹ…”. Con trai ông đi lên lầu vẫn thòng lạimột câu: “Thôi ba ơi, miếng mồi nhử đó… Con lạ gì”.

Chủ quán nhậu của mẹ bé Hồng nhận được điện thoại của con trai ông già.“Sao, lâu nay phục vụ người ta nay đi quán cho người ta phục vụ lạichứ?”. Ông chủ quán nhậu được người hàng xóm mũ cao áo dài nay hạ cố mờimình thì mừng húm. Trong bữa nhậu, con trai ông già thảy cục tiền nămtriệu giữa bàn, nói: “Này, ông về bồi thường cho mẹ con con bé tiếp viênquán ông. Tôi không muốn thấy chúng nó ở xóm mình. Ông già tôi muốn dínhvào rồi đó. Tính ông cụ hay thương vay khóc mướn”…

Hai bữa chiều không thấy bé Hồng lảng vảng trước cổng, ông già nóng ruộttưởng con bé bệnh. Ông ít khi thích đến những nơi ồn ào như quán nhậu.Quán gần nhà nhưng ông chưa hề vào một lần nào. Nay ông đành đến tìm mẹcon bé để hỏi thăm về nó. Người bảo vệ nói chị đã nghỉ làm từ hai hômnay. Hỏi mẹ con họ đi đâu anh ta bảo không rõ.

Và, không có bạn, đã nhiều buổi chiều nữa trôi qua ông già ngồi một mìnhvới đất trời, nhìn thinh không, nhìn người qua lại chỉ để cười, chàonhau một tiếng…

Theo Xaluan