Con đường nhỏ rải đá răm ngàytrước, tôi vẫn nhớ đến từng đoạn mấp mô lồi lõm. Hồi còn học với nhau, mỗi thángít nhất cũng một lần tôi cùng Tuệ đèo nhau về quê cậu ấy ở xóm chài dưới thànhphố biển. Bây giờ đường rộng gấp năm sáu lần, trải nhựa phẳng lỳ.
Tôi nói với người lái xe:
- Sắp tới rồi, nơi có cây phượng lão ở đầu đoạn đường đất là chỗ rẽ vào nhà cậuấy đấy...
Chúng tôi đã đến gần trung tâmthành phố mà vẫn không xác định được lối rẽ có con đường đất. Bây giờ, những ngảđường ngang dọc nhà tầng cao, tầng thấp san sát. Tôi cũng chẳng thấy cây phượnggià cỗi nào để định vị nữa. Chúng tôi quay lại con đường rẽ phải đầu tiên. Xedừng trước ngôi nhà ba tầng, bên ngoài thiết kế khá đẹp. Tầng một trưng bày toànhàng điện tử. Tôi xuống xe hỏi thăm cụ ông đang ngồi đọc báo trước thềm.
- Xin lỗi! Ông làm ơn cho cháuhỏi thăm: Nơi đây trước kia có cây phượng già, người ta thường gọi là phượng lãophải không ạ?
- Tại sao anh hỏi cây phượng lão?
- Để cháu xác định đường đến nhàbạn cũ ạ.
- Ngày mở đường cây phượng đã bịchặt rồi.
Nhìn người hỏi đường, ông đoánchắc đã lâu lắm không trở lại nơi này.
- Tôi hỏi khí không phải, anh tìmai, làm nghề gì?
- Anh ấy tên là Tuệ, làm nghềkiến trúc ạ.
- Tôi không biết ông ấy có phảilà bạn anh hay không, chỉ biết ở vùng này có một người với cái tên Ông Cả khắcgỗ. Ông ấy thường thiết kế nhà, kể cả nhà cõi dương lẫn nhà cõi âm cho cả vùngngoại ô này. Ngôi nhà của chúng tôi đây cũng do Ông Cả thiết kế cho đấy.
- Vâng, hy vọng đấy là bạn cháu,vì cậu ấy cũng mê khắc gỗ.
- Thế thì anh đi theo lối này,khoảng hơn một kilômét nữa rẽ trái, cách đường to này khoảng hai mươi mét cóngôi nhà ở giữa khu vườn cây cối xum xuê là nhà Ông Cả đấy.
- Cháu nhớ nhà cậu ấy rẽ phải đivề phía biển…
Thấy tôi băn khoăn, cụ ông giảithích:
- Dưới ấy ngày trước bom bỏ tantác, Ông Cả chuyển ra ngoài này ngay sau khi đi bộ đội về kia mà.
Mừng quá, tôi cảm ơn cụ, vội vãlên xe.
Từ ngày chia tay nhau, chúng tôichưa gặp lại. Không hiểu thằng bạn cùng đỗ vào đại học Kiến trúc một khóa, cùngtrong tốp ca nam nổi tiếng của trường, cùng nhận quyết định vào tuyến lửa mộtngày, và cùng yêu một thiếu nữ xinh nhất phố Hàng Gai thời bấy giờ, hiện naysống ra sao. Bấm độn năm tháng đã xa lắc, nhưng mọi kỷ niệm một thời hiện về vẫnnhư vừa mới đây thôi.
*
…Hôm ấy vừa ở nhà vào trường, tôinhận được thông báo: Tôi và 5 sinh viên nữa được kết nạp Đoàn vào dịp 26 tháng3. Đây là đợt kết nạp cuối của khoa chúng tôi vì chỉ còn mấy tháng nữa đã thilấy bằng tốt nghiệp.
Tôi chạy lên gặp Phi - Bí thư chiđoàn ngay.
- Tại sao Tuệ lại không được kếtnạp? So với tao và những đứa kia nó thua kém gì nào? Thậm chí nó còn học giỏi vànghiêm túc hơn tất cả. Kể cả thằng "già tuổi Đoàn" như mày.
Phi rất ngại phải đối khẩu vớitôi, nhưng lần này thì không thể. Cái mặt ngắn chũn của Phi chảy ra.
- Biết rồi, nhưng trong ban chấphành có ý kiến nhận xét cậu ấy thiếu tính quần chúng, tớ đã nhắc nhở và khuyêncậu ấy nên tranh thủ mấy người kia. Cậu ấy bảo: Tôi không biết sống giả tạo, taybắt mặt mừng vồn vã mà trong lòng rỗng tuếch về nhau thì tránh xa nhau còn hơn.Cậu nghĩ xem, tôi biết làm thế nào.
- Phi ạ, mày thì thừa cái "tínhquần chúng", nhưng lại thiếu cái tình bạn hữu. Tuệ là đứa dám xả thân vì bạn.Mày có còn nhớ hồi nó đến chậm nửa buổi tập quân sự, chỉ vì trên đường đến bãitập gặp thằng Thái đang đau ruột thừa cấp, phải đưa vội vào bệnh viện không? Bácsĩ nói chỉ chậm một chút thôi Thái chưa chắc đã cứu được. Lúc ấy trong người Tuệcó bao nhiêu tiền nó đem nộp viện phí cho Thái hết. Đến khi họp khoa, cậu ấy chỉim lặng nhận khiển trách. Mày là bí thư chi Đoàn, lại là lớp trưởng, ngay lúc ấycũng im lặng nốt. Đến bây giờ là những ngày tháng cuối cùng học với nhau rồi.Mày cũng nhận biết rất rõ tư cách và học lực của Tuệ. Tại sao mày không đấutranh bảo vệ nó.
Phi im lặng nghe nhưng mắt lạinhìn đi chỗ khác.
- Chưa kể mày còn nợ nó. Chắc màykhông quên mùa thi năm ngoái chứ, nếu không có nó giúp thì mày phải nợ lại haimôn. Có thi lại chưa chắc đã ổn.
Phi vẫn im lặng.
- Bây giờ, nếu chưa vào Đoàn, khira trường về một đơn vị nào đó nó lại phải phấn đấu lại từ đầu à? Mày vừa tồivừa hèn Phi ạ.
Phi ngoắt người bỏ đi, chẳng phảnứng cũng chẳng nói lại lời nào. Lúc ấy tôi chỉ muốn dang tay cản Phi lại, túmngực nó tông vào bộ mặt ngắn chũn kia một quả đấm cho hả giận.
Biết tôi vừa định gây gổ với Phichỉ vì vụ kết nạp Đoàn, Tuệ vỗ vai tôi cười:
- Tao còn trẻ, Đoàn lại mãi mãikhông già, lo gì không có dịp tao được tuyên thệ trước cờ Đoàn. Thôi quên đimày.
Vừa nói vừa cười, Tuệ kéo tôi vàothư viện. Tuệ có đôi mắt nâu đen, miệng cười rất tươi, cái miệng cười đôi mắtcũng cười theo, xua tan mọi bực dọc của tôi lúc ấy.
- Tuần này về nhà tao mà đục đẽocho hết mấy tấm gỗ đi, kẻo vài tuần nữa vào thi là không có thời gian đâu.
- Ừ, tao sẽ về.
![]() |
Minh hoạ: Ngô Xuân Khôi. |
Mẹ tôi quý Tuệ như conmình. Lâu không thấy Tuệ về mẹ lại nhắc. Bao giờ có Tuệ mẹ cũng làm thêmmột món gì đó lạ miệng cho cả nhà. Tuệ rất mê khắc gỗ. Mỗi bận về nhàtôi cậu ấy lại ngồi lì trên sân thượng, đục, mài giũa tác phẩm của mình.Tuệ khắc tấm chân dung mẹ tôi trông rất có thần. Bức chân dung ấy tôigìn giữ cẩn thận lắm. Cho đến nay vẫn treo ở vị trí trang trọng nhất nơitôi đang sinh sống. Vào năm học cuối bỗng dưng cậu ấy rất khác. Thỉnhthoảng đôi mắt Tuệ đang nhìn tôi đấy mà lại như dõi tận đâu, xa lắm.Nhất định có điều gì đã luồn lách trong tâm hồn cậu ta rồi. Một hôm vôtình tôi thấy bức phác thảo bằng bút chì của Tuệ. Tuy là phác thảo nhưngtôi đã nhận ra đấy là chân dung Thúy.
Thúy là con gái út của nhà hàngPhú Thịnh ở giữa phố tôi. Nhà hàng Phú Thịnh chuyên buôn bán hàng tơ lụa. Anhtrai nàng là bạn học suốt những năm phổ thông với tôi. Năm Thúy đang học lớpchín, gia đình bị dính vào đợt cải tạo công thương. Sau vận hạn ấy, anh traiThúy đi lao động ở nông trường Sơn La, được nửa năm anh ấy xung phong nhập ngũ.Thúy nghỉ học ở nhà đan len với mẹ. Ngoài thân hình thon thả với những bước đikhoan thai nhẹ nhàng, trời còn phú cho nàng một khuôn mặt thanh tú, cái miệngcười tươi với đôi mắt đen tròn trong suốt. Đôi mắt ấy thường ánh lên những tiasáng sâu thẳm. Có lần mẹ tôi thăm dò ý con trai.
- Cái Thuý đã ngoan lại đẹp. Hìnhnhư mẹ thấy con đã thầm yêu nó, để mẹ đến ngỏ lời với nhà họ nhé.
- Đừng vội mẹ ạ. Con chưa họcxong, lại chưa biết công việc sau này ra sao. Hơn nữa, chuyện ấy để tự chúng conđến với nhau trước đã.
Nói với mẹ như thế nhưng tronglòng tôi đã muốn thổ lộ với Thúy từ lâu rồi. Nhưng nàng hồn nhiên với tôi như emgái với anh trai, không ý tứ như đối với Tuệ. Bức phác thảo chân dung nàng sinhđộng như thế, đủ biết Tuệ yêu Thúy biết nhường nào. Tôi thầm ganh tị ngấm ngầmvới cậu ấy.
*
Sau môn thi cuối cùng, tôi cùngTuệ và mấy đứa bạn nữa tổ chức một cuộc liên hoan chia tay tại sân thượng nhàtôi. Nhất định không thể thiếu nàng. Để nàng tự nhiên nhập cuộc, tôi nói vớiThúy như anh trai giao việc cho em gái:
- Em làm giúp bọn anh món gì nhẹnhàng nhé.
- Vâng! Được ạ.
Tôi đưa Thúy tờ tem phiếu thựcphẩm. Nàng lắc đầu từ chối. Nhìn hai bím đuôi sam ngắn cũn của nàng ngoắt quangoắt lại như cố tình cù vào nỗi thất vọng của tôi. Tình yêu thầm kín trong tôilại ập đến. Nàng không thể đọc được ý nghĩ của tôi nên vẫn tươi cười hồn nhiênnói:
- Anh cất đi, sớm mai em đến cửahàng thực phẩm phố Nhà Thờ mua mỡ phèo, loại này không phải mất tem phiếu đâuanh ạ. Mẹ bạn gái em bán hàng ở đấy mà, thế nào bác ấy cũng chọn cho phần ngonnhất.
Đấy là buổi tối cuối tháng nămkhông thể nào quên. Trên sân thượng không khí càng mát dịu. Nàng cho chúng tôithưởng thức món bánh khoái, đơn giản mà ngon tuyệt. Bột mỳ trộn với bắp cải nonthái chỉ đổ vào lòng chảo láng mỡ nóng già, rồi rắc tép đồng trộn với hành hoalên trên. Thơm ngậy, thật hấp dẫn. Thúy thao tác thoăn thoắt, ánh lửa bếp dầuhắt lên làm đôi má nàng hồng rực. Phía xa xa ngọn đèn đường đầu phố tỏa sáng lấplóa những tán lá xanh non, xanh già dưới bầu trời tím thẫm, tạo cho đêm một màuxanh huyền ảo. Nàng ngồi giữa cái phông thiên nhiên ấy, trông như một bức tranhsơn dầu được bố cục khá chặt chẽ, màu nọ quyện với màu kia thật sinh động. Tôiliếc sang thấy Tuệ như đang chìm vào trong bức tranh thiên tạo ấy.
Đêm liên hoan thật vui, nhưngcũng thật buồn. Chưa đến ngày ra trường nhưng chúng tôi đều nhận thấy đây làbuổi gặp nhau cuối cùng của thời sinh viên. Tuệ cầm cây ghita từ tay tôi. Đôimắt cậu ấy như hút tận xa xăm, khi những ngón tay bật lên từng tiếng bập bùngtrầm bổng. Âm trầm, trầm đến tê dại, âm bổng, bổng đến nhói lòng. Chúng tôi lắnglại, miên man lang thang trong suy tư của riêng mình. Thúy như thức tỉnh tất cả.
- Các anh hát tặng em bài gì đi,bom đạn thế này ai biết một mai sẽ ra sao.
Nàng nói với tất cả nhưng ánh mắtlại nghiêng về phía Tuệ, câu cuối run run đuối dần. Tôi đọc được ý nghĩ của Thúynên nói với Tuệ:
- Để xua tan không khí trầm buồnnày, Tuệ đệm đàn tớ xin hát tặng các cậu và em Thúy bài "Tôi yêu em", nhạc củaSêrêmêchiép, thơ của Puskin.
- Có thế chứ - Không khí ở sânthượng sôi nổi hẳn. Tôi sửa lại tư thế ngồi, gần như đối diện với Tuệ và Thúy.Mọi người thường nói tôi có giọng hát ngọt ngào, pha chút hoang dã của dânDigan. Đêm ấy tôi hát bằng tất cả tình yêu thầm kín của tôi dành cho Thúy. Tôimượn lời của bài ca để nhắn nhủ riêng với nàng.
Bao ngày ôm ấp, trong tôi con timyêu tha thiết
Cuộc đời từ đây xin dâng hiến cảcho em
Ngọn lửa tình yêu ai nhóm bốccháy vút cao
Dù lòng chưa dám nghĩ tới em đãyêu tôi
Mà tình yêu đó đã đốt cháy trongtim tôi rồi
Mang trong tâm tư một tình yêuthầm kín
Tôi cầu cho em…
Sẽ tới với người em mến thương
Và người yêu đó... Có trái timcũng như tôi.
Vừa hát tôi vừa nhìn vào đôi mắtThúy. Nàng cúi xuống trốn cái nhìn của tôi.
*
... Cả khóa Kiến trúc năm ấy cóba sinh viên không được nhận bằng tốt nghiệp, nhưng vẫn có quyết định phân côngcông tác. Một năm sau họ phải về trường thi lại để lấy bằng. Một trong ba ngườiấy có Tuệ. Cuộc đời thật bất công với bạn tôi. Tuệ học giỏi nhất nhì trong khoakia mà. Băn khoăn mãi về kết quả ấy, nhưng tôi cũng đành động viên bạn mình.
- Cậu đừng suy nghĩ nhiều, sangnăm về thi lại sẽ ổn thôi mà.
- Tớ tự an ủi mình và đổ tại cáisố cho nhẹ lòng cậu ạ.
Tuệ vẫn cười. Cười không thànhtiếng. Bàn tay Tuệ bóp chặt tay tôi, không nói thêm lời nào. Nụ cười và cái bắttay ấy cứ ám ảnh tôi mãi.
Tuệ cầm quyết định về Thanh Hóa,tôi về Nghệ An… Mùa thi năm sau Tuệ vẫn không về trường thi lại. Năm 1972 tôinhận được tin Tuệ cũng đã nhập ngũ. Chúng tôi bặt tin nhau từ đấy.
Ba năm sau ngày giải phóng, tôiđang làm nghiên cứu sinh ở Đức bất chợt gặp Thái ở Đông Béclin. Thái là cậu bạnmà Tuệ đưa vào bệnh viện mổ ruột thừa dạo trước. Được ngồi với nhau rất ít thờigian, chúng tôi chỉ nói về Tuệ. Thái kể bằng giọng trầm hẳn xuống.
- Xuất ngũ Tuệ nhất định không vềtrường thi lại. Cậu ấy về quê khắc tranh gỗ tháng tháng chở về Hà Nội ký gửi.
- Thế là uổng công đèn sách mườimấy năm ròng - Tôi thở dài, tiếc cho Tuệ - Còn chuyện gia đình của nó thế nào,cậu có biết không?
Thái xoáy ánh mắt tinh quái vềtôi.
- Cậu không biết thật ư?
- Không.
- Tuệ đã lấy vợ.
- Vợ cùng quê à?
- Không phải cùng quê...
Thái cười khoái chí, thấy tôi nônnóng cậu ấy mới chậm rãi kể tiếp:
- Đấy là cô gái mà cả hai thằngbạn của tớ, họ thương nhau đến hạt gạo cũng sẻ đôi lại cùng chết mê chết mệt ấymà. Nàng đã theo chồng về dưới vùng biển rồi.
Tôi lặng đi giây lát. Sâu thẳmtrong tôi vẫn còn vương vất hình bóng nàng. Thái đẩy về phía tôi một ly rượu.Cậu ấy kéo tôi về với hiện tại:
- Ta nâng ly này mừng cho hạnhphúc của thằng bạn gàn nhất ấy nào.
*
Ngày về nước tôi nhận công tác ởthành phố Hồ Chí Minh. Sau khi tôi cưới vợ, tôi cũng bán nhà vào sống bên chúngtôi từ hồi ấy.
Dịp trở về Hà Nội sau tám nămbiền biệt tin nhau, tôi đã xuống Hải Phòng. Xóm chài hoang tàn, vẫn còn vài hốbom chưa san lấp hết. Tôi hỏi thăm cả buổi, chẳng ai biết Tuệ chuyển về đâu. Vìkhông thể ở lại thêm được nữa, tôi đành bỏ dở cuộc kiếm tìm. Đến đợt này mới lạitrở ra Bắc. Tôi quyết tìm cho ra cậu ấy. Một nửa muốn gặp lại thằng bạn traithân nhất, một nửa cũng muốn gặp lại người tình trong tâm hồn mình ngày xưa.
Đi theo hướng cụ ông ở đầu phốchỉ đường, chúng tôi dừng trước hai cánh cổng gỗ khép hờ, phía trong có ngôi nhàngói cổ giữa lùm cây um tùm. Đánh tiếng không thấy ai trả lời, tôi nói với láixe.
- Đúng ngôi nhà cụ ông ngoài kiachỉ dẫn, nhưng chủ nhà đi vắng. Chúng ta đành ra ngoài quán nước đầu ngõ chờvậy.
Bà chủ quán niềm nở:
- Mời hai chú vào uống nước. Chắchai chú chờ gặp Ông Cả khắc gỗ?
- Vâng ạ.
- Ông Cả đang giúp nhà chùa khắclại mấy mảng hoa văn trên tấm xà dọc bị mối xông.
Ông cụ ngoài kia với bà chủ quánnày đều gọi người khắc gỗ kiêm thiết kế nhà là Ông Cả với sự tôn kính. Tôi hoàinghi không biết có đúng Tuệ không. Vừa rót cốc nước chè xanh còn nóng, bà chủquán lại hỏi:
- Hai chú tìm Ông về việc xây nhàcho mình hay xây nhà cho các cụ?
Tôi chưa kịp trả lời, bà chủ quánđã nhanh nhảu:
- Nhà ở xây theo bản vẽ của Ôngđều được mọi người khen ngợi. Còn xây mộ cho các cụ hay xem hướng xem ngày giờcưới gả cho con cháu thì các chú khỏi lăn tăn đi, Ông đã giỏi lại mát tay. Vẽnhà thì Ông nhận tiền còn vẽ mộ chí và xem ngày giờ Ông chỉ làm phúc thôi.
Không biết có phải đấy là Tuệ haykhông, nhưng cũng thấy hiếu kì về người đàn ông mà bà đang hết lời tán tụng kia.
- Bà có biết Ông Cả trước kia làmviệc ở đâu không ạ?
- Sau chiến tranh mấy năm tôi mớichuyển về ở xóm này, nên chỉ biết từ đấy thôi.
- Bà có thể kể được không ạ?
- Sao lại không, cả vùng này aicũng biết như tôi đã biết. Nên có tội gì với Ông khi kể cho các chú nghe đâu.
- Cháu cảm ơn bà.
- Hồi Ông Cả mới phục viên,chuyên khắc tranh gỗ chở lên Hà Nội…- Nghe đến đây, cốc nước trên tay tôi runrun. "Đúng nó rồi". Nhưng vẫn cố trấn tĩnh chờ bà chủ quán kể tiếp… - Hình nhưkhông bán được mấy. Rồi xin được đi xuất khẩu lao động. Thằng em tôi cũng đichuyến ấy mà. Đúng là cái tài đi với cái tai một vần, từ việc khắc gỗ cả đấy chúạ.
Bà chủ quán này thật khéo dẫnchuyện. Bà mặc cho tôi nôn nóng, cứ nhẩn nha từng câu một:
- Không hiểu cao hứng nghệ thuậtthế nào ông lại khắc chân dung một vị chính khách có tên tuổi của nước ấy...Nghe nói bức chân dung sinh động lắm, ai xem cũng tấm tắc, chỉ tiếc khi nhìnnghiêng, ánh sáng hắt vào trông như vết chém ngang mặt. Chắc khi cây gỗ còn nonđã bị một nhát rìu, đến khi cây lớn dần lên, dẫu chỗ bị chém ấy các thớ gỗ đãcuốn thành vân, nhưng cái bóng của vết rìu vẫn còn. Có người xem bức tranh bảo:"Bỏ đi khắc lại". Nhiều người khác lại bảo: "Tranh nhìn thẳng chứ ai nhìnnghiêng. Cứ gửi tặng…".
Bà chủ quán lại rót cốc nước uốngvài ngụm rồi mới kể tiếp. Bà kể rành rọt như chính bà cũng ở bên cạnh Tuệ độ ấy.
- Bức tranh chưa kịp đến với chủnhân của nó thì người bảo vệ của ông ta đến ban quản lý lao động đòi gặp bằngđược tác giả. Họ nói người khắc bức tranh này có ý xỏ xiên… Nhận thấy sự việc sẽrắc rối, bởi ông trưởng ban quản lý chạm phải thái độ không còn sự kiềm chế củahọ. Ông ấy buộc phải thoái thác, với lý do: "Người công nhân này bị bệnh nặngbuộc phải cho về nước từ tuần trước rồi…".
Bà chủ quán chép miệng thở dài,nhìn chúng tôi tìm sự sẻ chia với câu chuyện bà đang kể.
- Ngay đêm ấy Ông Cả được bố trítheo tàu hàng của Việt Nam về nước. Từ đấy ông ở nhà luôn.
Tôi bất chợt liên tưởng; số phậnTuệ chẳng khác gì tấm gỗ tốt, hoa vân đẹp, nhưng phía dưới lớp hoa vân kia vẫncó một vết sẹo. Dẫu có dùng tài hoa nghệ thuật để dìm nó xuống, nhưng khi ánhsáng rọi vào vẫn thấy rất rõ cái bóng của nó.
Đã quá trưa, tôi thấp thỏm ngóngra đường.
- Các chú thấy cổng có khóakhông?
- Dạ, không khóa.
- Thế thì có người trong nhà đấy.
Chúng tôi bước vào ngôi nhà đượcthiết kế theo kiểu nhà của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. Nhà trên ba gian hai trái,nhà dưới hai gian bếp và kho. Quanh vườn toàn cây lưu niên. Sát cạnh bể nước mưacó cây mít trĩu quả. Ngoài thềm rộng, trong nhà phong quang thoáng đãng khôngbụi bẩn, bàn ghế giường tủ đều trang nhã ngăn nắp. Nhìn lên bàn thờ đặt tại giangiữa, tôi chạm phải ánh mắt của mẹ Tuệ. Lòng tôi bỗng nặng trĩu. Thắp nén nhangtôi vái người mẹ đã thương tôi như con trai mình. Dư vị bữa ăn ngày tôi về xómbiển lần cuối lại ùa về.
Có tiếng mở cổng, tôi chạy ra đónchủ nhà. Trước tôi, người đàn ông nhàu nhĩ vì những nếp nhăn trên khuôn mặt sạmnắng gió. Mái tóc hơi xoăn đã muối tiêu buông dài chấm gáy. Tuệ già hơn tôitưởng nhiều quá. Lặng đi trong tích tắc, hai thằng tôi lao về nhau...
Người thiếu nữ năm xưa khép cổngvào sau chồng mấy bước chân. Nàng thảng thốt đứng sững giữa sân, nghẹn ngào nhìnhai người đàn ông yêu mình vồ lấy nhau, đấm vào ngực nhau thùm thụp cười vángnhà, rồi lại ôm nhau khóc hu hu như trẻ dại…
Truyện ngắn của Nguyễn Thị Ngọc Hà
VNCA